Việc làm công chứng viên
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua công chứng viên. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ công chứng viên là gì? Những công việc của một công chứng viên, các yêu cầu cần thiết để trở thành một người làm công chứng, thời gian làm việc, mức lương, cơ sở đào tạo ngành công chứng… Tất cả sẽ có trong bài viết ngay sau đây, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn khi tìm việc làm công chứng.
1. Công việc công chứng viên hiện nay
Dù ở bất cứ đâu, bất cứ quốc gia nào cũng cần có những bộ phận làm công tác chứng thực các loại giấy tờ, văn bản, nguồn tin. Đó chính là lý do ngành công chứng ra đời.

Các nhân viên công chứng là người có đủ thẩm quyền và trình độ để đảm bảo độ chính xác của các bản in, chữ ký hay con dấu của các cơ quan tổ chức cần chứng thực.
Công chứng viên hiện nay phải đáp ứng đủ các yêu cầu về kỹ năng, về kiến thức, trình độ chuyên môn theo đúng quy định của pháp luật và bộ tư pháp.
Ngoài ra, ta nên hiểu công chứng viên theo nghĩa rộng hơn, nó bao gồm của những nhân viên làm công chứng trong các văn phòng nhà nước, các cơ quan tổ chức chính quy và cả những nhân viên hành chính có nhiệm vụ xác nhận thông tin trong các phòng ban của doanh nghiệp hiện nay.
2. Công việc của một công chứng viên
Vậy công chứng viên làm gì? Những công việc của họ trong hệ thống cơ quan họ phục vụ là gì?
- Đầu tiên, ngay từ cái tên chắc ta cũng phần nào hiểu được công việc của họ. Chứng nhận các bản in là chính xác. Thẩm định văn bản đúng với quy định. Xác thực chữ ký, con dấu của các tổ chức hành chính. Các văn bản sau khi đã được công chứng viên xác thực có thể được lưu thông và sử dụng như bản gốc trong hầu hết các trường hợp.
- Công chứng viên có nhiệm vụ xử lý các loại giấy tờ, văn bản, hành vi, hoạt động kinh doanh, hoạt động dân sự một cách hợp pháp, theo đúng quy định của pháp luật.
- Nhân viên công chứng thực hiện các hoạt động tư vấn trợ giúp người đi công chứng, giải đáp mọi thắc mắc, quyền lợi và công việc phải làm khi đi công chứng.

- Trước khi thực hiện công chứng, công chứng viên cần giải thích rõ ràng về tính chất của các thỏa thuận công chứng, làm rõ cho người công chứng biết sau quá trình công chứng sẽ mang đến những kết quả gì. Yêu cầu, quyền lợi, nghĩa vụ nhận được là như thế nào.
- Bên cạnh đó nhân viên công chứng cần chuẩn bị trước các tài liệu, công cụ hỗ trợ cho việc công chứng. Soạn thảo, sử dụng, báo cáo giấy tờ đã công chứng lên các cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu là các loại giấy tờ quan trọng).
- Nhân viên công chứng còn có thể làm các công tác giám hộ, theo dõi các hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Tại các cơ quan tư nhân, công chứng viên có thể kiêm nhiều vị trí khác, như nhân viên hành chính, nhân viên kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp...
3. Yêu cầu cần đáp ứng để trở thành một công chứng viên
Để trở thành một công chứng viên bạn cần đáp ứng những yêu cầu chặt chẽ của hệ thống pháp luật của nước ta. Vì đâu là công việc không hề đơn giản và cần sự chuẩn xác cao.
Tiêu chuẩn chung để trở thành một công chứng viên theo quy định:

