Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 06 năm 2024
Với mỗi công ty việc tuyển được một kế toán giỏi thực sự rất quan trọng. Nhưng với mỗi vị trí khác nhau lại có những kế toán khác nhau. Điển hình như kế toán công nợ chính là một ví dụ. Vậy với một người học hoặc không phải trong lĩnh vực kế toán nhưng muốn tìm hiểu thì phải làm như thế nào để có thể biết được về kế toán công nợ. Bằng những tổng hợp dưới đây tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về mô tả công việc kế toán công nợ và những công việc cụ thể của một kế toán công nợ cần phải làm. Hãy tiếp tục theo dõi nhé!
Có thể nói, công nợ chính là một mảng nhỏ của việc làm kế toán tổng hợp. Đối với những mô hình kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ thì kế toán tổng hợp sẽ thực hiện luôn cả việc theo dõi công nợ. Tuy nhiên, đối với những công ty có quy mô lớn thì việc này sẽ được phân công cho những cá nhân cụ thể. Và nếu bạn đã từng làm kế toán công nợ và muốn chuyển sang kế toán thanh toán sẽ có khá nhiều lợi ích, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để làm quen công việc mới vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Bật mí: Toàn bộ thông tin về lương kế toán thuế tại đây!
Nói đến vấn đề phát sinh công nợ thì sẽ có rất nhiều, dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể như:
- Nguyên nhân thường gặp: Khách hàng mua nhưng chưa thể thanh toán hết được số tiền cần trả nên có thể chịu nợ để lấy hàng ngay và sẽ trả tiền vào một thời gian sau.
- Có thể ở khía cạnh của người bán, họ mong muốn bán được hàng nên sẽ cho phép người mua thực hiện mua mà chưa cần phải thanh toán ngay mà vẫn có thể được lấy hàng. Việc này sẽ thúc đẩy việc kinh doanh của người bán.
- Sau khi hoàn tất việc thương mại hàng hóa thì người mua mới trả tiền. Điều này có thể sẽ gây ra ít chi phí hơn cho người mua, ít vốn nhưng vẫn có thể hoạt động được. Có thể nói trong trường hợp này người mua sẽ có lợi thế.
- Trong trường hợp nợ tiền có lãi suất thấp hơn với việc đi vay tiền trả nhưng có lãi suất cao hơn. Đây chính là một lợi thế dành cho người mua.
- Chưa thanh toán ngay mặc dù có đủ tiền là để thực hiện những giao dịch khác nhằm thu lợi nhuận.
Trên đây là những ưu điểm hay mặt lợi của việc ghi công nợ. Nhưng bên cạnh đó thì cần lưu ý tới những nhược điểm (mặt hại) của nó như:
- Gây ra rủi ro nếu như không thu hồi được nợ
- Làm tổn thất chi phí cho việc theo dõi, quản lý nợ
- Quá trình đòi nợ có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động, hiệu quả kinh doanh
Xem thêm: Tìm hiểu nội dung cơ bản của chính sách thuế hiện hành.
