Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Top 8 lỗi hay mắc phải khi viết CV xin việc

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 03 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

CV cơ bản là thứ đại diện cho bạn để cạnh tranh với rất nhiều đối thủ mục đích dành lấy một cơ hội việc làm nào đó. CV không có một công thức nhất định, không có một đáp số duy nhất như cách chúng ta giải toán mà nó phụ thuộc vào nền văn hóa riêng của mỗi doanh nghiệp. Nhưng tuyệt nhiên có những yếu tố thuộc các lỗi hay mắc phải khi viết CV xin việc mà tất cả các nhà tuyển dụng đều không chấp nhận. Đó là gì?

Tôi là một người thích sự màu mè, bạn bè tôi cũng thích những đồ xanh, đỏ, tím, vàng của tôi. Câu chuyện cũng chẳng có gì để kể, đến khi tôi ra trường và đi xin việc. Những bản CV xin việc mà tôi gửi đến các nhà tuyển dụng do chưa biết cách hoàn thiện nên đã bị loại ngay từ vòng gửi xe. Từ những lần thất bại tôi đã rút ra được những kinh nghiệm và đã thành công hơn trong những lần viết CV tiếp theo.
Sau đây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn top 8 lỗi hay mắc phải khi viết CV xin việc.

1. Viết "sai chính tả"

Tất tần tật những vấn đề như sai chính tả, sai ngữ pháp, viết sai tên công ty,… là những chuyện không thể chấp nhận được. Điều này thể hiện rằng bạn không đầu tư cho CV của mình, đồng nghĩa với việc bạn không thật sự đặt nhiều tâm huyết vào vị trí việc làm mà mình đang ứng tuyển. Ngoài ra, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là người cẩu thả, thiếu tỉ mỉ, bất cẩn nữa đó vì rõ ràng con nít còn viết đúng, huống chi là một người đã đi làm phải không nào? Do đó hãy kiểm tra kỹ lỗi chính tả trong CV của mình nha! Không những thế, sai lỗi chính tả còn là một trong những điều cần tránh trong CV và không được phép sai cho dù bạn trình bày trong bất kỳ giấy tờ nào khác trong bộ hồ sơ xin việc, sơ yếu lý lịch...

Trường hợp bạn cần ứng tuyển những vị trí đòi hỏi bạn phải download cv tiếng anh để làm hồ sơ ứng tuyển bằng tiếng anh, ngoài việc bạn cần cẩn thận tỉ mỉ trong từng câu chữ mình viết ra bạn cần thêm những thông tin được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Đừng lo các mẫu CV xin việc tiếng Anh tại Timviec365.vn sẽ giúp bạn làm điều đó dễ dàng nhất. Bạn sẽ không còn lo lắng không biết CV của mình đẹp hay không. Việc còn lại là làm tốt "công tác" hoàn thiện bản cv đó. Và nhớ tránh các lỗi sai chính tả trong CV thường gặp đấy nhé!

2. Font chữ rối mắt, nhiều màu

Nhiều người nghĩ rằng, để CV của mình không bị chìm giữa một rừng cv và hồ sơ xin việc của các đối thủ thì cách hay nhất là trang trí nó thật đẹp và bắt mắt. Tuy nhiên, đôi lúc “quá” đầu tư lại phản tác dụng. Đối với bạn, thiết kế vậy là đẹp nhưng đối với nhà tuyển dụng thì có khi lại là một thảm họa. Vì vậy, hãy đơn giản mọi thứ và nói lời tạm biệt với những font chữ khó đọc như Comic sans, màu chữ xanh đỏ tím vàng lẫn lộn, hay trang trí khung CV ngập tràn hoa lá. Có một chút chia sẻ nhở với bạn, những CV kết hợp nhiều màu sắc sẽ phù hợp với những vị trí ứng tuyển như: Thiết kế thời trang, đồ họa.... những vị trí như thế đòi hỏi sự sáng tạo rất cao, và nhiều thành phố cũng đang thiếu nhân sự ở những vị trí như vây. Tuy nhiên khi viết CV thiết kế đồ họa hay thời trang bạn cũng không nên quá lạm dụng font chữ khiến nhà tuyển dụng rối mắt nhé. 

