Tìm việc thư ký tòa soạn dễ dàng, ứng tuyển nhanh
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Bạn đang quan tâm đến việc làm thư ký tòa soạn? Bạn đang chưa rõ vị trí này cần phải làm gì? Các yêu cầu tuyển dụng thư ký tòa soạn ra sao hay các quyền lợi như thế nào? Vậy thì đừng bỏ lỡ những thông tin mà timviec365.vn cung cấp trong bài viết dưới đây nhé!
1. Việc làm thư ký tòa soạn là gì?
Thư ký tòa soạn là vị trí việc làm khá hấp dẫn, thu hút đông đảo sự quan tâm từ các bạn trẻ hiện nay. Vì thực tế, làm việc trong các tòa soạn, cơ quan báo chí là mơ ước của rất nhiều người bởi môi trường chuyên nghiệp và nhận được các đặc quyền hấp dẫn.
Đây là vị trí dành cho những người thực hiện nhiệm vụ tổ chức các kế hoạch tuyên truyền của Ban biên tập, chỉ đạo các bộ phận biên tập viên, họa sĩ, biên tập nội dung,… điều chỉnh các bài báo, sửa nội dung, chính tả, câu chữ, các số liệu, địa danh,… cho đúng nhất.

Thư ký tòa soạn là vị trí việc làm đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức, cơ quan báo chí, truyền hình, tòa soạn, giúp cho các sản phẩm của họ được chỉn chu, hoàn hảo nhất trước khi ra mắt công chúng.
Vậy cụ thể nhiệm vụ của thư ký tòa soạn bao gồm những gì? Làm sao để có thể ứng tuyển thành công vào vị trí này? Các quyền lợi, chính sách phúc lợi ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi các phần tiếp theo của bài viết nhé!
2. Nhiệm vụ của thư ký tòa soạn
Thư ký tòa soạn tùy từng cơ quan làm việc mà sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, theo tính chất chung thì sẽ thực hiện một số công việc như sau:
- Tham mưu, đề xuất với trưởng phòng thư ký tòa soạn về các mục tiêu của chương trình, các định hướng lập kế hoạch nội dung, quy trình công tác trong phạm vi ấn phẩm mà mình phụ trách.
- Thực hiện quản lý, triển khai các trang nội dung được phân công, tổ chức biên tập đầu vào, đầu ra, phối hợp với một số phòng liên quan để tổ chức các buổi tọa đàm trực tiếp hoặc qua các phương tiện truyền thông.

- Xây dựng các chuyên trang, các chuyên đề làm sao để đáp ứng được yêu cầu nội dung công chúng, giá trị kinh tế cho các tờ báo.
- Tổ chức các hệ thống cộng tác viên để viết bài cho báo, đề xuất các chế độ, chính sách phù hợp đối với cộng tác viên.
- Thư ký tòa soạn sẽ là người quản lý biên tập viên, kỹ thuật viên, phóng viên, quản lý toàn bộ các vấn đề về nội dung, hình ảnh theo đúng tôn chỉ mục đích, làm sao để không để xảy ra bất kỳ sự cố nào hay để vi phạm kỷ luật nghề nghiệp.
- Quản lý và bảo quản các phương tiện kỹ thuật do tòa soạn trang bị.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn để thực hiện tổ chức bài vở, tin tức, hình ảnh cho các chuyên mục của báo, đảm bảo phản ánh kịp thời, phù hợp nhất những thông tin kinh tế, thời sự và chuyên sâu về ấn phẩm mình đang phụ trách.

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình xuất bản trang báo. Thư ký tòa soạn sẽ cần phải bảo quản, lưu trữ các số báo, các clip,… và chủ động đề xuất cho vấn đề đổi mới, cải tiến layout, giao diện các trang báo điện tử, sáng tạo trong thiết kế,…
- Thư ký tòa soạn sẽ là đầu mối chịu trách nhiệm phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan để kiểm tra, giải quyết cũng như đề xuất giải quyết các khiếu nại về nội dung trên báo.
- Thực hiện một số nhiệm vụ phát sinh do ban biên tập chỉ định, phân công.
3. Tiêu chí tuyển dụng thư ký tòa soạn như thế nào?
Để có thể trở thành thư ký tòa soạn và làm việc tại các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực báo chí, truyền hình hiện nay thì các bạn cần phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản như sau:
- Độ tuổi phù hợp là khoảng 24 – 25 tuổi trở lên, có kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí, truyền hình, những ứng viên dưới độ tuổi này thường chưa đủ điều kiện để đảm nhiệm vị trí thư ký tòa soạn.
- Về trình độ chuyên môn thì cần tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên theo chuyên ngành về báo chí hoặc một số ngành liên quan.
- Yêu cầu có kinh nghiệm làm báo, tổ chức sự kiện khoảng 1 – 2 năm trở lên.

