Việc làm sinh viên luật mới ra trường
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Triển vọng việc làm cho sinh viên luật mới ra trường khá lớn nếu bạn chịu khó tìm hiểu. Thống kê cho thấy, nhiều tin tuyển dụng hiện nay hướng đến các đối tượng là sinh viên luật mới ra trường. Tìm hiểu ngay cơ hội của bạn qua bài viết sau đây.
1. Sinh viên luật mới ra trường có cơ hội việc làm không?
Với ngành luật nói chung, hiện nay cơ hội việc làm vẫn còn rất rộng mở. Nhiều khảo sát cho thấy, mức lương đối với những nghề liên quan đến luật luôn ở mức cao và ổn định.
.jpg)
Điều này khá dễ hiểu, nền kinh tế phát triển dẫn đến nhiều công ty, tổ chức, doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Cơ chế thị trường phức tạp, sự hợp tác đa dạng dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý, lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và phát triển.
Chính vì thế, ngày nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành luật đa phần xuất phát từ các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Những sinh viên luật mới ra trường cũng có cơ hội nếu biết nắm bắt.
2. Những việc làm tham khảo cho sinh viên luật mới ra trường
Nhiều sinh viên luật mới ra trường đang có những sai lệch trong quan điểm nghề nghiệp. Nhiều bạn nghĩ rằng, học luật ra chỉ có thể làm thẩm phán hay luật sư mà thôi. Thế nhưng trên thực tế, có rất nhiều việc làm khác liên quan đến luật mà bạn có thể thử sức. Bạn có thể làm chuyên viên tư vấn luật ở các công ty, tổ chức hoặc thâm chí có thể mở văn phòng luật sư riêng. Có thể nói, sinh viên luật mới ra trường có khá nhiều lựa chọn về cơ hội nghề nghiệp.
.jpg)
Với sinh viên luật mới ra trường, bạn có thể xin vào làm những vị trí như: Công chứng viên, luật sư, kiểm sát viên, giảng viên luật, thư ký tòa soạn, thẩm phán,... Các vị trí này đều mang những đặc trưng riêng, đặc biệt là yêu cầu riêng, sinh viên luật mới ra trường cũng cần phải có kinh nghiệm và kỹ năng nhất định. Chẳng hạn như nhiệm vụ chính của luật sưu là phân tích, nghiên cứu luật, soạn thảo và báo cáo các văn bản luật. Bên cạnh đó, luật sư cũng là đại diện pháp luật và thực hiện tư vấn luật cho tổ chức, cá nhân nào đó trong quá trình tranh chấp.
Hoặc sinh viên luật mới ra trường làm kiểm sát viên thì phải có năng lực hùng biện, tranh luận, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý và phân tích thông tin. Kiểm sát viên cũng có nhiệm vụ chính là tham gia kiểm tra, truy tố, giám sát quá trình khởi tố những hành vi buộc tội, phạm tội,...
Sinh viên luật mới ra trường làm thư ký tòa soạn thì nhiệm vụ chính là sắp xếp, quản lý giấy tờ, hồ sơ, giúp đỡ thẩm phán trong quá trình giải quyết, tiến hành giải quyết vụ án như hướng dẫn các đương sự cách bổ sung, làm những thủ tục liên quan đến chứng cứ,... thực hiện ghi chép, lưu trữ văn bản các phiên tòa.
.jpg)
Tựu chung, sinh viên luật mới ra trường khi làm thực tập sinh hoặc thậm chí đảm nhiệm luôn các vị trí này một cách chính thức, thì vẫn phải sở hữu những kỹ năng và kinh nghiệm nhất định. Đa phần, việc làm sinh viên luật mới ra trường thường là các vị trí thực tập. Đây là vị trí mà các bạn trẻ có thể giành lấy cơ hội để học hỏi, bổ sung kiến thức, tích lũy kinh nghiệm,...
Một số việc làm sinh viên luật mới ra trường bạn có thể tham khảo như: thực tập sinh pháp lý, tập sự luật sư, cộng tác viên viết bài mảng luật, thực tập sinh luật, học việc nghề luật,...
3. Mô tả việc làm và các tiêu chí tuyển dụng sinh viên luật mới ra trường
Nhiều ý kiến cho rằng, việc làm sinh viên luật mới ra trường hiện nay đã dần cạn kiệt. Bởi về cơ bản, các doanh nghiệp không có xu hướng bỏ ra nhiều ngân sách hay công sức chỉ để đào tạo và hợp tác với những bạn trẻ non nớt. Thế nhưng, thực tế điều này không hoàn toàn đúng.
Các doanh nghiệp, công ty vẫn tạo điều kiện và cơ hội, thậm chí có khá nhiều tập đoàn lớn đều thiết kế các vị trí dành cho sinh viên luật mới ra trường. Đó tuy là những vị trí thấp, thế nhưng không phải ai cũng có thể ứng tuyển thành công. Có một hệ thống tiêu chí ứng tuyển dành cho việc làm sinh viên luật mới ra trường. Mặc dù ở nhiều mảng làm việc khác nhau, yêu cầu này cũng sẽ không giống nhau.