Tham khảo thêm: Phông chữ trong CV - Font chữ nên và tránh sử dụng trong CV

3. CV diễn đạt quá dài

Tôi đã từng đi phỏng vấn, nội dung trong CV tôi viết khá dài và đầy đủ thông tin. Nhưng lại không được nhà tuyển dụng đánh giá cao và tôi nhận được câu đáp lại rất hóm hỉnh." CV nào cũng dài 3-4 trang giấy chắc xong đợt tuyển dụng, mắt tôi có thể sẽ tăng ít nhất 3 độ…”
Đừng nghĩ rằng một CV dài là tốt, thật ra, “ngắn nhưng chất” mới là điều mà bạn nên hướng tới khi muốn CV của mình nhận được sự “quan tâm đặc biệt” của nhà tuyển dụng, bạn chỉ nên in CV 1 mặt hay 2 mặt thôi. Nếu bạn là người đã đi làm hơn 5 năm và sở hữu một danh sách công việc, kinh nghiệm “khủng” thì bạn chỉ cần ghi ra những thông tin nổi bật giúp ích cho công việc của mình.

Xem thêm: Những nội dung gây nhàm chán trong CV ứng viên cần tránh

4. Địa chỉ email rườm rà

Congchuabongbong@gmail.com ư? Ôi, công việc này chỉ dành cho những người thực tế và đã trưởng thành!
Đọc những địa chỉ e-mail này mà Vui Vẻ bỗng nhớ lại hồi còn học cấp 2 hay dùng nickname “chất chất” để “chat chit” với bạn bè quá đi! Tương tự, nhà tuyển dụng cũng sẽ có những hồi tưởng như Vui Vẻ vậy đó, nhưng đáng buồn là họ sẽ mất thiện cảm với ứng viên vì nghĩ rằng ứng viên thiếu chuyên nghiệp, chưa trưởng thành. Vậy nên hãy tạo cho mình một tài khoản mail “đàng hoàng” trước khi gửi CV cho bất kì công ty nào nha!

5. Thiếu thông tin thiết yếu

Một điều sai lầm của bạn đó là thiếu địa chỉ email và số điện thoại trong CV. Đây được coi là sợi chỉ để giúp bạn và nhà tuyển dụng gắn kết gần với nhau hơn. Bạn cần biết cách sắp xếp thông tin trong CV sao cho chuẩn nhất và hiểu được thông tin nào nhà tuyển dụng muốn thấy trong cv xin việc, đồng thời bố trí viết thông tin thêm trong CV để nhà tuyển dụng phải "ghi nhớ". Đây là một thông tin rất nhỏ những rất quan trọng, bạn cần chú ý nhá!

6. Đánh bóng bản thân quá mức

Với khả năng phân biệt về nhân sự, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không dễ dàng bị lừa bởi một bản CV không chân thực của ứng viên đâu. Do đó, hãy tự tin và trung thực khi tự giới thiệu về bản thân. Bởi vì ngoài kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng, họ có nhiều cách khác để xác minh thông tin như liên hệ với công ty cũ của bạn, phỏng vấn trực tiếp và kiểm tra hồ sơ ứng viên,...

Đừng có suy nghĩ thổi phồng CV xin việc bởi nhiều khi đánh bóng bản thân quá cao sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn đấy.

7. CV thiếu những từ khóa

Bạn biết không, nhà tuyển dụng chỉ bỏ ra từ 6-18 giây để “đọc lướt” mỗi CV, do đó, họ chỉ tìm kiếm những từ khóa thể hiện được khả năng, tố chất của ứng viên sao cho phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng. Vì vậy, đừng tốn thời gian viết dài, hãy tập trung vào từ khóa. Dù bạn sử dụng các CV bằng tiếng Anh hay tiếng Việt thì từ khóa liên quan đến công việc ứng tuyển là điều cần thiết giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Nhung diem tru tu nha tuyen dung qua CV

8. Đừng quên bỏ qua những công việc bạn đã làm

Liệt kê những công việc mà bạn đã làm trước đây để thể hiện rằng mình đã có kinh nghiệm làm việc là điều nên làm. Những kinh nghiệm làm việc trong CV này sẽ là những thông tin thuyết phục nhất. Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi phỏng vấn xong đơn thuần bạn chỉ liệt kê vài thành tích nhỏ thì sẽ không chinh phục được nhà tuyển dụng đâu. Hãy tập trung nói về những thành quả lớn.
Ví dụ, trong phần kinh nghiệm, thay vì chỉ ghi “Nhân viên viết nội dung”, hãy thêm chú thích như: Phát triển được khả năng diễn đạt ngôn từ, học được kỹ năng chắt lọc thông tin, đảm bảo deadline, chịu được áp lực công việc.

Trên đây là những chia sẻ về top các lỗi hay mắc phải khi viết CV xin việc, hi vọng sau bài này CV của các bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Sau bài viết này thì chắc chắn bạn đã biết được cách tạo một CV xin việc hoàn hảo rồi đúng không? Vậy thì hãy nhanh chóng nộp CV ngay nhé. Rất nhiều tin tuyển dụng vẫn chờ bạn ứng tuyển đấy.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý