Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nghề mộc mỹ nghệ - Những thăng trầm của nghề “thổi hồn” vào gỗ

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 10 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Nghề mộc mỹ nghệ là một nghề truyền thống với “chiều dài” phát triển hàng trăm năm tuổi. Trải qua bao thăng trầm, nghề mộc truyền thống đã được truyền lại cho các thế hệ sau này, cùng phát huy và phát triển mạnh mẽ đến tận bây giờ. Và để hiểu rõ hơn về những tinh hoa văn hóa nghề mộc truyền thống này, cùng đọc bài viết dưới đây của timviec365.vn nhé!

1. Giới thiệu chung về nghề mộc mỹ nghệ

1.1. Nghề mộc mỹ nghệ - “thổi hồn” vào những thanh gỗ

Nghề mộc có lẽ đã không còn quá xa lạ với chúng ta trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, nhắc về nghề mộc mỹ nghệ thì chắc hẳn nhiều người còn chưa biết rõ. Đây được biết đến là một nghề truyền thống của Việt Nam, phát triển gắn liền với nền văn hóa của dân tộc.

Nghề mộc mỹ nghệ - “thổi hồn” vào những thanh gỗ
Nghề mộc mỹ nghệ - “thổi hồn” vào những thanh gỗ

Các nghệ nhân mộc mỹ nghệ sử dụng đôi bàn tay khéo léo, đôi mắt thẩm mỹ, năng khiếu về nghệ thuật để tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ độc đáo, đẹp mắt với những hoa văn, họa tiết nổi bật trên các món đồ gỗ như là giường, tủ, bàn ghế, ấm chén, tranh gỗ,... Không giống những sản phẩm gỗ thông thường, làm mộc mỹ nghệ tức là những sản phẩm được tạo ra không chỉ có giá trị vật chất phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của con người mà còn mang những giá trị về thẩm mỹ, tinh thần, thưởng thức nét tinh hoa văn hóa qua những họa tiết, hoa văn đặc sắc.

Trước đây, các nguyên liệu gỗ này đều hoàn toàn là tự nhiên, lấy từ trên rừng về và sử dụng các công cụ, thiết bị tay để đục, tạo thành các mảnh nhỏ và tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, khi công nghệ chế biến gỗ phát triển hơn thì các sản phẩm mộc mỹ nghệ này chủ yếu lại được tạo ra từ ván nhân tạo. Và thông qua việc sử dụng thêm các công cụ, kết hợp đôi bàn tay khéo léo của những người thợ đã mang đến những sản phẩm tuyệt vời nhất, phục vụ cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân Việt Nam và thế giới hiện nay.

1.2. Những khó khăn của nghề mộc mỹ nghệ truyền thống

Mộc truyền thống đã từng phát triển mạnh mẽ ở các làng nghề, là “miếng cơm manh áo” nuôi sống những người dân. Tuy nhiên, có những giai đoạn khó khăn, gian nan ập đến, người dân trở nên khốn khổ, lo lắng khi sự chênh lệch cung – cầu ngày càng lớn. Số lượng đồ gỗ mỹ nghệ được sản xuất quá nhiều mà lại ít người mua, không khí các phiên chợ, sạp bán hàng trong các làng nghề dần thưa thớt.

Những khó khăn của nghề mộc mỹ nghệ truyền thống
Những khó khăn của nghề mộc mỹ nghệ truyền thống

Thực tế, xảy ra những khó khăn như vậy đối với nghề mộc mỹ nghệ đó là do đặc trưng của các dòng sản phẩm mang hoa văn Á Đông, do đó hầu hết chỉ tiêu thụ được ở trong nước và một số quốc gia lân cận trong khu vực. Điều này dẫn đến việc thị trường tiêu thụ bị bó hẹp hơn, sức tiêu thụ cũng ngày càng thấp. Không chỉ vậy, sự suy thoái về kinh tế của thị trường trong nước cũng khiến cho nhu cầu của người dân giảm đi. Và đây cũng chính là một trong số những nguyên nhân gây ra sự trì trệ của nghề mộc mỹ nghệ. Ngay cả những làng nghề nổi tiếng bậc nhất về mộc mỹ nghệ giai đoạn suy thoái đó cũng không thể phát triển được như là Đồng Kỵ, Canh Nậu, Chàng Sơn,...

