Việc làm trưởng phòng qc
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Trưởng phòng QC là một công việc vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều người. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp làm về thực phẩm, đồ uống, hoặc các dịch vụ đây lại là một vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy quản trị. Cùng timviec365.vn khám phá xem công việc này là gì cũng như yêu cầu của nó nhé.
1. Khám phá công việc trưởng phòng QC
Trong nhiều doanh nghiệp, yêu cầu về chất lượng được coi là một trong những yêu cầu tiên quyết đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Song hành với công cuộc hội nhập của nước ta, chính phủ đã liên tục khuyến khích, ban hành những nghị định về quản trị chất lượng giúp các doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng trong sản xuất, kinh doanh, quản trị nhân sự cũng như đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng.

Chính vì lẽ đó, vị trí trưởng phòng QC - trưởng phòng quản lý chất lượng hiện đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Nhìn chung, người đảm nhận vị trí trưởng phòng QC sẽ có trách nhiệm điều hành bộ phận nhân viên phòng chất lượng dưới quyền cũng như đảm bảo các nhân sự trong công ty hoàn thành được những tiêu chí công việc đúng với quy định ban lãnh đạo đã đề ra và đạt chuẩn ISO 9000 (tùy theo bộ quy tắc doanh nghiệp áp dụng). Nhưng tiêu chuẩn về chất lượng trong công ty phải đảm bảo phù hợp với mặt hàng, dịch vụ doanh nghiệp đang cung ứng, tính đúng đắn về mặt pháp luật và giữ cho khách hàng nhận được đúng quyền lợi và được hỗ trợ khi có bất kỳ sai phạm nào thuộc về doanh nghiệp.
2. Những nhiệm vụ của trưởng phòng QC
2.1. Những nhiệm vụ liên quan đến tác vụ hành chính
Như những công việc quản trị cấp trung khác, trưởng phòng QC vẫn sẽ phải đảm bảo song song giữa nghiệp vụ chuyên môn là những nhiệm vụ liên quan đến tác vụ về hành chính. Đặc biệt là những giấy tờ, báo cáo của phòng ban để gửi lên ban lãnh đạo cấp cao.

Như nhiều công việc trưởng phòng khác, trưởng phòng QC sẽ phải tổng hợp những báo cáo định kỳ (ngày/ tuần/ tháng) của các nhân sự trong phòng chất lượng; báo cáo về chất lượng của các nhân sự tại những phòng ban khác. Tại một số doanh nghiệp, bộ phận quản lý chất lượng sẽ gộp chung với bộ phận chăm sóc khách hàng, trước những phản hồi, khiếu nại của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm trong công ty họ sẽ đưa ra các phương án, giải pháp phù hợp nhất.
Cùng với đó, các báo cáo định kỳ liên quan đến quản trị chất lượng của công ty sẽ được trưởng phòng QC kiểm tra và thống nhất với bộ phận quản trị chất lượng trước khi gửi lên các cơ quan, ban ngành khác. Với những vấn đề liên quan đến tiến hành quản trị chất lượng trong công ty không thể thiếu hoạt động kiểm soát, giải trình và trưởng phòng quản trị chất lượng sẽ kiểm soát công việc ấy.
2.2. Những công việc liên quan đến nghiệp vụ quản trị chất lượng
Có thể nói, quản trị chất lượng là một công việc không thể thiếu nếu như doanh nghiệp muốn phát triển đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Thêm vào đó, quản trị chất lượng được xem là một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của doanh nghiệp.

