Việc làm embedded software engineer
Hiện nay nghề Embedded Software Engineer rất phát triển tại việc nam và được các doanh nghiệp săn đón để tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực này. Do vậy những bạn là dân IT hoặc có niềm đam mê với công nghệ, code và đặc biệt là yêu thích tìm hiểu về phần cứng, board mạch và các loại chip thì không nên bỏ qua bài viết này đâu nhé. Chúng mình sẽ cùng nhau đi giải đáp các vấn đề liên quan đến công việc Embedded Software Engineer cho các bạn trẻ nào đang muốn đi theo hướng này.
1. Theo bạn, Embedded Software Engineer là gì?

Đầu tiên để hiểu được Embedded Software Engineer là gì thì chúng ta hãy cùng phân tích từ khóa Embedded software. Đây là một phần mềm được viết cho một mục đích cụ thể và dựa vào một phần của phần cứng. Khác với những phần mềm dành cho mobile hay là web thì Embedded Software sẽ tương tác với thế giới thật trong không gian đời thật. Nhiệm vụ của nó là nhận input cảm biến và sau đó điều chỉnh output dựa trên những input đã nhận được.
Vậy Embedded Software Engineer là gì? Họ là những kỹ sư làm các mảng chuyên về Embedded Software hay còn được gọi với cái tên trong ngành là “lập trình nhúng”. Công việc của một Embedded Software Engineer là viết những phần mềm dựa vào phần cứ đó để giải các bài toán khó trong các lĩnh vực công nghiệp, truyền tin và tự động hóa với những chức năng riêng biệt được các kỹ sư lập trình thiết kế riêng.
2. Cơ hội làm việc cho Embedded Software Engineer

Việt Nam đang là nước trên là phát triển và bắt đầu gia nhập thế giới outsourcing. Phần lớn các công ty làm về ngành IT ở Việt Nam hiện nay đều có xu hướng đi theo outsourcing. Vì đây được coi là ngành khó nên việc các doanh nghiệp chiêu mộ các nhân tài cũng là nhiều vô kể.
Bạn có thể học để trở thành một developer thực thụ và phát triển bản thân trở thành một lập trình viên giỏi. Khi đó bạn sẽ có cơ hội làm việc với các nhóm phát triển của sản phẩm phần mềm cho các sản phẩm nhúng. Bao gồm việc tiếp xúc với các ứng dụng (máy tính để bàn, web hoặc ứng dụng di động), trình điều khiển, các chương trình cơ sở và có hệ điều (OS),…Công việc của bạn sẽ đảm nhận là viết code, test code xem có chạy tốt không, viết document, requirement cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Có thể trong tương lai không xa, nhất là khi chúng ta đang ở trong nền công nghiệp hiện đại 4.0 sẽ lên xu hướng và cơ hội làm việc của những sinh viên ngành lập trình nhúng sẽ ngày càng rộng mở hơn bao giờ hết.
3. Công việc của một người làm Embedded Software Engineer
.jpg)
Hệ thống Embedded Software thường được ứng dụng rất gần gũi trong đời sống hàng ngày của người dân. Ví dụ như các thiết bị gia dụng như lò vi sóng, tủ lạnh, các thiết bị kế nối mạng như máy in, các thiết bị văn phòng, các thiết bị y tế, dây chuyền sản xuất tự động,… Do vậy công việc của một người làm Embedded Software Engineer sẽ có liên quan mật thiết với việc lập trình ra các phần mềm cho các sản phẩm khác nhau.
Với công việc này thì bạn thường xuyên phải tạo ra các dòng code và chạy test các dòng code đó. Nghe có vẻ khô khan nhưng nếu bạn thật sự là người yêu thích công nghệ thì khi tạo ra được những sản phẩm mang lại giá trị cao cho người dùng thì bạn sẽ thật sự thỏa mãn với thành quả đó. Bên cạnh đó lập trình viên cũng phải viết document, requirement cho các sản phẩm của doanh nghiệp.
Công việc đòi hỏi trình độ hiểu biết về hệ thống Embedded Software cao nên thời gian bắt đầu với công nghiệp có thể bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn và gian nan. Tuy nhiên, khi bạn đã có kiến thức và kỹ năng cơ bản trong nghề thì việc phát triển bản thân tiến sâu trong ngành này cũng không phải là điều không thể.
4. Những yêu cầu và kiến thức cần thiết với nghề Embedded Software Engineer