1.3. Khởi sắc nghề mộc mỹ nghệ tại Việt Nam

Trải qua những khó khăn, thăng trầm, nghề mộc mỹ nghệ trong nhiều năm gần đây lại có sự khởi sắc và phát triển khá mạnh tại các làng nghề. Với quyết tâm giữ lấy nghề truyền thống của làng cũng như của dân tộc, nhiều nghệ nhân, chủ xưởng sản xuất gỗ mỹ nghệ đã không ngại khó khăn, dày công tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường, cập nhật xu hướng và áp dụng công nghệ vào sản xuất, cho ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật, giá trị văn hóa cao.

Khởi sắc nghề mộc mỹ nghệ tại Việt Nam
Khởi sắc nghề mộc mỹ nghệ tại Việt Nam

Chính điều này đã khiến cho những sản phẩm thu hút được đông đảo sự quan tâm không chỉ bởi người Việt Nam mà còn cả những du khách từ nước ngoài. Đó là những hoa văn, họa tiết hiện đại kết hợp truyền thống, mang hơi hướng Á Đông nhưng lại vô cùng sáng tạo, mang đến các tác phẩm tranh gỗ, vật dụng hàng ngày hay cả quà lưu niệm đầy hấp dẫn, tinh xảo. Hơn nữa, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu về cái đẹp cũng lớn thì các sản phẩm này không chỉ dừng lại ở việc phục vụ đời sống hàng ngày mà con mang nét đẹp về nghệ thuật độc đáo, trở thành thú chơi cũng như niềm đam mê của nhiều người.

Cũng bởi những thay đổi lớn đó, nghề mộc mỹ nghệ tại các làng nghề Việt Nam lại trở về với thời hoàng kim, khởi sắc và vươn lên mạnh mẽ, phát triển không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra ngoài quốc tế, mở ra cơ hội việc làm vô cùng lớn cho người lao động phổ thông tại các làng, xã hiện nay.

Việc làm thợ mộc

2. Quy trình làm mộc mỹ nghệ như thế nào?

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất

Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất
Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất

Công đoạn đầu tiên để có thể tạo ra được những sản phẩm mộc mỹ nghệ hoàn hảo nhất đó chính là cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Chủ yếu nguyên liệu ở đây là gỗ tự nhiên được lấy từ trên rừng, chế biến và lựa chọn cẩn thận, kỹ lưỡng như là gỗ đinh, lim, táu, lát, sến hay mun,...

Tuy nhiên, hiện nay việc tìm kiếm các loại gỗ tự nhiên này khá là khó bởi tình trạng đốt, cháy rừng xảy ra khá nhiều, do đó, nhiều làng nghề phải sử dụng các loại gỗ như là hương, trắc, gụ,... được nhập bởi các lái buôn mang về bán ở các chợ mộc.

2.2. Các dụng cần thiết phục vụ sản xuất

Tiếp đến, những người thợ sẽ phải chuẩn bị công cụ cần thiết để tiến hành sản xuất như là:

- Cưa (thường có cưa xẻ, cưa con, con cò, cưa dọc, cưa vanh).

- Đục (thường sử dụng các loại đục xén – đục bạt, đục vuông cờ,...).

- Bào (bào thẩm, bào ngang, bào héo, bào soi, bào cọ, bào khẩu, bào rãnh, bào toán, bào nhỡ).

- Đục móng (gồm có đục móng hũm, đục móng thói, đục móng doãng,...).

- Chàng (bao gồm có chàng cân, chàng tách, chàng lệch, chàng tỉa).

Các dụng cần thiết phục vụ sản xuất
Các dụng cần thiết phục vụ sản xuất

- Nạo (bao gồm nạo dọc, nạo ngang, nạo chếch, nạo héo).

- Búa (gồm có búa con, búa bổ đinh, búa tạ).

- Thước đo (gồm thước thẳng, thước chữ đinh, thước vuông).

- Ngoài ra còn cần đến rất nhiều dụng cụ khác như là ga xẻ, dùi đục, dây lấy mực (ống mực), cầu bào, vồ (sâm), đá mài, rìu,...

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngày nay, rất nhiều các công cụ, máy móc được sử dụng trong quá trình làm mộc mỹ nghệ thay cho các dụng cụ thủ công như là máy xẻ CD, máy cưa, máy bào, máy soi, máy khoan, làm nhẵn, đục lỗ,... Do đó, quy trình thực hiện làm đồ gỗ mỹ nghệ cũng trở nên chuyên nghiệp và nhanh chóng hơn rất nhiều so với trước kia.

2.3. Quy trình sản xuất các sản phẩm mộc mỹ nghệ

Để có thể sản xuất ra các sản phẩm mộc mỹ nghệ, người thợ phải trải qua khá nhiều các công đoạn khác nhau như sau:

- Đầu tiên, những người thợ cả sẽ phải đưa ra các ý tưởng cho sản phẩm mình chuẩn bị sản xuất và trình bày ý tưởng đó ra thành các bản vẽ mẫu trên giấy.

- Tiếp đó, lựa chọn ra loại gỗ phù hợp nhất, thể hiện được hết ý tưởng về tác phẩm của mình, tiến hành lấy mực rồi cho thợ xẻ ra thành từng tấm gỗ nhỏ, có kích thước, độ dày mỏng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng.

- Sau đó, thợ cả sẽ giao cho thợ ngang pha gỗ để thực hiện các công đoạn như là cưa, cắt, đục và bào, lắp các ghá để hình thành nên dáng ban đầu của sản phẩm. Ví dụ như tạo ra hình dáng của cái tủ, cái giường hay bộ bàn ghế,... Còn nếu như các sản phẩm có bộ phận cần chạm khắc các hoa văn, họa tiết thì cũng sẽ giao cho thợ chạm khắc để họ tiến hành luôn lúc đó.

Quy trình sản xuất các sản phẩm mộc mỹ nghệ
Quy trình sản xuất các sản phẩm mộc mỹ nghệ

-  Thợ ngang và thợ chạm khắc sẽ cần phải phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để lắp ráp, hoàn thiện các công đoạn sản xuất sản phẩm như là bào lau, nạo nhẵn, lu những phần bị cong, những chỗ gấp khúc, gắn cố định các phần lại bằng keo, sơn,...

- Cuối cùng, những người thợ sẽ phải bàn giao lại cho thợ nguội để họ thực hiện các công việc làm đẹp cho sản phẩm như là đánh giấy giáp, đánh bóng, vecni, phun sơn,... và đưa đi bọc, gói kỹ càng, vận chuyển đến các cơ sở kinh doanh, khách hàng hay xuất khẩu ra nước ngoài.

Trong toàn bộ các công đoạn trên thì nhiệm vụ của người thợ ngang là tạo ra hình sáng sản phẩm chỉ mang tính cứng nhắc, theo khuôn sẵn. Còn với những người thợ làm chạm khắc thì lại đòi hỏi về tính nghệ thuật, thẩm mỹ để có thể tạo ra được những họa tiết, hoa văn đẹp và độc đáo nhất. Và riêng đối với công việc của người thợ chạm cũng cần phải trải qua khá nhiều công đoạn như là đưa ra ý tưởng, phác thảo trên giấy, tiến hành chạm khắc trên gỗ,... Các nét chạm khắc này có đạt được độ tinh xảo, xuất sắc hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm của những người thợ.

Đơn xin việc

Làm mộc mỹ nghệ cần trải qua nhiều công đoạn
Làm mộc mỹ nghệcần trải qua nhiều công đoạn

3. Để trở thành thợ mộc mỹ nghệ, cần đáp ứng những kỹ năng nào?