Là người đứng đầu bộ phận quản trị chất lượng trong một tổ chức, có thể nói lượng công việc liên quan đến nghiệp vụ chất lượng của trưởng phòng QC được đánh giá khá nặng. Trước tiên, tùy theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9001 mà công ty áp dụng trưởng phòng quản trị chất lượng sẽ phải cung cấp tài liệu cho những nhân viên dưới quyền, những bộ phận, phòng ban khác trong công ty nắm được yêu cầu trong tiêu chuẩn.
Từ đó, trưởng phòng QC sẽ kết hợp cùng ban lãnh đạo trong công ty thiết lập những quy định, quy cách liên quan đến ứng xử và làm việc. Hệ thống quản lý chất lượng không chỉ gắn liền với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung ứng mà còn phải được áp dụng trong cả hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
Hoạt động kiểm soát chất lượng không chỉ trong doanh nghiệp mà còn phải được phối hợp với các hoạt động của chuỗi cung ứng, logistic kho bãi. Đối với những đối tác kết hợp cung cấp nguyên liệu cho công ty phải đảm bảo được chất lượng trong sản phẩm của họ.
Khi doanh nghiệp gặp các sự cố liên quan đến chất lượng sản phẩm trưởng phòng QC phải kịp thời nắm được vấn đề liên quan đến phòng ban nào, phản hồi trực tiếp các khiếu nại từ khách hàng và tiến hành xử lý các sai phạm hành chính, pháp luật tùy theo độ nặng, nhẹ.

Trước những thay đổi của thị trường, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật những thông tin, quy chuẩn mới cũng như tiến hành áp dụng tiêu chuẩn ISO mới nếu như tiêu chuẩn cũ đã không còn phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ được cấu thành từ chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Trưởng phòng chất lượng sẽ cùng bộ phận quản trị chất lượng tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng của các phòng ban định kỳ dựa trên bộ tiêu chuẩn ISO từ đấy đưa ra kết luận khen thưởng, xử phạt. Nhân sự phòng chất lượng cũng sẽ được trưởng phòng chất lượng đào tạo và giám sát trong các hoạt động phục vụ công việc.
3. Quyền lợi và nghĩa vụ của vị trí trưởng phòng QC
Quyền hạn lớn sẽ đi kèm với trách nhiệm lớn. Có thể nói, để nắm giữ vị trí quản trị cấp trung ứng viên muốn ứng tuyển vị trí trưởng phòng QC sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu của công việc.
3.1. Nghĩa vụ, yêu cầu của vị trí trưởng phòng QC
Về yêu cầu trình độ học vấn, như những chức vụ quản trị cấp trung khác trưởng phòng QC phải có trình độ Cao đẳng, Đại học chính quy những chuyên ngành chuyên về quản lý chất lượng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhiều về kinh nghiệm thay vì bằng cấp nên những ứng viên làm trái ngành cũng đừng vì vậy mà lo lắng nhé.

Để lên được vị trí trưởng phòng, ứng viên cần có tối thiểu từ 2 - 3 năm làm việc ở những vị trí nhân viên cấp dưới hoặc đã có 1 - 2 năm làm vị trí trên tại những doanh nghiệp khác. Như đã đề cập bên trên, những kiến thức nghiệp vụ quản trị chất lượng là không thể thiếu chính vì vậy họ phải hiểu biết và nắm vững chuyên môn.
Là nhà quản trị, trưởng phòng QC phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt cũng như quản lý thời gian, khả năng lãnh đạo. Ngoài ra những kỹ năng cơ bản về tin học văn phòng và sử dụng tiếng Anh giao tiếp cũng sẽ là bàn đạp hiệu quả giúp trưởng phòng QC đạt được thành công trong công việc.
3.2. Quyền lợi của công việc trưởng phòng QC
Khi đã đạt được thành tựu trong công việc và lên được vị trí trưởng phòng, đãi ngộ về lương thưởng sẽ có nhiều thay đổi. Song hành với những áp lực về nghĩa vụ là quyền lợi vô cùng lớn và hấp dẫn.

Trung bình, mức lương ở vị trí trưởng phòng QC sẽ từ 20 triệu đồng/ tháng trở lên. Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà mức lương này sẽ có sự thay đổi thấp hoặc cao hơn. Khi tham gia vào bộ máy nhân sự của doanh nghiệp, ứng viên cũng sẽ được nhận những đãi ngộ liên quan đến quyền lợi của người lao động. Để biết rõ hơn mức đãi ngộ của vị trí này, các ứng viên hãy truy cập mục tin tuyển dụng của timviec365.vn nhé.
Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã phần nào giúp các ứng viên hiểu hơn về vị trí của công việc trưởng phòng QC. Hãy theo dõi timviec365.vn để cập nhật ngay những thông tin tuyển dụng cực hấp dẫn mỗi ngày!
- Rút gọn