Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tìm hiểu chất liệu gỗ mdf là gì và những tính năng nổi bật của gỗ mdf

Tác giả: Trương Văn Trắc

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 07 năm 2023

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

Các dòng gỗ dùng trong thiết kế luôn là sự lựa chọn tối ưu của các gia chủ bởi chúng đảm bảo tính thẩm mỹ, độ chịu lực và đem đến một không gian nhà ở tự nhiên. Gần đây, chúng ta chứng kiến sự lên ngôi của các dòng gỗ công nghiệp như gỗ mdf thay thế cho các loại gỗ tự nhiên bởi đặc điểm phù hợp với nhu cầu của nhiều người dùng. Nếu bạn còn thắc mắc chất liệu gỗ mdf là gì và tại sao chúng được ưa chuộng rộng rãi, bài viết này sẽ dành cho bạn.

1. Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của gỗ mdf

Ra đời vào khoảng những năm 1960 giữa tâm điểm nạn chặt phá rừng đang ngày càng trầm trọng trên toàn thế giới, gỗ mdf trở thành giải pháp cứu cánh kịp thời cho một lượng lớn gỗ tự nhiên, vốn đóng vai trò rất lớn trong việc giữ ổn định môi trường sống. 

MDF trong chất liệu gỗ MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard, được dịch nghĩa chung là ván sợi mật độ trung bình. Những tấm gỗ MDF đầu tiên ra đời từ một “sự nhầm lẫn” của ngài Mr.Mason tại Mỹ. Khi đó, ông ban đầu chỉ có ý định nghiền các khúc gỗ bỏ đi làm một lớp cách nhiệt. Tuy nhiên, vào một buổi tối, khi ông quên không tắt thiết bị của mình, điều kỳ diệu đã xảy ra. Các thiết bị máy móc của ông đã hoạt động cả đêm, biến các sợi gỗ thành tấm ván ép chịu lực tốt. Những tấm gỗ MDF đầu tiên ra đời và sau đó chúng phát triển rộng rãi ra toàn thế giới.

Sản phẩm gỗ MDF được sử dụng rộng rãi trong ngành kỹ thuật, xây dựng, sản xuất đồ nội thất. Tỷ trọng gỗ trong các sản phẩm gỗ MDF nằm ở mức trung bình. Điều đó cho phép chúng ta có thể tiết kiệm được một khối lượng gỗ khổng lồ cho việc chế tạo ra các sản phẩm với chất lượng và độ bền gần như tương đương.

Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF là gì?

Kích thước tiêu chuẩn của gỗ MDF đó là 1200x2400, cùng với đó là nhiều độ dày tiêu chuẩn khác nhau từ 2.3mm đến 25mm, tùy vào mục đích chế tác hay sử dụng.

2. Gỗ MDF được sản xuất chế tạo như thế nào?

Ván sợi mật độ trung bình (MDF) được sản xuất bằng cách kết hợp các sợi gỗ thô nghiền thành bột với sáp và nhựa. Các loại gỗ tự nhiên, vụn cưa, nhánh cây,... sẽ được nghiền nhỏ bằng máy, tạo thành các sợi gỗ. Sau công đoạn này, các sợi gỗ vẫn còn bị dính một số tạp chất, nhựa, khoáng chất cần rửa trôi. Sau quá trình làm sạch, người chế tác sẽ bắt đầu nung nóng và nén hỗn hợp này để tạo thành các tấm cực kỳ bền và có độ chịu lực cao. 

Là một sản phẩm gỗ công nghiệp, gỗ MDF cần phải đảm bảo được nhiều tiêu chuẩn khác nhau trong công đoạn chế tác. Các tiêu chuẩn khắt khe về nồng độ các chất phụ gia được sử dụng, nhằm đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng

Sản xuất gỗ MDF như thế nào?
Sản xuất gỗ MDF như thế nào?

Trong công đoạn chế tạo sản phẩm gỗ MDF, cần chú ý một trong số những thành phần quan trọng của vật liệu này là sợi gỗ (chiếm 75%), ngoài ra phải đảm bảo chất kết dính là keo formaldehyde ở mức (10-15%) và chất phụ gia chỉ cần nằm trong khoảng 1% như bột độn vô cơ, chất làm cứng gỗ, chất bảo vệ gỗ,...

Tiêu chuẩn về nồng độ formaldehyde cũng sẽ được đánh giá nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm tới tay người tiêu dùng không có một tác dụng phụ gì đối với sức khỏe của họ. Các tiêu chuẩn được áp dụng với nồng độ formaldehyde bao gồm:

- Tiêu chuẩn E2: Được áp dụng cho các sản phẩm có nồng độ formaldehyde cực kỳ cao. Sản phẩm dạng này được gia công sản xuất chủ yếu tại các nước Châu Phi, Đông Nam Á,...

- Tiêu chuẩn E1, E0: Đây là sản phẩm có nồng độ formaldehyde ở mức trung bình, được sản xuất chủ yếu tại các nước Châu Á

- Tiêu chuẩn Carb P2: Đây là sản phẩm gỗ MDF đã được loại bỏ tối đa nồng độ formaldehyde, nhưng vẫn đảm bảo tốt về kết cấu. Loại này thường được đem sang các nước Châu Âu, Mỹ,...