.jpg)
3.1. Luật sư tập sự
- Mô tả việc làm:
+ Trợ giúp trong việc soạn thảo, tư vấn các hồ sơ, văn bản, tài liệu, thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, giấy phép,... của doanh nghiệp.
+ Trợ giúp trong quá trình tham gia tố tụng và giải quyết các tranh chấp.
+ Trợ giúp trong việc soạn thảo các văn bản, công văn, hợp đồng theo yêu cầu.
+ Trợ giúp trong việc tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn đầu tư các dự án.
+ Giúp luật sư triển khai các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
- Tiêu chí tuyển dụng:
+ Đã tốt nghiệp cử nhân đại học trở lên chuyên ngành luật.
+ Có mong muốn bổ sung kiến thức, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.
+ Kỹ năng xử lý và soạn thảo văn bản thành thạo.
+ Kỹ năng giao tiếp tốt, hoạt bát, nhanh nhẹn, chịu được áp lực công việc cao.
3.2. Thực tập sinh pháp lý
.jpg)
- Mô tả việc làm thực tập sinh pháp lý:
+ Hỗ trợ nghiên cứu, phân tích hồ sơ vụ việc, các tình huống thực tế vụ việc và đề xuất giải pháp pháp lý phù hợp.
+ Hỗ trợ triển khai các thủ tục hành chính trong các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ kiểm tra, soạn thảo hợp đồng, hồ sơ, văn bản, thỏa thuận,... có liên quan đến những hoạt động của khách hàng, doanh nghiệp.
+ Thực hiện các thủ tục hành chính và trực tiếp tương tác với các cơ quan, đơn vị Nhà nước.
+ Hỗ trợ dịch hợp đồng, văn bản, tài liệu có liên quan để gửi đến khách hàng.
- Tiêu chí tuyển dụng:
+ Là sinh viên luật mới ra trường, ưu tiên tốt nghiệp ở các trường luật chính quy top đầu.
+ Có laptop cá nhân, có tinh thần làm việc tích cực, nghiêm túc, ham học hỏi, trách nhiệm đối với công việc. Có kỹ năng giao tiếp và thương thảo với khách hàng, có ngoại ngữ là một lợi thế.
3.3. Cộng tác viên viết bài về luật
.jpg)
Nếu yêu thích công việc viết lách mà lại còn sở hữu chuyên môn về luật học, bạn có thể hoàn toàn phù hợp với vị trí cộng tác viên viết bài về luật. Đây là việc làm sinh viên luật mới ra trường được tuyển dụng phổ biến và cũng được rất nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay.
Nhiệm vụ khá đơn giản, cộng tác viên viết bài về luật chỉ cần nhận chủ đề, hướng dẫn viết bài và viết theo form mẫu có sẵn. Về tiêu chí tuyển dụng cũng không có gì đặc biệt, không chỉ sinh viên luật mới ra trường, thậm chí đối với những sinh viên chưa ra trường cũng có thể ứng tuyển vào vị trí này nếu thực sự có đam mê và làm việc nghiêm túc.
Lương của bạn sẽ được trả nhuận bút theo khối lượng bài viết thực tế.
4. Mức lương của sinh viên luật mới ra trường
Thu nhập là một trong những vấn đề mà sinh viên luật mới ra trường rất quan tâm. Những việc làm sinh viên luật mới ra trường có lương không? Và nếu có chúng ở con số cụ thể như thế nào? Nhìn chung, các tin tuyển dụng việc làm sinh viên luật mới ra trường trên timviec365.vn thường không để chế độ công khai. Các nhà tuyển dụng thường để “mức lương cạnh tranh”, hoặc “mức lương thỏa thuận”,...
Lương của sinh viên luật mới ra trường tùy thuộc vào vị trí mà bạn đảm nhiệm, khối lượng, tính chất và độ khó của công việc, năng lực chi trả của doanh nghiệp và thực lực của bạn đến đâu. Nhưng suy cho cùng, lương không phải là lợi ích lớn nhất mà bạn nhận được khi làm việc. Cái quan trọng là những giá trị trừu tượng nhưng lại có công dụng tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn lâu dài.
.jpg)
Lợi ích mà bạn nhận được khi giữ các vai trò dành cho sinh viên luật mới ra trường là gì? Đó chính là một môi trường luật thực thụ để bạn có thể cọ xát, có thể tiếp cận và học hỏi nhiều điều. Đó là các mối quan hệ mới, các kỹ năng mềm mới được thiết lập, bạn được củng cố về mặt kiến thức do có cơ hội được vận dụng và thực hành chúng,...
Đa phần, nếu làm tốt ở các vị trí dành cho sinh viên luật mới ra trường, bạn sẽ được công ty đào tạo, giữ lại để đưa vào những vị trí chính thức của công ty.
Để tìm việc làm sinh viên luật mới ra trường không khó. Nhưng bạn cần chú trọng về các giá trị bên trong mà bạn đang sở hữu. Hãy bắt đầu hành trang ứng tuyển bằng việc tạo cho mình một hồ sơ ứng viên thật đẹp trên timviec365.vn. Bạn cũng có thể sử dụng các tùy chọn tìm kiếm để tìm việc làm sinh viên luật mới ra trường nhanh nhất, phù hợp nhất nhé.
- Rút gọn