- Là công dân có hộ khẩu thường chú tại Việt Nam, tuân thủ đúng pháp luật nước ta, không có liên quan đến các vấn đề sai phạm trong bất cứ lĩnh vực nào.
- Tiêu chí cơ bản nhất là bạn cần đủ điều kiện sức khỏe để hành nghề công chứng tại cơ quan bạn hoạt động.
- Người làm công chứng cần có bằng cử nhân ngành luật tại các trường đại học, cơ sở đào tạo uy tín, được sự xác nhận của nhà nước.
- Thời gian công tác tối thiểu là 5 năm sau khi tốt nghiệp cử nhân luật tại các cơ quan tổ chức chính quy về pháp luật hiện tại.
- Sau khi đạt những tuyên chí trên, bạn cần học thêm và tốt nghiệp khóa đào tạo ngành công chứng 12 tháng hoặc hoàn thành khối bồi dưỡng ngành công chứng theo đúng quy định.
- Hoàn thành các bước kiểm tra chất lượng trình độ công chứng viên.
Tuỳ và từng vị trí và công ty bạn tham gia ứng tuyển mà sẽ có thêm những yêu cầu khác nữa. Như trình độ bằng cấp, các kỹ năng hỗ trợ, các loại chứng chỉ...
4. Quyền lợi được hưởng, môi trường làm việc, mức lương trung bình của công chứng viên
4.1. Môi trường làm việc
Công chứng viên được làm việc trong môi trường lành mạnh, nghiêm túc. Hầu hết các nhân viên ngành công chứng làm việc trong các văn phòng nhà nước, uỷ ban xã, phòng công chứng tỉnh, thành phố...
Tại các cơ sở công chứng tư nhân, doanh nghiệp tự do, các nhân viên công chứng cũng sẽ được làm việc tại văn phòng công ty với những điều kiện tốt cho công việc.
4.2. Quyền lợi được hưởng
Nhân viên công chứng được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của nhà nước.

Chế độ nghỉ ngơi, bảo hiểm… đều được bảo đảm đầy đủ.
Nếu là một nhân viên công chứng bạn có thể được tham gia những khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp do các cơ quan tổ có thẩm quyền chức.
Bạn hoàn toàn có cơ hội thăng chức nếu có đủ những phẩm chất và trình độ trong công việc.
4.3. Mức lương của nhân viên công chúng
Tùy theo vị trí công việc cũng như tổ chức bạn làm việc thì mức lương của bạn cũng sẽ khác nhau.
Tại các cơ quan nhà nước mức lương của một nhân viên công chứng dao động từ 6 đến 8 triệu.
Tại doanh nghiệp tư nhân mức lương thường được tính theo đóng góp của bạn dành cho công ty, và tất nhiên những công ty, tập đoàn lớn thường có mức lương cao hơn.
5. Tìm việc công chứng viên
Tại thời điểm này, trong nền kinh tế lấy chất lượng làm trung tâm, chỉ cần bạn có trình độ nghề nghiệp, các kỹ năng cần thiết và đáp ứng được những yêu cầu tuyển dụng là bạn có thể xin việc vào hầu hết các công ty, tổ chức nào mà bạn muốn tham gia.
Công việc công chứng có nhiều đặc thù hơn so với các ngành nghề khác, cách thức tìm việc công chứng cũng có đôi chút khác.

Thường thì nhân viên công chứng sẽ được nhận ngay sau khi có thành tích tốt tại các cơ sở đào tạo. Vì thế hãy chăm chỉ và cố gắng ngay trên ghế nhà trường, bạn sẽ có được vị trí công việc mình yêu thích.
Tìm việc qua các website cũng là một phương pháp hữu hiệu trong xã hội công nghệ số hiện nay. Các website uy tin về tìm việc, tuyển dụng hiện đang được chú trọng phát triển. Bạn có thể tham khảo ngay các công việc trong ngành công chứng tại timviec365.vn.
Tìm kiếm trong quá trình học tập, trong các mối quan hệ. Những mối quan hệ tốt sẽ luôn giúp ích cho bạn, nếu bạn quen những người làm trong ngành công chứng hãy công khai với họ rằng bạn đang tìm kiếm một việc làm công chứng. Sẽ rất tốt nếu họ có thể giúp được bạn.
6. Cơ sở đào tạo công chứng viên
Do tính nhất quán và những quy định cần tuân thủ đúng của pháp luật, ngành công chứng thường được đào tạo tại các cơ sở của nhà nước.
Bạn có thể tìm kiếm thông tin các lớp đào tạo này qua các trang mạng của bộ tư pháp, các trang luật Việt Nam…

Bạn cũng sẽ tìm được các khóa đào tạo trên địa bàn mình làm việc thông qua các văn bản tại nơi bạn công tác.
Nếu bạn có mong muốn trở thành một công chứng viên, hãy tìm hiểu kỹ những giải đáp về ngành này - chúng tôi đã trình bày nêu trên. Chăm chỉ học tập và đạt được điều mình muốn!
Và trên đây là toàn bộ những thông tin về công chứng viên. Mọi thắc mắc về ngành công chứng mà bạn cần biết trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.
- Rút gọn