- Công nợ phải thu của khách hàng: Nợ phải thu – TK 131
- Công nợ phải trả cho nhà cung cấp: Nự phải trả - TK 331
- Trong nội bộ doanh nghiệp: Tam ứng/hoàn ứng – TK 141
- Các khoản phải thu khác – TK 138
- Các khoản phải trả khác – TK 338
- Nội bộ giữa chi nhánh – công ty, chi nhánh – chi nhánh: TK 136 và TK 336
Trong kế toán, phải thu của khách hàng thể hiện sự xuất hàng hóa, thành phẩm của công ty bạn cho khách hàng, hoặc một cách vĩ mô hơn thì nó là việc xuất hoàn thành công trình cho chủ đầu tư, đã viết hóa đơn trực tiếp, kê khai thuế nhưng khách hàng chưa thực hiện thanh toán hoặc là đã thanh toán một phần
Dưới đây là các loại giấy tờ để theo dõi công nợ phải thu của khách hàng:
Cách ghi: Nợ TK 131
Có TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
Có TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm
Có TK 5113: Doanh thu dịch vụ
Có TK 3331: VAT bán ra
Trên một phiếu thu tiền cần phải có đầy đủ các nội dung dưới đây:
- Người nộp tiền
- Địa chỉ
- Lý do thu tiền
Bắt buộc phiếu thu này cần phải có đầy đủ chữ ký và dấu của bên khách hàng để kế toán có thể hạch toán. Công việc của kế toán công nợ lúc này là cần kiểm tra thật kỹ thông tin trên phiếu chi, sau đó, phiếu chi này sẽ được chuyển đến phòng kế toán để hạch toán
Cách ghi: Nợ TK 111: Tiền mặt tăng lên
Có TK 131: Công nợ của khách hàng cần phải thu (phải ghi chi tiết công nợ xem đó là công
nợ của khách hàng nào)
Việc này sẽ giúp cho kế toán biết được khách hàng nào thực hiện thanh toán vào tài khoản ngân hàng. Loại chứng từ này cũng cần có đầy đủ chữ ký của ngân hàng nơi mà công ty đã giao dịch
- Cách ghi: Nợ TK 112
Có TK 131
- Lưu ý:
+ Có thể thực hiện theo dõi các khoản thu nội bộ thông qua TK 136 (đây là hình thức công ty mẹ - con)
+ Thực hiện theo dõi các khoản thu khác thông qua TK 1388 (nghiệp vụ cá nhân vay tiền). Công việc của kế toán chính là lập hợp đồng cho vay, phiếu chi cũng như ủy nhiệm chi đi kèm sau đó sẽ chuyển sang cho phòng kế toán
Cách ghi: Nợ TK 1388
Có TK 111, 112
Ví dụ:
Thông qua bảng công nợ phải thu bên trên thì bạn có thể thấy có cả số dư bên nợ và bên có (nõi một cách rõ ràng hơn là do TK 131 là tài khoản lưỡng tính). Khi đó, ta sẽ có:
Số dư của bên nợ: Mục này được thể hiện bằng số tiền còn phải thu của khách hàng cuối kỳ. Thông qua bảng theo dõi này, kế toán cần có kế hoạch thu hồi nợ vào kỳ sau
Số dư của bên có: Chính là sự thể hiện số tiền mà khách hàng ứng trước. Theo dõi khoản công nợ này để ta có thể xuất đơn cho khách hàng
Đây chính là việc theo dõi, đối chiếu về mua hàng, đã nhận hàng cũng như hóa đơn của nhà cung cấp nhưng chưa thực hiện thanh toán hoặc đã thanh toán một phần
Dưới đây là những loại giấy tờ cần dùng để theo dõi công nợ phải trả cho nhà cung cấp:
Căn cứ vào hóa đơn mua hàng đầu vào thì xác định khoản phải trả cho nhà cung cấp chính là số tiền phải trả đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, được thể hiện ở bên có TK 331 bằng nghiệp vụ phát sinh
Cách ghi: Nợ TK 152, 156
Nợ TK 1331
Có TK 331
Trong trường hợp, công ty của bạn trả tiền mặt cho nhà cung cấp thì kế toán công nợ sẽ lập phiếu chi sau đó sẽ chuyển cho thủ quỹ. Trên giấy chi cần bắt buộc có chữ ký của người lập, thủ quỹ và người nhận tiền. Tiếp đó, cuối cùng sẽ chuyển cho kế toán để hạch toán.