Khi mới ra trường chắc chắn bạn chưa thể nào có trình độ tay nghề cao về mặt kĩ thuật. Do vậy các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên tuyển những người có khả năng học hỏi và đào tạo nắm bắt được công việc nhanh. Nói tóm lại chính là thái độ làm việc của bạn cần phải thật sự nghiêm túc thì sẽ có khả năng được tuyển rất cao. Bên cạnh thái độ thì một Embedded Software Engineer cũng cần có những kỹ năng cần thiết để trở thành một developer giỏi.
Không giống như những ngành khác, ví dụ như đối với ngành Web Deverloper hay Android thì ban đầu bạn sẽ cảm thấy dễ nhưng càng về sau để phát triển thành một chuyên gia “expert” sẽ ngày càng khó khăn. Còn đối với nghề Embedded Software Engineer thì ngược lại, những thứ ban đầu bạn phải học và hiểu nó thì sẽ vô cùng gian nan và nhiều những kiến thức mới. Tuy nhiên khi bạt đã nắm chắc và đạt một mức độ hiểu biết nào đó thì trong tương lai cơ hội để bạn phát triển bản thân sẽ dễ dàng hơn.
Cụ thể một số những yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như những điều bạn cần học hỏi và trau dồi kiến thức sẽ được liệt kê bên dưới:
- Bạn cần học lập trình C/C++ thật tốt vì đây là một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất trong ngành lập trình nhúng.

- Bổ sung tiếng anh chuyên ngành bởi ngành IT yêu cầu bạn có trình độ tiếng anh mới có thể lập trình phần mềm và hiểu các ngôn ngữ của máy móc. Bạn nên đọc các tài liệu về chuyên ngành kỹ thuật nhất là những tài liệu có liên quan đến document và datasheet.
- Am hiểu các kiến thức về điện tử ví dụ như các kiến thức về vi điều khiển, vi xử lý, TIMER, ADC, INTERRUPT,…
- Các loại giao tiếp – Protocol: SPI, I2C, UART, JTAG, RS232,…( học nâng cao thêm: USB, MOST, CAN, SATA, PCIE)
- Học về các hệ điều hành như kiến trúc máy tính, kiến trúc hệ điều hành nhất là hệ điều hành linux.
- Không thể thiếu cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Các chuyên gia phần cứng khi viết code thì bắt buộc phải có giải thuật.
- Hệ điều hành thời gian thực – Real time OS
- Bổ sung thêm về Memory: NAND, NOR, DRAM, SRAM,…
.jpg)
Trên đây là tổng hợp những kiến thức chung mà một kỹ sư lập trình nhúng bắt buộc phải có. Tuy nhiên với Embedded Software Engineer sẽ có những kiến thức đi sâu hơn mà các nhà tuyển dụng yêu cầu như:
- Biết lập trình các ứng dụng – Application như desktop app, mobile app hay là web.
- Lập trình dữ liệu device driver.
- Có kiến thức về Script bao gồm: Python, Perl, đặc biệt là Shell Script trên hệ điều hành linux
- Biết cấu trúc dữ liệu và có khả năng giải thuật tốt.
- Xây dựng môi trường – Build environments như Cmake, makefile.
5. Chế độ lương và quyền lợi được hưởng đối với Embedded Software Engineer
Với sinh viên mới ra trường mức lương cơ bản khởi điểm cho công việc này đã có thể lên tới con số từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng nếu bạn có khả năng chịu được áp lực công việc và chăm học hỏi. Khi đã có kinh và trình độ tay nghề chắc thì mức lương cơ bản có thể lên tới từ 35 – 40 triệu đồng/ tháng. Đây có thể gọi là mức thu nhập khủng cho những người làm trong ngành IT.
Vì đây là công việc đòi hỏi trình độ tay nghề cao, có khả năng tư duy logic và nắm bắt nhanh các vấn đề nên mức lương được trả cũng sẽ tương ứng với những gì bạn có thể làm được cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó rất ít người có thể theo được ngành này vì cần có độ kiên trì, bền bỉ, chăm học hỏi nên các nhà tuyển dụng cũng rất ưu ái cho những nhân tài có được trong ngành này.

Ngoài mức lương cao ra thì các chế độ phúc lợi khác cũng được hưởng đầy đủ như:
- Được hưởng lương tháng thứ 13, nếu bạn làm việc tốt thì sẽ thường xuyên được thưởng nóng cho các dự án.
- Để giữ chân các nhân tài thì công ty sẽ thường ra các chế độ tăng lương 6 tháng/ lần.
- Được hưởng các chế độ phụ cấp như BHXH, BHYT theo, ăn trưa, đi lại, làm tăng ca theo các quy định của pháp luật.
- Có cơ hội làm việc trong môi trường lành mạnh, sáng tạo
- Được cống hiến, đóng góp ý kiến đón nhận những thách thức trong ngành IT để cung cấp những sản phẩm mang giá trị cao cho người dùng.
Như vậy nghề Embedded Software Engineer tuy có khó khăn, vất vả trong trong thời gian đầu làm việc những mức lương cao và cơ hội làm việc lúc nào cũng rộng mở. Do vậy, nếu bạn muốn thử thách mình với những lĩnh vực mới trong ngành IT thì hãy tìm kiếm các nhu cầu tuyển dụng tại timviec365.vn nhé!
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
