Việc làm kiểm toán nhà nước
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Kiểm toán Nhà nước là một việc làm vô cùng quan trọng trong bộ máy nhà nước nói chung. Chính vì vậy, để có thể ứng tuyển thành công, bạn phải thật sự am hiểu về vị trí này. Dưới đây là một vài thông tin cần thiết cho bạn!
1. Tổng quan việc làm kiểm toán Nhà nước
.jpg)
Trước khi tìm hiểu về việc làm của nhân viên kiểm toán Nhà nước, mình sẽ giới thiệu sơ qua về bộ máy này nhé!
Kiểm toán Nhà nước là một bộ phận do Quốc Hội thành lập, hoạt động dựa trên những quy định của Pháp luật, thực hiện những công việc liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công, giúp minh bạch trong các khâu, chống tham nhũng.
Kiểm toán viên Nhà nước còn được gọi là công chức Nhà nước. Cũng như những công việc chính mà bộ máy này phải đảm nhiệm, khi làm việc ở đây, bạn cũng sẽ phải làm một số công việc như giám sát, điều tra xác thực. Về chi tiết công việc này, các bạn hãy cùng theo dõi ở những thông tin dưới đây.
2. Các công việc chính của việc làm kiểm toán Nhà nước
Đầu tiên, để có thể làm được công việc của một nhân viên kiểm toán Nhà nước, bạn phải nắm rõ được những đầu việc đảm nhiệm của công việc này. Cụ thể, là một kiểm toán viên Nhà nước, bạn phải thực hiện những công việc sau:
.jpg)
+ Kiểm toán Nhà nước sẽ phải đưa ra những quyết định về kiểm toán theo mỗi định kỳ (thường theo năm). Như đã nói ở trên, đây là bộ phận do Quốc Hội thành lập, chính vì vậy, mọi hành động đều sẽ được thông qua bởi Quốc Hội, kể cả những quyết định kiểm toán này.
+ Khi làm việc ở bộ phận kiểm toán Nhà nước, bạn cũng sẽ phải thực hiện một số công việc khác ở lĩnh vực liên quan, theo yêu cầu trực tiếp từ Quốc Hội hay Chính Phủ.
+ Được xem xét và đưa ra những quyết định liên quan từ những đề nghị bởi Ủy ban và Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng dân tộc, Ủy ban nhân dân các cấp thuộc trung ương; các đơn vị tổ chức, cơ quan không nằm trong kế hoạch kiểm toán.
+ Hỗ trợ các công việc dự toán ngân sách
+ Làm báo cáo kiểm toán theo định kỳ hàng năm, sau đó trình lên các cơ quan có thẩm quyền báo cáo đó, đồng thời phải giải trình được được cho các cơ quan đó về kết quả của kiểm toán
+ Nhiệm vụ phải theo dõi sát về những kiến nghị được đưa ra
+ Phát hiện và chuyển giao những tài liệu, hồ sơ có dấu hiệu vi phạm luật pháp của các cá nhân hay tổ chức cho cơ quan có thẩm quyền
.jpg)
+ Là người phải chịu trách nghiệm đối với các loại văn bản kiểm toán, phải giữ bí mật tuyệt đối với những thông tin về số liệu, thống kê. Đây là những quy định rõ ràng của pháp luật mà kiểm toán viên phải tuân thủ
+ Hỗ trợ cùng xây dựng chiến lược phát triển cho bộ máy kiểm toán Nhà nước, sau đó trình lên Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội để xem xét và ban hành (nếu thông qua)
Trên đây là những đầu việc quan trọng nhất mà một kiểm toán viên Nhà nước phải nắm được cũng như thực hiện được. Để có thể làm tốt một công việc, nhiệm vụ đầu tiên là phải hiểu rõ về công việc đó. Chính vì vậy, bản mô tả công việc này có thể giúp bạn hiểu hơn về khả năng của mình có đáp ứng được công việc hay không.
3. Yêu cầu của một kiểm toán Nhà nước
Chính vì những công việc mà việc làm kiểm toán Nhà nước phải đảm nhiệm, nên yêu cầu về công việc cũng tương đối khắt khe.
