Việc làm phó phòng truyền thông
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Việc làm phó phòng truyền thông – một vị trí mơ ước mà bao người đang hướng tới, nhất là trong bối cảnh ngành truyền thông đang ngày càng phát triển hiện nay. Tuy nhiên, để đạt đến vị trí này, các bạn sẽ cần hiểu, nắm rõ được các yêu cầu, tính chất, nhiệm vụ của phó phòng truyền thông như thế nào? Vậy thì hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé.
1. Việc làm phó phòng truyền thông là gì?
Phó phòng truyền thông hay còn được biết đến là người đảm nhận các công việc hỗ trợ cho trưởng phòng truyền thông, thực hiện các mục tiêu truyền tải thông tin, phát triển thương hiệu của các sản phẩm, của doanh nghiệp đến công chúng. Đây là vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng khá nhiều hiện nay, đặc biệt là trong các công ty quy mô lớn, phân cấp nhiều vị trí việc làm để thực hiện công việc được hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, đạt đến vị trí phó phòng truyền thông thì không hề đơn giản mà đòi hỏi các ứng viên cần đảm bảo được các tiêu chí, yêu cầu khác cao từ các doanh nghiệp. Nhất là đối với một số công ty chuyên về các hoạt động truyền thông thì việc tuyển dụng vị trí phó phòng truyền thông sẽ càng khắt khe.
Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí phó phòng truyền thông, hãy cùng cập nhật ngay những thông tin chi tiết về việc làm này qua các phần dưới đây nhé.
2. Mô tả vị trí việc làm phó phòng truyền thông
Đối với vị trí phó phòng truyền thông, khối lượng công việc, nhiệm vụ mỗi ngày sẽ khá nhiều. Cụ thể khi làm phó phòng truyền thông, bạn sẽ cần thực hiện một số việc như sau:
2.1. Nhiệm vụ chung
Nhìn chung, các phó phòng truyền thông sẽ đảm nhiệm các công việc chung đó là:

- Xây dựng, chỉ đạo đội ngũ nhân viên của phòng truyền thông để tổ chức ra các sự kiện cho công ty theo yêu cầu và theo các dự án.
- Là người kết nối những yêu cầu ngoài chuyên môn như là khách hàng, các bộ phận chuyên trách để thực hiện các nhiệm vụ của dự án.
- Phó phòng truyền thông là người hỗ trợ sản xuất về nội dung cho các trang mạng xã hội, các website,… để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác liên quan đến mảng truyền thông theo yêu cầu của ban giám đốc công ty.
2.2. Nhiệm vụ của hoạt động truyền thông
Phó phòng truyền thông chắc chắn sẽ cần đảm nhiệm các vấn đề có liên quan đến mảng truyền thông của công ty, tổ chức. Cụ thể những việc mà họ cần làm sẽ bao gồm:
- Xây dựng, triển khai các kế hoạch, thực hiện các nội dung về truyền thông theo yêu cầu mà trưởng phòng đưa xuống như là sản xuất các nội dung, bài tin, book bài trên các các kênh báo giấy, báo mạng, truyền hình,…
- Phó phòng truyền thông sẽ phối hợp cùng trưởng phòng truyền thông để sản xuất ra các nội dung cho các website của công ty.
- Phát triển các hoạt động truyền thông, quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu của công ty theo yêu cầu từng dự án, giai đoạn.
2.3. Nhiệm vụ tổ chức sự kiện
Trong hoạt động truyền thông sẽ không thể thiếu các sự kiện, chương trình, cuộc thi,… nhằm truyền đạt các thông tin, thông điệp nhất định đến công chúng. Và phó phòng truyền thông sẽ là người cùng trưởng phòng thực hiện công tác này.

- Phó phòng truyền thông sẽ lên các kế hoạch để tổ chức các chương trình, sự kiện, cuộc thi như là Miss trong công ty, các sự kiện quảng bá sản phẩm, ra mắt sản phẩm theo sự chỉ đạo của ban giám đốc và trưởng phòng.
- Chủ động sáng tạo, phối hợp cùng với trưởng phòng truyền thông để lập kế hoạch phù hợp, sự kiện tổ chức offline hay là truyền hình trực tiếp.
- Tìm kiếm các đối tác, nhà cung cấp trang thiết bị cho sự kiện, lập bảng báo giá, dự toán ngân sách, quản lý toàn bộ đội ngũ nhân viên làm việc cho sự kiện.
- Giám sát, chỉ đạo thực hiện các hoạt động của sự kiện trước, trong và sau khi diễn ra cũng như phối hợp để chỉ đạo các đơn vị đối tác của công ty trong việc thực hiện công tác truyền thông, tổ chức sự kiện.
Như vậy, có thể thấy phó phòng truyền thông đảm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau. Tùy vào hoạt động, quy mô của từng doanh nghiệp mà khối lượng công việc này cũng sẽ không giống nhau.
3. Tiêu chí tuyển dụng vị trí phó phòng truyền thông
Đối với vị trí phó phòng truyền thông, để có thể ứng tuyển thành công, các bạn sẽ cần đảm bảo đáp ứng được rất nhiều tiêu chí cao. Vì đây là một vị trí nằm trong ban quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, do đó các yêu cầu về chuyên môn, về kỹ năng sẽ rất nhiều. Cụ thể, vị trí phó phòng truyền thông sẽ đưa ra một số yêu cầu như sau:
- Độ tuổi phù hợp cho vị trí phó phòng truyền thông sẽ là khoảng từ 25 – 40, với những bạn trẻ mới ra trường thì thường sẽ chưa đủ khả năng để đạt đến vị trí này. Do đó, các ứng viên hết sức lưu ý về vấn đề này trước khi ứng tuyển.

- Yêu cầu ứng viên tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên theo các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, quản trị kinh doanh, truyền thông, báo chí hoặc các ngành có liên quan.
- Có kiến thức sâu rộng về truyền thông, đặc biệt cần có ít nhất từ 2 – 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương và làm việc tại các công ty về truyền thông, sự kiện, quảng cáo, truyền hình,…
- Làm phó phòng truyền thông cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng lãnh đạo, xử lý, giải quyết vấn đề, trình độ tiếng Anh thành thạo để có thể làm việc được với các đối tác, khách hàng.
- Tác phong làm việc phải luôn chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao và chịu được áp lực trong công việc.
- Có kinh nghiệm tổ chức, đã từng tham gia nhiều sự kiện truyền thông là một lợi thế khi ứng tuyển vị trí này.
4. Mức lương dành cho phó phòng truyền thông là bao nhiêu?
Khi làm việc ở vị trí phó phòng truyền thông, bạn sẽ có cơ hội nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn. Mức lương này sẽ không cố định mà phụ thuộc vào năng lực của mỗi người cũng như chế độ của từng công ty. Tuy nhiên, xét theo mặt bằng chung thì mức lương cơ bản dành cho phó phòng truyền thông sẽ từ 12 – 15 triệu đồng/tháng, với những người nhiều kinh nghiệm và năng lực tốt hơn thì có thể đạt đến 20 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra thì làm phó phòng truyền thông, bạn cũng sẽ nhận được các khoản thưởng hoa hồng, thưởng theo dự án, theo sự kiện,… Tổng thu nhập dành cho phó phòng truyền thông đôi khi cũng lên đến 25 – 30 triệu đồng/tháng.
5. Một số quyền lợi hấp dẫn dành cho phó phòng truyền thông
Không chỉ dừng lại ở mức lương cao mà phó phòng truyền thông còn nhận được những quyền lợi hấp dẫn khác khi làm việc cho các doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể các quyền lợi đó bao gồm:
- Làm việc trong ngành, môi trường vô cùng năng động, sáng tạo, giúp cho các bạn có thể phát triển nhiều kỹ năng, phát huy các thế mạnh trong tính cách của mình.
- Có cơ hội được gặp gỡ, làm việc với nhiều nhân vật nổi tiếng, các chuyên gia trong giới truyền thông, báo chí, từ đó học hỏi thêm kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

- Được tham gia vào nhiều sự kiện văn hóa, xã hội lớn nhỏ, có những trải nghiệm thú vị, tuyệt vời đối với ngành truyền thông.
- Được hưởng đầy đủ các quyền lợi dành cho người lao động theo quy định của nhà nước khi làm việc cho các doanh nghiệp, tham gia du lịch, party hàng năm,…
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, các bạn đã hiểu rõ về việc làm phó phòng truyền thông như thế nào. Chúc các bạn ứng tuyển thành công vào vị trí này và thực hiện ước mơ trong sự nghiệp nhé.
- Rút gọn