- Cần hiểu biết về mảng báo chí, truyền thông, khả năng biên tập, văn chương tốt, có khả năng cập nhật tin tức đời sống, kinh tế, xã hội nhanh chóng.
- Có khả năng sử dụng các công cụ, thiết bị liên quan đến báo chí như là máy ảnh, máy ghi âm, hiểu về các kỹ thuật truyền hình, làm video, đồ họa,…
- Thư kỳ tòa soạn cần thông thạo tiếng Anh để có thể làm việc với nhiều đối tượng người nước ngoài hoặc mở rộng cơ hội phát triển ở môi trường quốc tế.
- Là người nhanh nhẹn, năng động, nhiệt tình, giao tiếp tốt, có trách nhiệm trong công việc, không ngại khó, ngại khổ.
- Có khả năng chịu được áp lực công việc vì vị trí việc làm này sẽ khá vất vả và khối lượng công việc sẽ rất nhiều.
4. Các chế độ dành cho thư ký tòa soạn
Trở thành thư ký tòa soạn, các bạn sẽ nhận được rất nhiều quyền lợi, chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Tùy vào quy mô hoạt động và sự phát triển của các tổ chức, cơ quan mà chính sách phúc lợi sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các bạn đều sẽ nhận được đầy đủ theo quy định dành cho người lao động. Cụ thể các quyền lợi đó bao gồm:
4.1. Mức lương của thư ký tòa soạn là bao nhiêu?

Mức lương dành cho thư ký tòa soạn sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ của mỗi người. Với những ai mới thì sẽ hưởng mức lương cơ bản khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng. Còn những ai đã làm lâu năm thì sẽ có thể hưởng mức lương từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, thư ký tòa soạn còn nhận được các mức thưởng theo hiệu suất công việc, nhuận bút viết bài,… Theo đó, tổng thu nhập có thể nhận được lên đến 15 – 20 triệu đồng/tháng.
4.2. Quyền lợi mà thư ký tòa soạn nhận được
Không chỉ có mức lương, thưởng hấp dẫn mà các chế độ đãi ngộ khác cũng đáng để các bạn quan tâm. Làm việc tại các cơ quan, tổ chức về truyền thông, báo chí này, các bạn chắc chắn sẽ có cơ hội phát triển rất lớn. Cụ thể các chính sách đãi ngộ như sau:
- Môi trường làm việc rất chuyên nghiệp, có quy củ, được làm việc với nhiều người nổi tiếng, những gương mặt “máu mặt” trong xã hội.
- Cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp rất tốt, thăng tiến mức lương theo định kỳ và có những đặc quyền lớn.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc, công cụ làm việc, trang phục,…

- Hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm, các quyền lợi theo quy định của nhà nước bao gồm các ngày nghỉ lễ, phép, thưởng ngày đặc biệt, hưởng lương tháng 13, trợ cấp, phụ cấp, đi du lịch hàng năm, tham gia vô số các sự kiện xã hội, văn hóa, giải trí,… trên toàn quốc.
Ngoài ra, rất nhiều quyền lợi hấp dẫn khác mà các bạn có thể nhận được khi trở thành thư ký tòa soạn tùy thuộc vào quy định của các công ty, tổ chức cũng như năng lực làm việc của mỗi người. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không tạo hồ sơ để ứng tuyển vào làm việc tại vị trí thư ký tòa soạn ngay thôi nào!
Hy vọng rằng những thông tin mà timviec365.vn chia sẻ trên đây sẽ hữu ích và giúp các ứng viên có thể nhanh chóng tìm kiếm được cho mình một vị trí việc làm phù hợp nhất, theo đuổi đam mê, sự nghiệp nhé! Chúc các bạn luôn may mắn và gặp nhiều thành công!
- Rút gọn