Việc làm chuyên viên thẩm mỹ
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Chuyên viên thẩm mỹ là một việc làm đang có xu hướng tuyển dụng khá nhiều hiện nay, đặc biệt là ở những khu vực phát triển ngành dịch vụ. Công việc này vốn xuất phát từ nhu cầu cái đẹp của con người hiện nay, song nó cũng giúp đem lại một công việc ổn định có khả năng phát triển cho lao động yêu thích lĩnh vực này. Hãy cùng tìm hiểu về việc làm chuyên viên thẩm mỹ thông qua bài viết dưới đây!
1. Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên thẩm mỹ hiện nay
1.1. Chuyên viên thẩm mỹ là gì?

Chuyên viên thẩm mỹ được hiểu nôm na là một vị trí nhân viên chăm sóc sắc đẹp cấp cao ở một cơ sở thẩm mỹ hoặc bệnh viện, … Chuyên viên thẩm mỹ ở đây có là trong các lĩnh vực làm đẹp như: nối mi, làm móng, xăm lông mày, xăm môi, tiêm filler, chăm sóc da, … Điểm khác biệt giữa một chuyên viên thẩm mỹ và một nhân viên dịch vụ làm đẹp thông thường đó là họ sẽ có kinh nghiệm và tay nghề cao hơn. Đồng thời một chuyên viên thẩm mỹ có khả năng về tư vấn, giải đáp thắc mắc lẫn công tác nghiệp vụ bởi vì họ có đầy đủ các kiến thức cũng như am hiểu về lĩnh vực chuyên môn. Song chuyên viên thẩm mỹ chỉ dừng lại ở những công việc làm đẹp phần ngoài chứ không can thiệp về tiểu phẫu hay các điều trị bên trong.
1.2. Công việc của chuyên viên thẩm mỹ
Để có thể tiến lên vị trí chuyên viên thẩm mỹ, trước đó bạn phải có thời gian học việc nghiệp vụ một thời gian về các kỹ thuật thẩm mỹ trong một lĩnh vực nào đó. Sau đó, bằng việc trau dồi và bồi dưỡng thêm năng lực các bạn mới trở thành một chuyên viên thẩm mỹ đúng nghĩa. Chính vì vậy trong công việc nhiệm vụ hằng ngày của vị trí này vẫn bao gồm cả công tác chuyên môn. Cụ thể đó là thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó mỗi chuyên viên thẩm mỹ cũng phải thực hiện nhiệm vụ tư vấn các phương pháp chăm sóc sắc đẹp hay gói dịch vụ phù hợp nhất với từng vấn đề cũng như mong muốn của khách hàng. Thông thường sau mỗi quá trình spa, thẩm mỹ, khách hàng sẽ luôn được dặn dò cẩn thận về các mẹo, lộ trình sau đó. Đây cũng đồng thời là nhiệm vụ của một chuyên viên thẩm mỹ. Từ những công việc cụ thể trên mà bạn có thể thấy một chuyên viên thẩm mỹ ở quầy lễ tân hoặc ngay trong chính các phòng spa của một thẩm mỹ viện.
1.3. Mục đích của tuyển dụng chuyên viên thẩm mỹ
.jpg)
Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một tin tuyển dụng chuyên viên thẩm mỹ nào trên các website, phương tiện đại chúng. Điều này cũng là dễ hiểu khi càng ngày số lượng các thẩm mỹ viện mọc lên lại càng nhiều. Nó đáp ứng nhu cầu về làm đẹp của đại đa số mọi người, trong đó bao gồm cả phụ nữ và đàn ông. Song nếu chỉ phục vụ và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ thông thường đó, một thẩm mỹ viện khó mà có thể tồn tại và cạnh tranh. Đó là lý do mà chúng ta cần phải có một đội ngũ chuyên viên thẩm mỹ, là những người sẽ mối quan hệ gần gũi nhất với khách hàng. Họ sẽ là người mang đến những khách hàng tiềm năng, đồng thời giữ chân được khách hàng lâu dài.
2. Yêu cầu và quyền lợi của việc làm chuyên viên thẩm mỹ
2.1. Tiêu chí tuyển dụng