Các tiêu chuẩn được áp dụng cho dòng gỗ MDF
Các tiêu chuẩn được áp dụng cho dòng gỗ MDF

3. Phân loại gỗ MDF

3.1. Phân loại theo đặc điểm tính chất của gỗ MDF

Căn cứ vào tính chất vật lý của vật liệu gỗ MDF, chúng ta có thể phân chia gỗ MDF thành ba loại gồm:

- Gỗ MDF thường

- Gỗ MDF chống cháy

- Gỗ MDF chống ẩm

Phân loại gỗ MDF theo đặc điểm tính chất
Phân loại gỗ MDF theo đặc điểm tính chất

Để nhận biết các loại gỗ MDF trên cũng rất đơn giản. Với dòng gỗ MDF thường, màu sắc của gỗ sẽ là màu tự nhiên. Vật liệu gỗ MDF chống cháy sẽ có màu đỏ. Vật liệu gỗ MDF chống ẩm được thiết kế là màu xanh. Chúng ta hoàn toàn có thể nhìn ra các dấu hiệu trên bằng mắt thường để phân biệt.

3.2. Phân loại theo mục đích sử dụng gỗ MDF

Chúng ta có thể phân loại vật liệu gỗ MDF theo những mục đích sử dụng khác nhau của khách hàng, bao gồm:

- Gỗ MDF dùng trong nhà, với các món đồ nội thất như giường tủ, bàn ghế, kệ sách,...

- Gỗ MDF chống nước, dùng cho các sản phẩm phải thường xuyên để tại nơi ẩm ướt, để ngoài trời

- Gỗ MDF mặt trơn, thường được sử dụng để làm bề mặt sàn nhà

- Gỗ MDF mặt không trơn, dùng để ép lên bên trên các bề mặt trang trí.

Phân loại gỗ MDF theo mục đích sử dụng
Phân loại gỗ MDF theo mục đích sử dụng

4. Gỗ MDF được ứng dụng như thế nào vào đời sống?

Gỗ MDF được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong lĩnh vực thiết kế đồ nội thất cho nhà ở. Với giá thành phải chăng, có thể phát triển nhiều mẫu mã, chất lượng chịu lực và độ bền tốt, gỗ MDF được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn và tin tưởng. Chất liệu này được đánh giá là sự lựa chọn lý tưởng với những gia chủ mong muốn thiết kế một ngôi nhà có tính thẩm mỹ cao, phong cách thiết kế đa dạng và giá cả phải chăng.

Xem thêm: Thiết kế nội thất là gì – những hiểu biết bạn cần nắm rõ

Các sản phẩm đồ nội thất được thiết kế bằng gỗ MDF như giường, tủ, kệ, đều có đầy đủ các chức năng, kiểu dáng phù hợp, có thể chịu nhiệt, chịu nước, tránh ẩm mốc, độ bền cao, phù hợp với mọi không gian trong nhà và ngoài trời. 

Các vách ngăn trong nhà cũng đang dần được thay thế bằng chất liệu gỗ MDF. Các sản phẩm vách ngăn từ gỗ MDF có phong cách đa dạng, từ hiện đại tới cổ điển, từ sinh động đến tối giản. Do đặc tính của gỗ MDF là dễ chế tạo hơn nhiều so với các loại gỗ thường, nên do đó những thiết kế của gỗ MDF sẽ đa dạng hơn về mẫu mã, số lượng và kiểu dáng.

Các loại sàn gỗ MDF cũng được thiết kế với đầy đủ các yếu tố về chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nhìn chung, các loại sàn gỗ MDF có đa dạng màu sắc, khách hàng có thể lựa chọn tùy theo sở thích và mức độ phù hợp đối với không gian nhà ở. Tuy nhiên, một nhược điểm của sàn gỗ MDF đó là khả năng chống nước khá kém, do đó mặt sàn này chỉ nên được sử dụng ở những không gian nội thất trong nhà, tránh những nơi ẩm ướt, thường tiếp xúc với nước. 

Các loại cửa gỗ MDF
Các loại cửa gỗ MDF

Các loại cửa gỗ MDF cũng được ưa chuộng rộng rãi bởi tính năng tốt, chống mối mọt, ẩm mốc, kiểu dáng hiện đại và giá cả phải chăng so với việc sử dụng dòng gỗ tự nhiên. Điểm đặc biệt là độ bền của loại cửa này với tuổi thọ lên tới 10 hoặc 20 năm, phù hợp đối với nhu cầu sử dụng của rất nhiều hộ gia đình.

Chúng ta có thể thấy gỗ MDF có rất nhiều tính năng ưu việt đối với đời sống của con người. Đó là lý do tại sao nhiều người tiêu dùng luôn ưu tiên lựa chọn gỗ MDF cho căn nhà của mình. Hy vọng timviec365 đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn chất liệu gỗ MDF là gì và những đặc điểm nổi bật của loại vật liệu mới này.

Nghề mộc mỹ nghệ - Những thăng trầm của nghề “thổi hồn” vào gỗ

Nghề mộc mỹ nghệ từ bao đời nay đã trở thành một phần trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt. Các nghệ nhân đã thổi hồn vào những khúc gỗ đơn sơ, mộc mạc, để đem đến những sản phẩm lưu giữ giá trị về tinh thần, là minh chứng lịch sử của nhiều thời đại. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu những nét đẹp của nghề mộc mỹ nghệ, bài viết dưới đây là dành cho bạn.

Nghề mộc mỹ nghệ

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý