Việc làm phát thanh viên
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Bạn đang tìm việc làm phát thanh viên? Bạn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm phát thanh viên? Bạn muốn tìm hiểu thêm về công việc phát thanh viên. Đừng bỏ qua bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật về công việc phát thanh viên và gợi ý cho bạn cách tìm việc làm phát thanh viên.
1. Vài nét nổi bật về công việc phát thanh viên ở nước ta hiện nay
Công việc phát thanh viên luôn là một công việc cực ‘’hot’’ đặc biệt với tốc độ phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện nay. Nhu cầu về tin tức, nhu cầu giải trí, nhu cầu nắm bắt, cập nhật các vấn đề đáng quan tâm... là không bao giờ thiếu trong cuộc sống. Vì thế, vai trò của người phát thanh viên là cực kỳ quan trọng trong xã hội hiện tại.

Nếu có một giọng nói hay, truyền cảm, một lối tư duy mạch lạc, kỹ năng thuyết trình và diễn đạt tốt… bạn hào toàn có thể theo học và trở thành một phát thanh viên thành công, đúng với mơ ước của mình.
Vậy một phát thanh viên cần hoàn thành những công việc gì? Chúng ta hãy cùng khám phá ngày sau đây.
2. Những công việc của một phát thanh viên
Để tiện cho quá trình tìm hiểu và học hỏi thêm của các bạn, chúng tôi xin phép chia phần công việc của một phát thanh viên ra là 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện công việc (đang phát sóng), giai đoạn sau khi phát sóng.
2.1. Công tác chuẩn bị của một phát thanh viên
Ở bất kỳ công việc nào cũng vậy, bạn không chuẩn bị nghĩa là bạn đã chuẩn bị cho thất bại. Phát thanh viên là một công việc đòi hỏi thời gian chuẩn bị cực lớn, nếu không chuẩn bị, chắc chắn buổi lên sóng của bạn sẽ thật tệ hại.
Ngày nay, hầu hết các phát thanh viên đều kiêm luôn vị trí biên tập. Điều này là rất đúng đắn vì khi tự mình viết ra kịch bản cho mình, người phát thanh viên sẽ nắm bắt được toàn bộ nội dung cũng như ý nghĩa câu nói của mình. Một kịch bản thật chỉn chu, nội dung, câu từ được trau chuốt sẽ tạo nên thành công cho một chương trình phát thanh.
Ngoài ra phát thanh viên còn cần chuẩn bị và tập dượt trước buổi phát thanh. Luyện tập để có được âm giọng tốt nhất (bắt buộc phải thuộc lời thoại). Trang phục, tác phong gọn gàng, chỉnh tề… Ngày nay, một phát thành viên phải đáp ứng được cả về hình ảnh và nội dung mang đến cho khán, thính giả.
Kiểm tra trước máy quay, mic.. một vài công tác hậu cầu cũng là cần thiết để cho buổi phát sóng của bạn thành công tốt đẹp.
2.2. Phát thanh viên trong thời gian phát sóng

Đây là giai đoạn quan trọng nhất, hãy thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp và hoàn thành chương trình của mình thật viên mãn.
Để buổi ghi hình được diễn ra tốt đẹp, bạn hãy luyện tập thật nhiều, chuẩn bị kỹ mọi thứ và đây là lúc một phát thanh viên giỏi bộc lộ tài nay dẫn dắt người nghe (xem), chuyền tải những nội dung bổ ích đến khán, thính giả.
2.3. Công việc cần làm của một phát thanh viên sau khi lên sóng
Kiểm tra, đúc rút kinh nghiệm, phân tích những điểm mạnh điểm yếu trong chương trình là điều cần làm của một phát thanh viên.
Không ngừng học tập, phát huy ưu điểm sửa chữa sai lầm là bí quyết trong bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống.
Và tất nhiên, để trở thành một phát thanh viên bạn phải đáp ứng những yêu cầu khá khắt khe sau.
3. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với công việc phát thanh viên
Đầu tiên, bạn bắt buộc phải thỏa mãn những yêu cầu về sức khoẻ phù hợp với công việc. Thực hiện tốt các quy định pháp luật, quy định của Đảng và nhà nước, là một công dân gương mẫu, tích cực…

Tiếp theo, các yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với một phát thanh viên cũng rất cao. Ta cũng không mấy thắc mắc về vấn đề này, phát thanh viên là người được công chúng tin tưởng, đặc biệt tại các kênh truyền hình lớn có lượng người xem đông đảo, mỗi lời nói hay của chủ hành động của phát thanh viên đều cần đáp ứng những quy chuẩn của xã hội.
Tuy hiện nay nhu cầu tuyển dụng phát thanh viên và khá cao, nhưng yêu cầu tuyển dụng không hề giảm. Các loại bằng cấp, chứng chỉ, yêu cầu kỹ năng, yêu cầu hình thức của một phát thanh viên đều rất cao. Mặc dù vậy, nếu chúng ta chăm chỉ rèn luyện, sẽ không quá khó khăn để đáp ứng những yêu cầu chung này.
Phát thanh viên, bạn biết rồi đấy, điều bạn bắt buộc phải có là một giọng nói tốt, chuẩn. Tùy từng chương trình bạn cần điều chỉnh giọng nói sao cho phù hợp. Nếu có sẵn tố chất thì đây là yêu cầu tương đối dễ với bạn, tuy nhiên mọi kỹ năng đều cần luyện tập, dù bạn có giọng nói tốt hay không chúng tôi tin chắc rằng việc chăm chỉ, kiên trì không ngừng sẽ giúp bạn có được một giọng nói tốt nhất.
Bên cạnh đó, một phát thanh viên cũng cần đáp ứng nhiều yêu cầu khác nữa, như hiểu biết xã hội, nắm vững các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết…
4. Những quyền lợi được hưởng, mức lương của một phát thanh viên

Tuỳ vào từng vị trí công việc cũng như công ty đang làm việc, phát thanh viên sẽ được hưởng những quyền lợi khác nhau.
Sau đây là những quyền lợi mà hầu hết phát thanh viên nhận được:
- Làm việc trong môi trường năng động, lành mạnh, đặc biệt sẽ được tiếp xúc với những đồng nghiệp, cấp trên giỏi giang. Đây là môi trường tốt cho bạn học tập và rèn luyện.
- Cơ hội thăng tiến là công bằng và rộng mở cho những ai có khả năng.
- Được hưởng toàn bộ những quyền lợi chung, chế độ bảo hiểm, nghỉ ngơi… tại nơi bạn làm việc.
- Được tham gia nhiều chương trình, các khóa học, đào tạo trau dồi kỹ năng...
Mức lưng một phát thanh viên nhận được thường được lưu hành nội bộ và cũng phụ thuộc phần lớn và những đóng góp mà người đó tạo ra cho công ty, tổ chức đang làm việc. Nhìn chung, lương trung bình của phát thanh viên khá cao so với mặt bằng hiện nay.
5. Cách tìm kiếm công việc phát thanh viên

Công việc phát thanh viên khá đặc thù về tính chất công việc, vì thế các phương pháp tìm kiếm việc làm cũng có chút khác biệt so với những công việc khác.
Bạn có thể tìm kiếm qua các website tuyển dụng, qua các phương tiện truyền thông. Đây là cách khá phổ biến tuy nhiên hiệu quả mà nó đem lại thường không cao.
Đối với công việc phát thanh viên, thường sau quá trình học tập và làm việc tại các trường đại học, cơ sở đào tạo, bạn sẽ được nhận ngay nếu có thành tích tốt.
Ngoài ra, nếu có kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cao, các mối quan hệ tốt bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một vị trí phù hợp trong bất cứ công ty, hệ thống nào.
Hãy cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện ngay từ trên ghế nhà trường để có được công việc mà mình yêu thích nhất.
6. Cơ sở đào tạo
Trên khắp đất nước ta có nhiều trường đại học và cơ sở đào tạo công việc phát thanh viên uy tín, chất lượng.

Đại học Khoa học xã hội - nhân văn Thành phố Hồ Chính Minh, Học viện Báo chí và tuyên truyền Hà Nội, Đại học Huế, Cao đẳng truyền hình… Đây đều là các trường đại học tốt mà bạn có thể theo học nếu muốn trở thành một phát thanh viên.
Và trên dây là toàn bộ thông tin về ngành phát thanh viên. Hy vọng những thông tin chúng tôi đem lại là hữu ích cho bạn. Chúc bạn sớm tìm được công việc, vị trí phù hợp.
- Rút gọn