<p>Năm 1963 Ông Trần Thành, một nhà tư sản người Hoa, sáng lập Thiên Hương Công Ty S.A.R.L, Ông cho xây dựng trụ sở tại 118 Hải Thượng Lãn Ông - Chợ Lớn ( Nay là Q.5- TP Hồ Chí Minh), cũng trong năm này Ông tiến hành xây dựng nhà xưởng sản xuất bột ngọt “VỊ HƯƠNG TỐ” tại đia chỉÂ Hương lộ 9, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn và năm 1964 xưởng sản xuất bắt đầu đi vào hoạt động. Thiên Hương Công Ty S.A.R.L có quy mô sản xuất bột ngọt thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ với nhãn hiệu “BỘT NGỌT VỊ HƯƠNG TỐ” và mì ăn liền với nhãn hiệu “MÌ VỊ HƯƠNG”. Bột ngọt “Vị Hương Tố” và mì “Vị Hương” là sản phẩm nổi tiếng của Thiên Hương Công Ty xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ 20, là một trong những nét văn hóa ẩm thực miền Nam Việt Nam và vùng Đông Nam Á thời bấy giờ. Đến nay mì ăn liền “VỊ HƯƠNG” được coi là một trong những sản phẩm lâu đời, danh tiếng đồng hành cùng người tiêu dùng trong nhiều thập kỷ qua. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, người dân Miền Bắc lần đầu tiên ngỡ ngàng thưởng thức món mì ăn liền khoái khẩu, tiện dụng chính là mì “Vị Hương”. Ngày 10 tháng 11 năm 1977 Bộ Lương thực Thực phẩm quyết định chuyển Công ty thành xí nghiệp Quốc doanh và đổi tên từ Thiên Hương Công ty thành Nhà máy Bột ngọt Thiên Hương. Sau đó nhà nước thành lập Công ty Bột ngọt Miền Nam rồi đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp (XNLH) Bột ngọt – Mì ăn liền, lấy trụ sở chính của Thiên Hương Công Ty S.A.R.L tại số 118 -120 Hải Thượng Lãn Ông làm Văn phòng của XNLH Bột ngọt – Mì ăn liền, quản lý trực tiếp các xí nghiệp thành viên gồm: - Nhà máy Bột ngọt Thiên Hương (VỊ HƯƠNG) - Nhà máy Bột ngọt Tân Bình (VIFON) - Nhà máy Bột ngọt Biên Hòa - Nhà máy Mì ăn liền Bình Tây - Nhà máy mì Samhoa - Nhà máy Muối Bình Triệu - Nhà máy chế biến nguyên liệu Khởi Vinh -Nhà máy Bánh kẹo Phú Định Trong đó Nhà máy bột ngọt Thiên Hương là thành viên lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, thực hiện nhiệm vụ chính của XNLH do Bộ Lương thực Thực phẩm giao, đồng thời hổ trợ toàn bộ các nhà máy thành viên của XNLH Bột ngọt –Mì ăn liền . Đến năm 1992, XNLH Bột ngọt - Mì ăn liền giải thể, các Nhà máy thành viên do Bộ Công Nghiệp nhẹ quản lý. Ngày 14 tháng 11 năm 1992, Nhà máy Bột ngọt Thiên Hương đổi tên thành Nhà máy Thực phẩm Thiên Hương. Ngày 01 tháng 9 năm 1995, Bộ Công nghiệp nhẹ có Quyết định số: 1217 / QĐ-TCLĐ đổi tên Nhà máy thực phẩm Thiên Hương thành Công ty thực phẩm Thiên Hương. Ngày 11 tháng 7 năm 2000, Thủ tướng Chính Phủ có Quyết định số: 82 / 2000 / QĐ –TTg về việc chuyển Công ty Thực phẩm Thiên Hương thành Công ty cổ phần, đổi tên thành Công ty cổ phần Thực Phẩm Thiên Hương ( Thiên Hương Food Joint Stock Company-TFC) cho đến nay. Trụ sở chính tại đia chỉÂÂÂ Hương lộ 9, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn (nay là số 1 Lê Đức Thọ- P. Tân Thới Hiệp- Q12, TP Hồ Chí Minh). II. Quá trình phát triển Giai đoạn 1965-1971 là giai đoạn khởi nghiệp và định hình sản phẩm, Thiên Hương Công Ty S.A.R.L sản xuất chủ yếu là bột ngọt cung cấp cho cả miền Nam và các nước Đông Nam Á với nhãn hiệu”Vị Hương Tố”,. Đến năm 1972 Công ty đầu tư 2 dây chuyền sản xuất Mì ăn liền (một trong những Công ty đầu tiên ở Việt Nam sản xuất Mì ăn liền) nhãn hiệu “Vị Hương”. Từ đó đến nay nhãn hiệu mì “Vị Hương” luôn được người tiêu dùng nồng nhiệt chào đón. Năm 1979-1980 Công ty đầu tư sản xuất thêm 2 sản phẩm mới là nước tương và bột canh nhãn hiệu“Thiên Hương” Năm 1994-1995, giai đoạn khởi sắc sản phẩm của TFC với nhiều chủng loại mới ra đời mang nhãn hiệu “Vị Hương” như: Cháo Gà; Cháo Tôm; Cháo Thập cẩm; Tương ớt; Đậu phộng chiên cốt dừa, đã được bán rộng rãi trên thị trường. Năm 2002 TFC chủ trương mở rộng và phát triển sản xuất. Công ty xây dựng thêm Nhà máy chuyên sản xuất mì ăn liền, Cháo ăn liền, Bột canh và Bánh Snack tại Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên (Khu Công nghiệp Phố Nối ), đồng thời thành lập Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương – Nhà máy phía Bắc, sau đó đổi thành Công ty TNHH Thực Phẩm Thiên Hương phía Bắc. Cũng trong năm 2002 TFC nhập dây chuyền và công nghệ của Nhật Bản để sản xuất bánh snack nhãn hiệu NEKO tại trụ sở chính ở TP. Hồ Chí Minh. Năm 2010 TFC đầu tư dây chuyền sản xuất các sản phẩm ăn liền chế biến từ gạo như Bún, Phở, Hủ Tiếu với nhãn hiệu “Như Ý”, “Sao Việt” . . . Dù mới tham gia thị trường nhưng sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận. Trong năm 2013 TFC tiếp tục đầu tư dây chuyền thứ hai sản xuất các sản phẩm từ gạo. Các sản phẩm mì ăn liền, phở ăn liền, hủ tiếu ăn liền, bún ăn liền, cháo ăn liền, bột canh, bánh snack mang các nhãn hiệu “Vị Hương”, “Như Ý”, “Sao Việt”, “NeKo”,”Top Tep” “Metit” . . . đã có mặt hầu khắp thị trường Bắc-Nam, trong các siêu thị và chợ lớn, trở nên thân quen với người tiêu dùng. Sản phẩm Chất lượng cao, an toàn thực phẩm với hình thức và chủng loại phong phú, sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, TFC đã khẳng định được đẳng cấp sản phẩm và thị phần của mình ở thị trường trong nước, tự hào là một trong những nhà sản xuất cung cấp thực phẩm ăn liền đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam. Liên tục trong hơn 10 năm qua, các sản phẩm của TFC luôn được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Tạo dựng một vị thế vững chắc đối với người tiêu dùng trong nước, TFC bước tiếp hành trình chinh phục người tiêu dùng ngoài nước. Các sản phẩm của TFC đã thâm nhập mạnh mẽ các thị trường Cộng Hòa Liên Ban Đức, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Hungaria, Bungaria, Hà Lan, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Kenya . . .</p>