Tìm việc biên kịch nhanh tại đây
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết tầm quan trọng của một biên kịch đằng sau mỗi bộ phim thành công, thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
1. Biên kịch là ai?
Khi bạn theo dõi một bộ phim trên sóng truyền hình, bạn sẽ thấy các nhân vật. Mỗi người sẽ mang một tính cách, lời đối thoại khác nhau. Và đứng sau tất cả những tính cách nhân vật đó, là bàn tay gây dựng của một biên kịch.
.jpg)
Bạn có thể hình dung rằng nhà biên kịch đồng nghĩa với một tác giả. Nếu nói về làm phim, không chỉ có biên kịch mà còn phải nhắc đến đạo diễn. Hai nghề nghiệp này khác nhau ở một điểm đó là: biên kịch sẽ viết nội dung lên giấy và đạo diễn là người chuyển tải, điều phối nó thành các cảnh quay trong phim.
Công việc tổng quan của một biên kịch là phải xây dựng nên toàn bộ nội dung trong phim, từ bối cảnh của câu chuyện, đến tính cách nhân vật, cách mà họ sẽ xuất hiện,... Trong rất nhiều bộ phim, biên kịch có thể kiêm luôn vị trí của đạo diễn, trực tiếp lựa chọn diễn viên cũng như chỉ đạo diễn xuất, bởi họ là người viết ra kịch bản, và họ cũng là người hiểu rõ kịch bản đó nhất.
Nói qua chút về kịch bản là gì? Bạn có thể hiểu đây là một thứ thiết yếu, cần có đầu tiên trong mỗi bộ phim. Nội dung của một kịch bản bao gồm: bối cảnh, nhân vật xuất hiện, lời thoại và động tác cử chỉ của mỗi nhân vật. Về cơ bản, kịch bản sẽ chia ra làm các loại như sau:
+ Kịch bản Phim truyền hình: đây là kịch bản dành cho những bộ phim truyền hình mà bạn hay xem. Điểm đặc biệt của loại kịch bản này là bạn có thể phân nhỏ thành từng đoạn. Như bạn thấy mỗi bộ phim truyền hình thường có một hoặc nhiều tập. Vì vậy tương ứng với từng tập, bạn có thể viết một kịch bản nhỏ để tiện theo dõi.
Hiện nay, xem phim luôn được coi là một hình thức giải trí hữu hiệu đối với giới trẻ, chính vì vậy, việc làm biên kịch cho các bộ phim truyền hình luôn được rộng mở chào đón nhân tài. Nếu bạn yêu thích công việc này, đừng ngại ngần thử sức!
+ Kịch bản phim điện ảnh: Ngược lại với phim truyền hình, phim điện ảnh là những bộ phim ngắn, thường kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ, được chiếu tại các rạp chiếu phim. Nội dung của những kịch bản này thông thường được chuyển thể theo một tiểu thuyết, hoặc cũng có thể do biên kịch tự sáng tác ra.
.jpg)
+ Kịch bản phim tài liệu: khác hẳn so với kịch bản 2 thể loại phim trên, phim tài liệu sẽ mang hơi hướng của một bài phóng sự hay ký sự. Nội dung của thể loại phim này thường xoay quanh những con người thật và sự việc thật. Hay nói cách khác, phim này mục đích là để truyền tải thông điệp, về vấn đề mà xã hội quan tâm.
+ Kịch bản phim quảng cáo: thời đại 4.0 phát triển, kéo theo sự xuất hiện của nhiều hình thức Marketing thú vị. Và phim quảng cáo là một trong số đó. Những yêu cầu cơ bản của một biên kịch phim quảng cáo đó là sự sáng tạo, nội dung xúc tích, ngắn gọn mà truyền tải nội dung đầy đủ, chạm tới được khán giả.
2. Công việc chính của biên kịch là gì?
Một biên kịch thông thường sẽ phải đảm nhiệm khá nhiều các công việc khác nhau. Để các bạn có thể hình dung chi tiết công việc của một biên kịch, mình sẽ liệt kê ra các công việc chính dưới đây.
2.1. Thiết kế ý tưởng cho kịch bản
Việc làm đầu tiên mà mọi người thường nhắc đến khi nói đến biên kịch đó là việc lên ý tưởng cho kịch bản. Đây là một công việc tương đối khó, đòi hỏi biên kịch phải thật có tài năng và sự sáng tạo. Bởi với mỗi ý tưởng được hình thành sẽ phải đáp ứng được rất nhiều yêu cầu. Ví dụ, ý tưởng đã đủ hấp dẫn và gây ấn tượng với người xem hay chưa, xây dựng ý tưởng này như nào sao cho phù hợp, và đặc biệt nó phải hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
.jpg)
Mỗi một bộ phim thành công đều có một ý tưởng xuất sắc. Và đặc biệt cách thể hiện nội dung phải tạo được sự đồng cảm từ phía khán giả, những ý tưởng mới lạ sẽ đem đến những hiệu ứng tốt hơn, chính vì thế, sáng tạo ý tưởng luôn là công việc khó khăn và mất nhiều thời gian nhất đối với biên kịch.
