Việc làm nhiếp ảnh gia
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Là người đam mê về công việc nhiếp ảnh, yêu thích nghệ thuật trong từng tác phẩm của mình. Thì việc theo đuổi nghề nhiếp ảnh gia chính là cách giúp bạn trải nghiệm với thứ mà bạn luôn hướng đến. Vậy ngành nghề nhiếp ảnh gia này có những thú vị gì cùng cơ hội việc làm như thế nào. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
1. Một vài nét nổi bật về công việc nhiếp ảnh gia
Nghề chụp ảnh đang dần chiếm được sự quan tâm bởi giới trẻ trong thời gian trở lại đây. Có nhiều ý kiến cho rằng nghề nhiếp ảnh không được ổn định, hay để làm được thì cần phải có năng khiếu. Vậy thì thực chất công việc nhiếp ảnh gia là gì và có đúng là phải có năng khiếu mới làm được hay không?
.jpg)
- Nhiếp ảnh gia nói đơn giản chính là công việc chụp ảnh. Họ là người có được qua đào tạo và có học sơ lược về công việc nhiếp ảnh. Họ nghiên cứu về nghệ thuật qua từng góc cảnh của con người hoặc động vật những thế giới quan xung quanh. Bên cạnh đó họ là người đã có những hiểu biết sâu về máy ảnh, kỹ thuật chụp ảnh, góc chụp, tự cân đối góc đẹp của mẫu,...
- Đa số những nhiếp ảnh gia họ theo đuổi làm việc vì sở thích chụp ảnh của họ trước, chứ ít người đến vì mục đích kiếm tiền. Họ là người yêu cái đẹp muốn nắm bắt tất cả những khoảnh khắc ấy vào trong chiếc máy ảnh của mình.
- Qua tay nghề chụp ảnh của nhiếp ảnh gia, bức ảnh đã trở lên sống động và có hồn hơn, mang tính nghệ thuật riêng và thậm chí mang cả những câu chuyện riêng chỉ qua mỗi bức ảnh.
Đó là những giới thiệu cơ bản về nghề nhiếp ảnh gia mà bạn vừa được tìm hiểu.
2. Những việc mà một nhà nhiếp ảnh phải làm
Bất kỳ ngành nghề nào cũng đều có những công việc đặc thù riêng, những yêu cầu đòi hỏi riêng. Vậy nên muốn làm tốt được công việc này ngoài việc đam mê bạn cũng nên xem xét về sức lực của bản thân xem có chịu được cường độ của công việc hay không, thì hiệu quả công việc mới tốt được. Thông thường công việc của nhiếp ảnh gia sẽ bao gồm những công việc sau đây:
.jpg)
2.1. Công việc chuẩn bị trước khi bắt đầu chụp ảnh
- Khi nhận được concept thì nhiếp ảnh gia sẽ lên ý tưởng về những hình ảnh xoay quanh concept chụp ấy sao cho thật ấn tượng. Ngoài ra trong đầu nhiếp ảnh giá cũng sẽ phải tự chuẩn bị trước các ý tưởng khác về các chủ đề khác nhau.
- Chuẩn bị các thiết bị sẵn sàng đầy đủ trước mỗi buổi chụp như các công cụ như máy ảnh, chân máy, chống rung ảnh, tạo ảnh sáng tự nhiên, màn chắn, ống kính, phim dự phòng,...
- Chọn các bối cảnh phù hợp cho việc chụp ảnh, thường sẽ theo concept sẽ có địa điểm chụp, việc của nhiếp ảnh gia sẽ phải tìm hiểu địa điểm ấy trước, chọn những vị trí thích hợp.
- Chuẩn bị những đạo cụ hỗ trợ thêm khác
2.2. Công việc chính chụp ảnh
Chụp ảnh là công việc chính mà các nhiếp ảnh gia phải làm, tuy nhiên đây không phải là công việc dễ dàng vì để chụp được một bức ảnh yêu cầu sự kết hợp hài hòa giữa mẫu và thợ, khung cảnh, hình dáng của mẫu, vị trí chụp, góc chụp, ánh sáng,...
.jpg)
Tính kỹ thuật thể hiện trong từng bức ảnh và việc bức ảnh ra nó đạt được tính kỹ thuật nhưng không mang tính nghệ thuật tức là có hồn thì bức ảnh đó vẫn chưa đạt yêu cầu.
2.3. Công việc hậu chụp ảnh
- Công việc chuẩn bị các thiết bị cho việc chỉnh sửa ảnh, rửa ảnh, đóng khung ảnh theo yêu cầu từng khách.
+ Chuẩn bị các đạo cụ chuyên dụng như: phần mềm chỉnh sửa ảnh, buồng tối rửa ảnh, phim,...
- Công việc chỉnh sửa ảnh
+ Khi nhiếp ảnh gia chụp ảnh xong việc tiếp theo cũng không kém phần quan trọng đó là chỉnh sửa ảnh. Nó quyết định rất lớn đến kỹ năng của nhiếp ảnh gia trước đó có tốt hay không. Vì trong quá trình chụp ảnh không tránh được những vấn đề phát sinh về dị vật xuất hiện, ánh sáng yếu, khung cảnh không đẹp,...
+ Chỉnh sửa ảnh hiện nay có rất nhiều phần mềm chỉnh sửa, nhiếp ảnh gia cũng cần cân nhắc nên chọn phần mềm nào để chỉnh sửa cho tác phẩm của mình.
- Công việc rửa ảnh
Sau công đoạn chỉnh sửa ảnh thì công việc cuối cùng để cho ra đời bức ảnh chính là việc rửa ảnh. Rửa ảnh yêu cầu khá kỹ bao gồm các thiết bị trong phòng tối phải đầy đủ và kể cả kỹ năng của thợ rửa ảnh cũng phải thật cứng.
2.4. Trả ảnh và mở triển lãm theo yêu cầu
(1).jpg)
Nhiếp ảnh gia đã hoàn thành xong bộ ảnh thì cũng đến lúc đưa lại cho khách hàng.
Với tùy cá nhân nhiếp ảnh họ sẽ lưu lại sau đó để giữ làm tài liệu.
Nhiều nhà nhiếp ảnh có tiếng hơn họ sẽ mở triển lãm ảnh, điều này cũng góp phần cho việc tạo thu nhập cho công việc của họ, tạo danh tiếng cho nhiều người biết đến hơn nữa.
3. Những yêu cầu cơ bản để trở thành một nhiếp ảnh gia
- Là người có cảm thụ tốt về nghệ thuật về cái đẹp, không quan trọng đến bằng cấp
- Kinh nghiệm và kỹ năng là nên có, còn nếu chưa có bạn cần phải qua những đào tạo về nhiếp ảnh cơ bản thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc
- Có hiểu biết về thiết bị kỹ thuật cũng như các thông số kỹ thuật của máy ảnh và áp dụng được vào trong quá trình chụp ảnh.
- Có khả năng phân tích về góc ảnh, cảnh, góc mẫu để ra được bức ảnh đẹp phải mang tính chất nghệ thuật cao, nhiếp ảnh chủ động và linh hoạt trong công việc.
- Làm việc độc lập có tinh thần trách nhiệm cao với khách hàng trong công việc nhiếp ảnh.
- Vì đặc thù phải di chuyển nhiều nên yêu cầu về độ tập trung trong công việc phải cao.
- Có sự đam mê với nghề - yêu thích chính công việc mình có mục tiêu trong công việc, cố gắng tạo ra giá trị cho chính công việc, chính bản thân của mình.
- Có tinh thần học hỏi, biết mình biết ta, tự trau dồi kỹ năng thêm và luôn luôn chủ động đổi mới, cập nhật xu hướng.
.jpg)
4. Học gì để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
Để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bạn cần đầu tư vào kiến thức, học thêm về phần mềm chỉnh sửa ảnh, kiến thức về nhiếp ảnh, công nghệ máy ảnh, ánh sáng, góc chụp,...Bên cạnh đó khả năng của bạn hay trí tưởng tượng cũng đón vai trò quyết định nên sự thành công cho bạn.
5. Cơ hội việc làm đối với nghề nhiếp ảnh gia
5.1. Phóng viên ảnh
- Làm việc trong các tòa soạn báo hoặc tạp chí và các hãng thông tấn.
- Người chuyên quay, chụp các phóng sự, đưa tin.
5.2. Nhà chụp ảnh nghệ thuật
- Họ sẽ chuyên tâm đầu tư vào chụp ảnh phục vụ nghệ thuật: cảnh đẹp, con người, động vật, chân dung, quảng cáo,..
- Họ chụp chủ yếu phục vụ cho việc in ấn, bìa trang trí,...
.jpg)
5.3. Cơ hội nghề nghiệp
Tính phổ biến của nghề nhiếp ảnh ngày càng lớn. Chỉ cần có sự đam mê, năng khiếu là bạn đã có thể gia nhập vào hội nhiếp ảnh gia rồi. Có điều những người trụ lại với nghề thì phải là những người chịu đựng được sự bền bỉ, nỗ lực không ngừng, không ngại vất vả. Chưa kể đến phải đầu tư liên tục vào máy móc, thiết bị phục vụ chụp ảnh.
Tuy nhiên nghề nhiếp ảnh gia lại đem lại cho bạn những cơ hội tiếp xúc làm việc với nhiều môi trường, rèn luyện tu dưỡng bản thân, gặp gỡ tạo mối quan hệ và nếu thành công bạn sẽ có danh tiếng tốt và thu nhập chắc chắn sẽ không để bạn thất vọng.
Tóm lại, với những đặc điểm của nghề nhiếp ảnh gia được timviec365.vn đề cập ở trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc theo đuổi đam mê với nghề nhiếp ảnh gia.
- Rút gọn