Khi tuyển dụng chuyên viên thẩm mỹ, đương nhiên mỗi thẩm mỹ viện sẽ đặt ra các tiêu chí khác nhau, riêng biệt để phù hợp với định hướng cũng như văn hóa của thương hiệu mình. Song nhìn chung, các tiêu chí cơ bản vẫn gồm có:
Thứ nhất, ứng viên phải là người đã có kinh nghiệm làm việc ít nhất là một năm trong lĩnh vực thẩm mỹ của cơ sở ứng tuyển
Thứ hai, ứng viên phải có kiến thức sơ đẳng nhất về chăm sóc sắc đẹp của một trong những mảng như: chăm sóc da, chăm sóc móng, làm mi, làm lông mày, xăm phun môi, …
Thứ ba, ứng viên đồng thời phải sở hữu khả năng giao tiếp lưu loát, có thể thuyết trình về các sản phẩm làm đẹp và tư vấn cho khách hàng
Thứ tư, ứng viên phải có một ngoại hình ưa nhìn. Đây là một điểm khá quan trọng bởi lẽ khách hàng sẽ nhìn vào ứng viên đó như một minh chứng rõ nhất cho hiệu quả spa của thẩm mỹ viện, đồng thời ngoại hình đẹp cũng gây thiện cảm với khách hàng hơn
Thứ năm, ứng viên phải thành thạo các kỹ năng chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ một cách chuyên nghiệp
Thứ sáu, ứng viên có khiếu thẩm mỹ, có sự sáng tạo và luôn học hỏi tìm tòi những xu hướng làm đẹp mới nhất
2.2. Đặc quyền khi làm việc

Chuyên viên thẩm mỹ hiện nay đang là một xu hướng việc làm khá hot, bởi về cơ bản nó không phải một ngành nghề học thuật cho nên không yêu cầu về trình độ văn hóa, bằng cấp chính quy. Song đổi lại người theo đuổi nó lại cần một sự đam mê và năng khiếu. Đáp trả bằng sự cố gắng đó sẽ là những đặc quyền trong nghề của một chuyên viên thẩm mỹ. Đầu tiên phải đề cập đến mức lương của vị trí này. Khảo sát trên thị trường hiện nay, một chuyên viên thẩm mỹ có thể có mức lương lên đến hơn 20 triệu đồng một tháng, mức lương khởi điểm có thể đạt ở ngưỡng 8 - 9 triệu. Con số này là tất yếu từ nhu cầu thẩm mỹ và tư vấn sắc đẹp đông đảo của người dân hiện nay. Song cũng vì lý do đó mà mức thu nhập của chuyên viên thẩm mỹ cũng có thể lên xuống thường xuyên phụ thuộc vào lượng khách hàng trong một tháng đó.
Bên cạnh đó môi trường làm việc của chuyên viên thẩm mỹ khá là nhẹ nhàng, áp lực về công việc không nhiều. Mỗi người có một nhiệm vụ cụ thể riêng và được phân công rõ ràng cho nên ít xảy ra cạnh tranh hay sự ganh ghét trong môi trường làm việc. Đồng thời, không khí làm việc luôn vui vẻ, đó dường như là một lý do mà chúng ta thấy ở cùng một độ tuổi nhưng chuyên viên thẩm mỹ thường có ngoại hình trẻ trung hơn so với những người làm việc ở môi trường văn phòng, áp lực công việc cao. Đặc biệt một chuyên viên thẩm mỹ có đầy đủ khả năng để có thể mở các trường lớp đào tạo nghề thẩm mỹ. Chính vì thế nên nó giúp bạn có được cơ hội tăng thu nhập hơn cho bản thân mình.
3. Những thách thức và cơ hội của việc làm chuyên viên thẩm mỹ
3.1. Khó khăn trong sự nghiệp
.jpg)
Mặc dù về cơ bản việc làm chuyên viên thẩm mỹ là một việc làm nhẹ nhàng và hấp dẫn song bản thân nghề nghiệp này vẫn tồn tại những khó khăn mà cần người theo đuổi đó phải kiên trì để vượt qua. Thứ nhất như đã đề cập trước đó, sức cạnh tranh của nghề này khá là cao, từ cạnh tranh giữa các thẩm mỹ viện cho đến cạnh tranh giữa các loại hình dịch vụ thẩm mỹ khác nhau. Chính vì vậy chuyên viên thẩm mỹ phải làm sao giữ chân được khách hàng của mình, tạo được sự uy tín để chiếm lĩnh được thị trường. Bên cạnh đó, việc học nghề cũng không phải chuyện một sớm một chiều. Mặc dù sự chăm chỉ là yếu tố cần thiết song nếu bạn không có năng khiếu về lĩnh vực thẩm mỹ đó thì khó mà có thể có được tay nghề đủ để hành nghề và tiến xa hơn.
Một điều nữa là, tính chính xác trong nghề thẩm mỹ phải luôn được đề cao. Cẩn thận, chỉn chu trong nghề nào cũng cần nhưng đặc biệt một chuyên viên thẩm mỹ chỉ cần một chút nhầm lẫn nhỏ cũng sẽ để lại hậu quả khôn lường cho khách hàng và tai tiếng của thẩm mỹ viện. Vô hình chung nó tạo ra một sự căng thẳng lẫn áp lực nhất định trong quá trình làm việc của mỗi chuyên viên. Một người có tâm lý không vững vàng cũng khó mà có thể theo đuổi được nghề.
3.2. Khả năng thăng tiến

Mặc dù khó khăn là vậy, song đổi lại khả năng thăng tiến của một chuyên viên thẩm mỹ khá là rõ ràng. Nhất là càng ngày chúng ta càng thấy có nhiều cuộc thi tranh tài hơn giữa những tay nghề giỏi. Sau một thời gian làm việc, chuyên viên thẩm mỹ có thể đủ tự tin để tham gia các cuộc thi thẩm mỹ từ quy mô trong nước ra đến quốc tế. Sau những giải thưởng hay chỉ đơn giản là cọ xát từ các cuộc thi đó, các bạn có thể nâng cao được tay nghề của mình, đồng thời nâng mức thu nhập và đưa thương hiệu, tên tuổi của mình đi xa hơn. Điều nay giống như việc một người có năng khiếu ca hát nhưng nhờ việc chiến thắng một cuộc thi, được người ta công nhận thì họ mới trả thành ca sỹ và có khán giả của riêng mình.
Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, một chuyên viên thẩm mỹ còn có thể trở thành giảng viên, người hướng dẫn để mở các trung tâm đào tạo thẩm mỹ của riêng mình. Đây cũng là một xu hướng phát triển trong nghề của những người có xuất phát điểm là các chuyên viên thẩm mỹ. Đương nhiên khi đó, thu nhập mà bạn kiếm được không phải phụ thuộc vào số lượng khách hàng mà phụ thuộc vào học viên của bạn, những người đủ tin tưởng để theo bạn học nghề. Thêm một điều nữa đó là, khi đã tự mở các trung tâm đào tạo có đầy đủ giấy tờ bạn có thể thực hiện việc nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm thẩm mỹ mang thương hiệu của bản thân.
4. Kinh nghiệm tìm việc làm chuyên viên thẩm mỹ

Việc làm chuyên viên thẩm mỹ hiện nay không khó để có thể tìm kiếm. Song nếu bạn muốn tìm các công việc mà có khả năng phát triển, đi xa hơn trong sự nghiệp thì nên lựa chọn các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là những nơi có ngành dịch vụ phát triển vượt bậc, đồng thời nhu cầu thẩm mỹ của người dân tại các thành phố này cũng cao hơn. Chính vì vậy nó quyết định đến mức thu nhập và môi trường làm việc của bạn. Đây cũng là 3 đầu cầu thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, cuộc thi về thẩm mỹ cho các chuyên viên trên cả nước cùng tham gia so tài.
Ngoài địa điểm tìm việc các bạn cũng cần bỏ túi cho mình một công cụ hỗ trợ tìm việc hiệu quả. Các bạn có thể tìm kiếm thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội: facebook/zalo, … hoặc có một cách khác đơn giản hơn, đó chính là website timviec365.vn. Với website này các bạn chỉ cần nhập đúng vị trí việc làm mà mình mong muốn, ở đây chính là “Chuyên viên thẩm mỹ”. Ngay sau đó các tin tuyển dụng hấp dẫn nhất từ các trung tâm spa, thẩm mỹ viện lớn nhỏ trên cả nước. Và việc của bạn đó là lựa chọn một công việc phù hợp nhất với bản thân mình để ứng tuyển.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tuyển dụng việc làm chuyên viên thẩm mỹ. Hy vọng này bài viết này sẽ giống như một cẩm nang hữu ích giúp bạn trang bị được những kiến thức và kỹ năng tìm việc hiệu quả hơn. Để nắm bắt ngay cơ hội việc làm chuyên viên thẩm mỹ, đừng quên truy cập timviec365.vn nhé!
- Rút gọn