Trở thành một người thợ mộc không khó, tuy nhiên, để đạt trình độ giỏi và chuyên nghiệp với nghề mộc mỹ nghệ thì không phải ai cũng làm được. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn liên quan đến kỹ thuật đục, đẽo, chạm khắc,... thì người thợ mộc mỹ nghệ còn cần có những kỹ năng, tố chất như sau:

- Sự sáng tạo và thẩm mỹ cao: Nghề mộc mỹ nghệ cần phải tạo ra được những sản phẩm vừa mới lạ, vừa đẹp mắt để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người. Do đó, nghề này đòi hỏi những người thợ, nghệ nhân mộc mỹ nghệ cần phải có đầu có sáng tạo, khả năng tư duy để đưa ra được những ý tưởng độc đáo, hấp dẫn nhất. Bên cạnh đó, mắt thẩm mỹ cao cũng là điều cần thiết để có thể đưa ý tưởng đó vào trong các “tác phẩm nghệ thuật” thực tế, thổi hồn vào những thanh gỗ và mang đến các sản phẩm đẹp nhất.

- Làm nghề mộc mỹ nghệ cần phải có sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết bởi có những công đoạn hình thành dáng sản phẩm, chạm khắc hoa văn hay đánh bóng, hoàn thiện sẽ cần hết sức chú ý từng chi tiết nhỏ, nếu không sẽ khó có thể tạo nên được sản phẩm hoàn hảo, hình dáng có thể bị lệch, hoa văn có thể bị đứt, hãy, đánh bóng sản phẩm không đúng kỹ thuật cũng có thể gây ra các lỗi,... Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc cần phải có ở người thợ mộc mỹ nghệ.

Để trở thành thợ mộc mỹ nghệ, cần đáp ứng những kỹ năng nào
Để trở thành thợ mộc mỹ nghệ, cần đáp ứng những kỹ năng nào?

- Sự khéo léo của đôi bàn tay chắc chắn là một tố chất, kỹ năng không thể thiếu khi làm nghề này. Bởi mộc mỹ nghệ không chỉ là tạo nên các sản phẩm thông thường mà còn mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao. Do đó, những người thợ cần phải hết sức khéo léo từng công đoạn, kết hợp với sự cẩn thận, uyển chuyển trong từng chi tiết, mang đến các sản phẩm hoàn hảo nhất.

- Ngoài ra, việc làm mộc mỹ nghệ cũng khá vất vả, môi trường nhiều nguy hiểm khi thường xuyên tiếp xúc với các loại máy móc, bụi bẩn, do đó đòi hỏi người thợ cần có sức khỏe tốt, có khả năng làm việc nhiều giờ liên tục, chịu được áp lực,...

Việc làm Lao động phổ thông tại Hà Nội

4. Một số làng nghề mộc mỹ nghệ nổi tiếng hiện nay

Tìm kiếm một làng nghề mộc mỹ nghệ hiện nay tại Việt Nam không còn quá khó khăn khi nghề này đang ngày càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ tại khắp các tỉnh thành. Do đó, nếu bạn đọc, khách hàng có nhu cầu khám phá, tìm hiểu về các làng nghề này thì có thể ghé thăm các địa điểm dưới đây:

Một số làng nghề mộc mỹ nghệ nổi tiếng hiện nay
Một số làng nghề mộc mỹ nghệ nổi tiếng hiện nay

- Làng nghề mộc mỹ nghệ Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội)

- Làng nghề mộc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội)

- Làng nghề mộc mỹ nghệ Canh Nậu (huyện Thạch Thất, Hà Nội)

- Làng nghề mộc mỹ nghệ Chanh Thôn (xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội)

- Làng nghề mộc mỹ nghệ Thượng Mạo (Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội)

- Làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh)

-...

Nghề mộc mỹ nghệ trải qua bao thăng trầm, gian nan, vất vả, vẫn luôn giữ được “hơi thở” trong nét truyền thống dân tộc, tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh mẽ đến tận ngày nay. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu về những giá trị văn hóa làng nghề mộc mỹ nghệ của dân tộc Việt Nam cùng sự trường tồn, phát triển của nghề.

Tìm việc làm

Và nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm cho mình một công việc mộc mỹ nghệ, hãy cùng tham khảo file mô tả công việc dưới đây và thử sức với nghề truyền thống này nhé!

MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỢ MỘC MỸ NGHỆ.doc

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý