Việc làm odoo
Muốn quản lý doanh nghiệp có hiệu quả và hệ thống, doanh nghiệp cần sử dụng một số công cụ phần mềm hỗ trợ về quản trị. Nó có vai trò hỗ trợ trong việc quản lý một khối lượng lớn công việc, phân tích các con số; gia tăng sự chính xác trong quá trình làm việc và giảm thiểu chi phí kinh doanh. Một trong những công cụ được doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong thời đại ngày nay chính là ERP; trong đó giải pháp hỗ trợ Odoo được đặc biệt chú ý. Cùng tôi tìm hiểu các vấn đề xoay quanh Odoo trong bài viết dưới đây!
1. Thông tin về Odoo

Odoo hay còn được gọi với tên đầy đủ là Odoo ERP (openERP – tên cũ); với ý nghĩa là khả năng tùy chỉnh và phát triển là vô hạn. Là một thương hiệu lớn trên thị trường thuộc đơn vị phần mềm quản lý doanh nghiệp hàng đầu được gần 4.000.000 người dùng trên toàn thế giới sử dụng – ERP; giải pháp quản trị doanh nghiệp hàng đầu; hơn 60% doanh nghiệp trên thế giới tin dùng.
Odoo là một trong những phần mềm quản trị có mã nguồn mở, ngoài các module được mặc định như CRM, Sales hay POS; bạn có thể tùy chỉnh, thay đổi và sáng tạo ra nhiều ứng dụng khác nhau, tích hợp trên nền tảng Odoo; phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp.
Odoo có tính tùy biến rất cao, nhanh chóng phát triển đa dạng với hơn 4500 phân hệ khác nhau nhưng luôn được được liên kết chặt chẽ. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những loại hình kinh doanh và mô hình quản lý riêng biệt; vì vậy, mỗi doanh nghiệp là một phân hệ khác nhau, phù hợp cho nhu cầu từng hoạt động quản lý kinh doanh.

Ngoài những ưu thế vượt bậc về tầm nhìn chiến lược, Odoo còn thể hiện được độ đa dạng về khả năng bảo mật cao; giao diện thân thiện với người dùng; dễ dàng tạo ra một bộ công cụ quản lý riêng đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế vượt trội, Odoo cũng có một số hạn chế nhất định như: module chưa theo tiêu chuẩn của Việt Nam hay khả năng tương thích ngược,…
2. Những ưu điểm và hạn chế của Odoo
Thế giới này không có điều gì là hoàn hảo cả, kể cả một phần mềm ERP được hơn 60% doanh nghiệp sử dụng cũng có những hạn chế nhất định. Ngoài những ưu thế nổi trội như kho ứng dụng đa dạng; khả năng tùy chỉnh và ứng biến linh hoạt; giá thành hợp lý;… Odoo cũng có một số hạn chế như: chưa thích ứng và phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam; mất nhiều thời gian trong quá trình hỗ trợ;…
2.1. Ưu điểm của Odoo
Odoo là một phần mềm với kho ứng dụng vô cùng đa dạng, hỗ trợ được nhiều vị trí ngành nghề công việc khác nhau như: quản lý bán hàng, kế toán, quản lý kho bãi, quản lý nguyên vật liệu và quá trình sản xuất, chăm sóc khách hàng, quản lý doanh nghiệp, báo cáo thống kê hàng tháng, quý, năm,….
Sở hữu hơn 1000 module khác nhau; doanh nghiệp dễ dàng chọn lựa các hệ thống ứng dụng với từng mô hình, sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp; đưa ra các phương pháp quản lý chính xác, phù hợp với doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng các vấn đề về quản lý và tổng hợp.

Dễ dàng thấy được khả năng linh hoạt cao của phần mềm Odoo phải không? Ban đầu, khi mới sử dụng, phần mềm sẽ để ở trong trạng thái ứng dụng quản lý doanh nghiệp mặc định; tuy nhiên, sau quá trình cài đặt và sử dụng, tùy theo nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp có thể cài đặt thêm các module khác, phục vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp. Còn những ứng dụng không cần thiết, doanh nghiệp có thể bỏ qua không quan tâm.
Ngoài ra, doanh nghiệp dễ dàng tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau; các dữ liệu được chuyển đổi một cách nhanh chóng, chính xác; giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý. Bên cạnh đó, một yếu tố vô cùng quan trọng khiến nó được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn chính là giá cả hợp lý.
Nếu ERP là hệ thống quản trị doanh nghiệp dành cho các doanh nghiệp lớn hay tập đoàn; thì Odoo đi đến từng ngóc ngách kỹ hơn, phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm các chức năng cơ bản của Odoo hoàn toàn miễn phí.
Nếu muốn triển khai và phát triển các phần mềm sâu hơn, phục vụ cho quá trình mở rộng kinh doanh hay quản lý doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo các mức giá niêm yết tại trang chủ hay tại các website công ty kinh doanh phần mềm.
Đặc biệt, Odoo được người dùng đánh giá rất cao về giao diện phần mềm, màu sắc và cách sắp xếp các module; tạo cảm giác êm dịu và thoải mái đối với người dùng mỗi khi họ nhìn vào màn hình hay dễ dàng tìm kiếm được danh mục họ quan tâm.
2.2. Nhược điểm của Odoo ERP là gì?

Dù là phần mềm được rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới tin dùng và sử dụng; Odoo khi về Việt Nam cũng vẫn có một số điểm hạn chế nhất định. Vậy những điểm hạn chế cản trở Odoo đến với doanh nghiệp Việt là gì?
Một số chức năng, module chưa thực sự phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam. Ví dụ: module trong vận hành và quản lý kho bãi của Odoo vẫn đang được đặt theo chế độ chuẩn quốc tế; chưa phù hợp với quản lý kho bãi tại Việt Nam.
Chưa thực sự hiệu quả trong quá trình xử lý vấn đề; chăm sóc khách hàng còn khá yếu; khiến người dùng phải đợi lâu và cảm thấy không hài lòng trong quá trình họ sử dụng Odoo.
3. Có nên sử dụng Odoo để giúp hỗ trợ quản lý doanh nghiệp bạn?

Tuy có những nhược điểm như trên, nhưng nó hoàn toàn không có vấn đề gì để bạn từ chối việc sử dụng phần mềm Odoo; đặc biệt, bạn sẽ được sử dụng trải nghiệm hoàn toàn miễn phí trong thời gian 15 ngày; từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá hợp lý về việc có sử dụng hay không?
Ưu điểm bạn có thể thấy dễ dàng; tuy nhiên, nhược điểm lại khiến bạn hơi lăn tăn và đắn đo phải không? Với sự phát triển nhanh chóng và liên kết mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp như hiện nay, bạn hoàn toàn có thể hợp tác với một bên thứ 3 để giải quyết các vấn đề này.
Hay một cách tối ưu khác, chính là làm việc với các đối tác, đại lý ủy quyền của Odoo; những doanh nghiệp đứng ra đại diện cho Odoo để cung cấp đến khách hàng các sản phẩm; giúp họ xử lý các vấn đề vướng mắc, tư vấn, lắp đặt và hướng dẫn sử dụng cho các công ty, doanh nghiệp hay cửa hàng.
Odoo là phần mềm quản lý doanh nghiệp hàng đầu được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn giữ phong cách quản lý thủ công, đơn lẻ; huy động khối lượng lớn nhân lực; chất lượng công việc không được đảm bảo chính xác, dễ dàng gây ra sai phạm trong quá trình tổng hợp số liệu; khiến doanh nghiệp nhận định sai và đưa ra các quyết định sai lầm.

Bằng cách tổng hợp nhiều phần mềm kết hợp trên một hệ thống quản lý phần mềm Odoo duy nhất; doanh nghiệp dễ dàng quản lý nhiều kênh bán hàng khác nhau; các số liệu báo cáo được thực hiện một cách tự động, đem đến hiệu quả chính xác.
Ngoài ra, phần mềm còn phân tích số liệu từng thời điểm và thể hiện thành các biểu đồ trực quan; giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc nhìn nhận và đưa ra đánh giá, nhanh chóng nắm bắt và phát hiện ra điểm không hợp lý.
Trên đây là bài chia sẻ của mình về Odoo là gì? Nó có ưu điểm và hạn chế gì trong quản lý? Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc đến đây!
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
