Việc làm phát thanh viên radio
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Có rất nhiều cách để truyền tải thông tin cũng như thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống đến với cộng đồng như là hình ảnh, hành động và giọng nói,... Có thể bạn đang bị thu hút bởi những video hay đoạn clip ngắn bởi hình ảnh bắt mắt thế nhưng dành chút thời gian lắng nghe một chương trình radio thì bạn sẽ cảm thấy nó thật thú vị đấy.
Nhiều người yêu thích nghề phát thanh viên radio chỉ vì những giọng đọc quá hút hồn như là Thanh Tùng, Nguyễn Ngọc Ngạn hay Hoàng yến,... Vậy nếu theo đuổi việc làm này thì bạn cần sở hữu yếu tố nào? Bạn có thực sự hiểu rõ về nghề này không? Hãy cùng timviec365.vn khám phá những thông tin hữu ích qua bài viết bên dưới nhé.
1. Phát thanh viên radio họ là ai?
Phát thanh viên radio là thuật ngữ chỉ những người làm nghề phát thanh, họ cũng chính là những người làm nhiệm vụ biên tập tại đài phát thanh và có khả năng chuyển tải từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói để người nghe có thể hiểu rõ về thông tin nào đó.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa phát thanh viên radio với biên tập viên truyền hình, tuy nhiên đây là 2 việc làm hoàn toàn khác nhau đấy nhé.
Biên tập viên chính là những người làm nhiệm vụ biên tập và truyền tải thông tin ở Đài truyền hình, còn làm nhiệm vụ như vậy nhưng làm việc ở Đài phát thanh thì được gọi là phát thanh viên radio. Nhiều khi, một phát thanh viên còn được gọi với cái tên gần gũi hơn là “giọng đọc”.
Cả biên tập viên truyền hình lẫn Phát thanh viên radio đều là những việc làm rất khó sở hữu. Không phải những ai học chuyên ngành này là có thể đáp ứng được yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Đài phát thanh hay Đài truyền hình đều là những điểm làm việc lý tưởng và mơ ước của biết bao nhiêu người, những thông tin được phát ra từ nguồn này luôn đạt độ tin cậy tuyệt đối, chính vì vậy công tác lựa chọn ứng viên cũng phải khắt khe hơn so với những ngành nghề khác.
Ngay cả khi bạn nắm trong tay tấm bằng tốt nghiệp loại khá giỏi với chuyên ngành phát thanh viên thì việc làm phát thanh viên radio cũng chưa chắc thuộc về bạn. Chính vì thế cần cân nhắc thật kỹ, tìm hiểu mọi thông tin liên quan tới việc làm này để định hướng một cách phù hợp nhất. Bên cạnh đó, nếu có đam mê và quyết tâm theo đuổi đến cùng thì những thông tin chi tiết về việc làm phát thanh viên radio bên dưới cũng sẽ là nguồn tin hữu ích để bạn biết cách trang bị cho bản thân một cách tốt nhất.
2. Khám phá chi tiết nhiệm vụ của phát thanh viên radio
Nhiều người nghĩ rằng phát thanh viên radio chỉ cần ngồi im một chỗ và đọc theo kịch bản có sẵn, thế nhưng sự thật có phải là như thế? Tìm hiểu những thông tin sau đây để có câu trả lời rõ nhất.
2.1. Biên kịch lại thông tin được yêu cầu phát thanh
Đừng nhầm tưởng phát thanh viên với phóng viên đấy nhé, nhiệm vụ của phát thanh viên radio chỉ là thu thập tin tức từ cấp trên chứ không phải là đi thực tế để lấy chúng.

Những phát thanh viên radio sẽ phải thực hiện nhiệm vụ biên kịch lại những thông tin được cung cấp. Người cung cấp có thể là phóng viên hoặc cấp trên của bạn.
Bên cạnh đó, các phát thanh viên radio sẽ tiến hành biên kịch lại thông tin được yêu cầu phát thanh, cần đảm bảo các tiêu chí phù hợp, chính xác đến mức tuyệt đối.
2.2. Tìm hiểu các sự kiện hay thông tin được nhắc đến trong chương trình phát thanh
Trước khi lên sóng, phát thanh viên sẽ phải tìm hiểu toàn bộ thông tin mà mình nhận được, nghiên cứu về chúng.
Sắp xếp các sự kiện theo trình tự mà cấp trên yêu cầu, biên kịch lại nội dung để chúng hấp dẫn hơn.
Thông thường, radio cũng sẽ có nhiều kênh khác nhau để thính giả được lựa chọn. Trong đó mỗi kênh cũng sẽ có lịch phát sóng cụ thể cho mỗi chương trình khác nhau. Một phát thanh viên radio có thể chỉ đảm nhận một kênh hoặc 1 chương trình nào đó để truyền đạt thông tin tới người nghe, nhiều khi cũng phải “chạy sô” vì lý do đột xuất. Vậy trước khi làm chương trình nào thì bạn cần thận trọng và tìm hiểu thật kỹ nội dung.
2.3. Luyện tập giọng nói thường xuyên và phát thanh theo giờ quy định
Luyện tập giọng nói thường xuyên chính là nhiệm vụ quan trọng mà phát thanh viên radio cần phải thực hiện. Bạn có thể thực hiện việc luyện giọng này ngoài giờ làm việc bởi vì công việc đó không nằm trong danh sách nhiệm vụ chính mà cấp trên giao phó.

Cập nhật lịch làm việc mỗi ngày, mỗi giờ chính là cách để bạn bám sát công việc hiệu quả nhất. Vì vậy hãy nắm trong tay giờ phát sóng và chuẩn bị kỹ càng mọi thứ để thính giả nghe đài được trải nghiệm trọn vẹn thông tin mà ban đem tới nhé.
2.4. Thực hiện những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên
Nhiều khi phát thanh viên radio cũng làm những nhiệm vụ khác ngoài chuyên môn mà cấp trên giao phó. Chẳng hạn làm công tác hỗ trợ các đồng nghiệp công tác trong Đài phát thanh để đảm bảo lịch phát sóng được lên đều đặn.
3. Những yêu cầu cần có của phát thanh viên radio
Như đã nói ở trên, không phải ứng viên nào cũng có thể dễ dàng sở hữu việc làm phát thanh viên radio. Để sở hữu việc làm này, bạn cần đáp ứng tốt những điều kiện mà nhà tuyển dụng đưa ra, những tiêu chí cụ thể đó như sau:
3.1. Phát thanh viên radio cần có chuyên môn giỏi
Bất kể làm nghề nào thì yếu tố cốt lõi đầu tiên ứng viên phải có đó chính là chuyên môn, một phát thanh viên radio chuyên nghiệp cũng phải sở hữu điều này.

Người có kiến thức sâu rộng, giỏi chuyên môn sẽ biết cách biên kịch lên nội dung hấp dẫn để thu hút người nghe. Bên cạnh đó phải có năng lực thực sự thì khi rơi vào những tình huống khó xử bạn mới nhanh chóng biết đường đối phó và giải nguy một cách an toàn.
3.2. Phát thanh viên radio cần có giọng nói chuyên nghiệp
Công cụ giá trị thứ 2 mà bạn cần sử dụng tới khi tham gia vào việc làm phát thanh viên radio đó chính là giọng nói. Chắc hẳn các kênh radio đã quá quen thuộc với mỗi người ở đây, vậy bạn đã bắt gặp một phát thanh viên radio nào có giọng nói khàn khàn, kém sang, kém chuyên nghiệp, nói hay bị vấp hay chưa?
Điều đó là không thể xuất hiện và nó cũng thể hiện yêu cầu mà phát thanh viên radio cần phải có.
Giọng nói chính là công cụ duy nhất để phát thanh viên radio truyền tải thông tin tới tính giả nghe đài, vậy nên bắt buộc khi tuyển dụng ứng viên nào sở hữu giọng nói hay, truyền cảm mới đủ điều kiện vượt qua.
Một phát thanh viên radio giỏi chính là người sở hữu giọng nói ấm áp, truyền cảm đồng thời còn biết tạo ra ngữ điệu khi cất lời. Phát âm chuẩn, nói to, rõ ràng để thu hút sự chú ý của thính giả nghe đài.
3.3. Sự kiên trì trong công việc rất cần thiết với phát thanh viên radio
.jpg)
Nghề phát thanh viên radio tuy không xuất hiện trên truyền hình thế nhưng áp lực là cực kỳ lớn. Trên thực tế có rất nhiều ứng viên đã trúng tuyển nhưng lại chỉ trụ được thời gian ngắn.
Vậy những ai đang có ý định theo đuổi nghề phát thanh viên radio này thì cần phải chuẩn bị sẵn một tinh thần thép để thực hiện công việc tốt nhất.
4. Phát thanh viên radio và những quyền lợi được hưởng
Với một phát thanh viên radio, quyền lợi được hưởng cũng giống như những nhân viên làm việc cùng đơn vị khác. Tất nhiên các chính sách đều được đảm bảo theo quy định Nhà nước ban hành. Cụ thể như sau:
- Phát thanh viên radio được làm việc trong môi trường hoàn toàn chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến cao.
- Được hưởng mức lương hấp dẫn tùy theo từng vị trí, tăng lương hằng năm theo quy định của Nhà nước.

- Ngoài ra, đảm nhận vị trí phát thanh viên radio và làm việc trong Đài phát thanh chính là cơ hội hấp dẫn nhất mà bạn có được bởi đó là mơ ước của biết bao nhiêu người, ở đây bạn sẽ được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và tham gia những khóa huấn luyện để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ.
Đó là những thông tin về việc làm phát thanh viên radio mà timviec365.vn muốn gửi tới toàn bộ các độc giả đang theo dõi bài viết này. Hy vọng rằng bạn sẽ sớm tìm thấy việc làm mơ ước với chuyên ngành mình theo đuổi.
- Rút gọn