Trước hết về trình độ chuyên môn, để có thể ứng tuyển vào vị trí của một nhân viên kiểm toán Nhà nước, bạn cần phải sở hữu cho mình một tấm bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng trong lĩnh vực Kiểm toán hay Tài chính Kế toán.
.jpg)
Ngoài ra, là một nhân viên kiểm toán Nhà nước, còn đòi hỏi bạn rất nhiều về kinh nghiệm làm việc. Chính vì vậy, khi vừa ra trường hay thậm chí còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn hãy tìm hiểu những vị trí thực tập để trau dồi kỹ năng cho mình. Là một nhân viên Nhà nước, sẽ yêu cầu bạn rất nhiều, chính vì thế, bạn cũng không nên ứng tuyển khi chưa có bất kỳ một kinh nghiệm nào cả.
Nếu như đã tìm hiểu bạn sẽ biết, một nhân viên kiểm toán nói chung sẽ có những yêu cầu bắt buộc như phải nắm được các chính sách về thuế tại thời điểm hiện tại. Ngoài những yêu cầu đó, bạn cũng cần có kỹ năng về tin học văn phòng hay trình độ tiếng Anh. Do tính chất của công việc, bạn thường xuyên phải làm việc với máy tính, chính vì vậy, nếu có kỹ năng sử dụng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc.
Hơn nữa, là một kiểm toán Nhà nước, bạn sẽ phải gặp gỡ rất nhiều người, hoặc những người có vị trí cao trong bộ máy Nhà nước. Chính vì lý do đó, bạn cũng nên trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều và có thể giúp bạn mở rộng mối quan hệ, thăng tiến trong công việc.
.jpg)
4. Chế độ đãi ngộ của nhân viên kiểm toán Nhà nước
Khi làm việc tại vị trí kiểm toán Nhà nước, bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi về công việc. Quyền lợi đầu tiên phải nhắc đến đó là môi trường làm việc. Đây là một bộ máy của Nhà nước, chính vì thế môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp và chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến.
Thứ hai, bạn sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ của Nhà nước như đóng bảo hiểm xã hội, được nghỉ các ngày Lễ, phép theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, ở từng vị trí riêng, còn được hưởng phúc lợi về sức khỏe toàn diện, động viên thăm hỏi khi gặp khó khăn.
Với công việc nhà nước, cơ hội thăng tiến là rất lớn. Chỉ cần bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc và chứng minh được khả năng của mình, cơ hội của bạn sẽ rất lớn.
.jpg)
Tiếp đến, một vấn đề quan trọng quyết định mức độ gắn bó với công việc phải kể đến mức lương thực hưởng. Với vị trí công việc này, mức lương trung bình sẽ giao động trong khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này còn thay đổi dựa trên khả năng làm việc của cá nhân. Đối với một nhân viên kiểm toán giỏi, một tháng có thể kiếm đến 50 triệu là điều có thể đạt được.
Nói chung, công việc kiểm toán Nhà nước là một công việc được đánh giá là công việc có mức lương thưởng hay chế độ hấp dẫn, chính vì thế, rất nhiều bạn trẻ đều có mong muốn được làm việc ở vị trí này. Tuy nhiên, đối với công việc nào cũng thế, bạn phải thật sự có đạo đức nghề nghiệp mới có thể hoàn thành tốt. Đặc biệt, với công việc Nhà nước, bạn cần phải lưu ý một vài thông tin sau:
+ Phải trung thực và cẩn thận, bởi mỗi con số, mỗi thông tin mà bạn đưa ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những cá nhân và tổ chức khác. Bạn cũng chính là người chịu trách nghiệm trực tiếp cho những số liệu này nếu có bất kỳ lỗi nào.
+ Phải giữ bí mật của tổ chức, không để lộ ra bên ngoài những thông tin số liệu, ảnh hưởng đến bộ máy Nhà nước.
+ Chấp hành theo mọi quy định của Nhà nước đã ban hành, tránh lệch lạc thông tin.
Trên đây là tất cả những thông tin mà bạn cần biết về việc làm kiểm toán Nhà nước. Hy vọng những thông tin này đầy đủ và có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Rút gọn