2.2. Tham gia vào quá trình casting diễn viên
Như đã nhắc đến ở trên, nhiều bộ phim biên kịch sẽ đảm nhiệm luôn vai trò khác như đạo diễn, và họ sẽ thường tham gia vào quá trình casting nhân vật. Bởi hơn ai hết, kịch bản là “đứa con” của họ, nên biên kịch là người hiểu rõ về nội dung và đặc biệt là mỗi nhân vật mà họ xây dựng. Chính vì vậy, họ biết ai là người giống và đáp ứng được, thể hiện tốt được các nhân vật trong kịch bản.
.jpg)
Tuy nhiên, họ vẫn là biên kịch, chính vì thế những yếu tố về chuyên môn cũng như chuyên ngành sẽ khó đánh giá một cách chi tiết được. Vì vậy, họ vẫn cần làm việc và hợp tác cùng bộ phận casting diễn viên sao cho phù hợp nhất, đáp ứng được nhiều nhất các yêu cầu về diễn xuất được đưa ra.
2.3. Phối hợp với đoàn làm phim
Với một vài bộ phim, biên kịch sẽ đảm nhiệm luôn vai trò của một đạo diễn hoặc cùng chỉ đạo diễn xuất. Bởi một bộ phim thành công sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố. Ngoài việc diễn xuất của các nhân vật, còn có các yếu tố về khung cảnh, các chi tiết về trang phục hay quần chúng,... mỗi một chi tiết nhỏ đều có thể tạo nên được hiệu ứng tốt cho bộ phim.
Trực tiếp tham gia vào quá trình làm phim, biên kịch sẽ có thể điều chỉnh những yếu tố này để phù hợp nhất với kịch bản mà mình đã viết ra.
3. Vai trò của một biên kịch
Nói dễ hiểu như này, khi bạn thử tìm kiếm một bộ phim nào đó trên Google, kết quả trả về ngoài những nhân vật còn có 3 cái tên sẽ xuất hiện đầu tiên đó chính là: Biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất. Và đặc biệt, để có thể có một bộ phim hoàn chỉnh, công việc đầu tiên sẽ do chính biên kịch đảm nhiệm, giống như người mở đầu cho một cuộc thi chạy tiếp sức.
.jpg)
Hơn nữa, biên kịch chính là người làm nên được thành công của một bộ phim, bởi những chi tiết, những plot twist trong phim sẽ là điểm nhấn chạm đến người xem. Khác với những vị trí công việc khác, biên kịch còn là một công việc đòi hỏi phải làm việc cá nhân rất nhiều. Chính vì thế, mỗi bộ phim thành công một phần lớn là nhờ vào biên kịch.
4. Yêu cầu cần có ở một biên kịch
Để có thể hoạt động trong lĩnh vực này, đòi hỏi bạn phải đáp ứng được một vài tiêu chí cơ bản như sau:
+ Có bằng cấp: Vì do đặc thù về tính chất công việc, bạn cần phải có một quá trình đào tạo bài bản về nghề nghiệp. Các ứng viên cần có một thời gian học về lĩnh vực tương đương, cũng như am hiểu về cách hoạt động. Ngoài ra, những hoạt động hoặc các chứng chỉ có liên quan sẽ là một điểm mạnh đối với ai muốn trở thành một biên kịch.
+ Chăm chỉ và sáng tạo: Bởi như đã nói bên trên, đây là công việc đòi hỏi phải làm việc cá nhân rất nhiều, và là công việc quan trọng nhất mở đầu cho mọi thứ. Vì thế, để đảm nhiệm tốt vai trò của một biên kịch, bạn phải thật chăm chỉ và nỗ lực không ngừng, nắm bắt được xu thế mới để thổi hồn vào tác phẩm của mình.
+ Có năng khiếu: Và đây là một điểm mạnh đối với ai đam mê công việc này. Năng khiếu về viết lách văn chương, năng khiếu về sự tưởng tượng,... tất cả đều là lợi thế lớn.
5. Quyền lợi và mức lương của một biên kịch
.jpg)
Khi làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ có khá nhiều quyền lợi, tiêu biểu có thể kể đến như có cơ hội va chạm và thăng tiến trong tương lai, vẫn có lương thưởng và chế độ như nhà nước quy định, có thể được công chúng biết đến,...
Mức lương cơ bản cho một biên kịch sẽ giao động trong khoảng 10 đến 15 triệu tùy nơi. Ngoài ra, bạn còn dễ dàng nhận được mức thưởng hấp dẫn theo từng dự án. Mức lương này sẽ thay đổi dựa theo năng lực và khả năng của bạn.
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về việc làm biên kịch. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về công việc. Và cuối cùng, để có thể tìm được việc làm biên kịch ưng ý hãy tham khảo trang web của timviec365.vn nhé!
- Rút gọn