Cách ghi: Nợ TK 331
Có TK 1111
Nếu trong trường hợp công ty bạn thanh toán bằng cách chuyển khoản thì kế toán công nợ sẽ là người cầm ủy nhiệm chi, yêu cầu có đầy đủ thông tin của nhà cung cấp, dấu và chữ ký của xếp bạn. Sau khi đã thực hiện ủy nhiệm chi xong thì kế toán công nợ sẽ mang những chứng từ này cho kế toán hạch toán và lưu lại vào sổ thu ngân hàng năm
Cách ghi: Nợ TK 331
Có TK 1121
Theo thời gian tháng, quý, năm sẽ in báo cáo tồn quỹ tiền mặt để cho thu quỹ đối chiếu lại
Ví dụ:
Thông qua bảng công nợ phải trả bên trên, ta thấy có cả số dư bên nợ và bên có (cụ thể hơn thì TK 331 là tài khoản lưỡng tính)
Số dư bên có: Chính là số tiền cần phải trả cho nhà cung cấp vào thời điểm cuối kỳ. Việc căn cứ vào bảng theo dõi này thì kế toán sẽ cần phải lên kế hoạch trả nợ trong kỳ sau
Số dư bên nợ: Số tiền mà công ty của bạn đã ứng trước cho nhà cung cấp, thực hiện theo dõi để lấy hàng hóa và hóa đơn về
- Thực hiện tạo mã cho các đối tượng
- Những thông tin liên quan tới các đối tượng: số điện thoại, địa chỉ,…
- Thời hạn của các khoản nợ khác nhau
- Các hợp đồng đã được ký kết (đặc biệt chú ý tới điều khoản thanh toán trong hợp đồng của từng đối tượng)
- Theo dõi các đợt thanh toán
- Nếu xảy ra phát sinh hợp đồng mua bán, cần phải ghi nhận các thông tin trong hợp đồng để tiện cho việc theo dõi. Sau đó lưu giữ và bảo quản để thuận lợi cho việc điều tra và nghiên cứu: mã đối tượng, tổng số tiền, các đợt thanh toán,…
- Thực hiện theo dõi số tiền khách hàng thanh toán, số tiền phải trả cho nhà cung cấp, số tiền hoàn ứng,… dựa trên các loại chứng từ như: giấy báo có, phiếu thu, phiếu hoàn ứng,… để có thể tiện cho việc theo dõi thanh toán nợ công. Hãy lưu ý là lưu giữ lại chứng từ để làm căn cứ đối chiếu nhé
- Là người ghi sổ theo dõi công nợ (hoặc là sổ nhật ký chung), thực hiện định khoản nghiệp vụ phát sinh trong quá trình diễn ra công nợ. Đây chính là cơ sở để lập báo cáo cũng như đối chiếu công nợ với các bên liên quan
- Theo dõi, phân chia công nợ thành kỳ hạn, bậc nợ khác nhau. Sẽ là người tính toán lãi trả chậm trong trường hợp khách hàng quá hạn trả, lên thống kê những khoản nợ xấu, khoản nợ khó đòi
- Sẽ là người lập biên bản đối chiếu công nợ khi được yêu cầu hoặc vào mỗi kỳ kế toán. Lập tối thiểu là hai bản và cần có sự xác nhận của các bên
- Lên kế hoạch báo cáo tổng hợp cho tất cả các đối tượng để thực hiện việc kiểm soát cũng như đánh giá tình hình công nợ, giá trị của công nợ nhằm mục đích phục vụ cho nội bộ, đánh giá tình hình công nợ trên một nhóm đối tượng, nhóm nợ, kế hoạch tài chính của công ty
- Lập báo cáo chi tiết công nợ cho từng đối tượng để lấy đó làm cơ sở đối chiếu, đánh giá
Hiện nay, ta có thể chắc chắn rằng vai trò của một công nợ là vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Bởi hầu hết các doanh nghiệp đều có công nợ. Một kế toán công nợ sẽ là người chịu trách nhiệm liên quan chức tiếp tới tiền tệ của công ty, là người gây ảnh hưởng rất lớn tới quyết định kinh doanh, quản trị của ban điều hành cũng như giám đốc doanh nghiệp. Việc quản lý tốt công nợ và có một kế toán công nợ giỏi sẽ là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm công nợ khác nhau. Vì vậy, nhu cầu để theo dõi công nợ cũng không giống nhau, yêu cầu ở một người quản lý công phải có những kỹ năng tốt như kỹ năng tin học văn phòng, khả năng tập trung, tính toán,… để có thể tự xây dựng cho mình những công cụ quản lý riêng biệt, các phần mềm kế toán nhưng phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.
Không ít các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng kế toán công nợ, nếu đây là công việc mà bạn đang tìm kiếm đừng bỏ qua những cơ hội hấp dẫn nhất tại việc làm kế toán tại tphcm và rất nhiều nơi khác trên timviec365.vn và đừng quên ứng tuyển ngay.
Bài viết trên đây đã giúp cho bạn có thể tìm hiểu kế toán công nợ là gì và công việc của một kế toán công nợ. Hi vọng qua bài viết này bạn đã có được những kiến thức cụ thể và biết mình nên đi theo hướng nào. Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã lựa chọn và có một ngày vui vẻ!
Xem thêm: Mẫu bảng cân đối kế toán ngân hàng mới nhất hiện nay
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc