Việc làm phiên dịch tiếng việt
Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, các sự kiện giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước diễn ra gần như mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Chính vì thế, công việc phiên dịch tiếng Việt vẫn luôn được nhiều người theo đuổi trong suốt vài thập kỷ qua. Vậy các bạn đã có những hiểu biết gì về công việc này chưa? Cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Nghề phiên dịch tiếng Việt là gì?
Những người làm phiên dịch tiếng Việt, hay còn gọi là phiên dịch viên, có công việc chính là dịch thuật, chuyển đổi những nội dung của văn bản, giấy tờ, hay các đoạn hội thoại, từ tiếng nước khác về tiếng Việt Nam.

Thật ra, không chỉ người làm nghề, mà hầu hết ai cũng nhiều lần thực hiện phiên dịch tiếng Việt. Đó đơn giản chỉ là giúp dịch từ ngữ nào đó hộ người khác, hay tra cứu từ điển,...
Đến đây, chắc nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng công việc phiên dịch tiếng Việt chỉ đơn giản vậy, thì các bạn đã lầm. Hãy xem tiếp các phần sau để biết các phiên dịch viên cần có kỹ năng gì nhé!
2. Các kỹ năng đòi hỏi ở vị trí phiên dịch tiếng Việt
Trước tiên, để có thể theo đuổi công việc phiên dịch tiếng Việt, bạn cần có chuyên môn ngoại ngữ cao. Việc này thể hiện qua các chứng chỉ, bằng cấp có giá trị quốc tế như IELTS, TOEIC, nếu bạn làm phiên dịch tiếng Anh sang tiếng Việt, hay N2, N1 đối với tiếng Nhật,...

Song song với sự phát triển của khoa học và giáo dục, không khó để bạn có thể những trang web, từ điển online phục vụ cho việc dịch thuật siêu tốt. Nếu để là dịch một hay vài từ đơn lẻ thì chắc chắn ai cũng làm được. Tuy nhiên, máy móc cũng chỉ là công cụ phụ giúp con người chứ không thể thay thế được. Với tư duy, sự am hiểu ngôn ngữ của phiên dịch viên, chỉ họ mới có khả năng chuyển hóa ngôn ngữ một cách chính xác và mỹ miều nhất. Minh chứng cho việc này, gần đây, trên mạng xã hội lan truyền rất nhiều về một câu văn được dịch bằng từ điển của Google. Câu văn có nội dung: “Tôi mong tình yêu của chúng tôi sẽ kéo dài năm tháng.”, và được công cụ dịch thành: “I hope our love will last five months.” Sự hài hước này đã trở thành xu hướng trên Facebook, và nhờ đó thì mới thấy sự kỳ diệu của ngôn ngữ, cũng như tầm ảnh hưởng của phiên dịch tiếng Việt.
Do sự hạn chế của công cụ, nên một câu văn với cấu trúc cơ bản, ai học tiếng Anh cũng hiểu, vẫn bị dịch sai. Chính vì thế, để phiên dịch tiếng Việt những văn bản, nội dung phức tạp, mang tính nghiêm túc và học thuật cao, thì phải cần những chuyên gia ngôn ngữ xử lý. Đây chính là một kỹ năng quan trọng khác của người phiên dịch tiếng Việt, đó là khả năng xử lý, sử dụng câu từ, ngữ nghĩa hợp lý.
Ngoài việc phiên dịch tiếng Việt trên giấy tờ, phiên dịch viên còn có công việc dịch thuật trực tiếp trong các cuộc hội thoại giữa những người đến từ các nước khác nhau. Đây là việc thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, trong những cuộc tọa đàm, giao lưu văn hóa của chính phủ với bạn bè quốc tế, hay những chương trình thực tế có những nhân vật nước ngoài,...
.jpg)
Việc phiên dịch tiếng Việt này không những đòi hỏi bạn có tốc độ phản ứng, xử lý tình huống nhanh nhạy, mà còn yêu cầu mang lại đúng cảm xúc, phong thái của người nói.
Để cụ thể hơn, nếu các bạn đã từng nhìn thấy các phiên dịch viên cho những lãnh đạo cấp cao trên các chương trình thời sự, bạn sẽ thấy lúc nào trông họ cũng rất nghiêm túc, đĩnh đạc. Ngược lại, đối với những gameshow truyền hình thực tế, các bạn phiên dịch tiếng Việt có thể ăn mặc, nói chuyện thoải mái, vui vẻ hơn.
Ngoài những kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ như trên, các bạn cũng nên tập luyện, thành thạo các kỹ năng như giao tiếp, tin học văn phòng,... để công việc thuận lợi và có lộ trình thăng tiến rõ ràng hơn.
3. Phiên dịch tiếng Việt được chia thành hai hình thức chính
Như đã nhắc đến bên trên, công việc phiên dịch tiếng Việt được phân làm hai phương thức chính đó là phiên dịch viết và phiên dịch nói. Mỗi hình thức lại có những đặc thù, tính chất riêng để phù hợp với khả năng, tính cách của ứng viên.
3.1. Phiên dịch nói
Phiên dịch tiếng Việt bằng hình thức nói thường được sử dụng bởi các MC sự kiện, chương trình song ngữ, hỗ trợ công ty gặp gỡ, làm việc với đối tác nước ngoài,...
Ngôn ngữ nào cũng vậy, luôn có bốn kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, yếu tố nghe và nói được đòi hỏi và có yêu cầu cao hơn cả đối với phiên dịch nói. Ngôn ngữ giao tiếp sẽ không phức tạp như văn bản, nên bạn chỉ cần có vốn từ vựng ổn, nói năng trôi chảy, tự tin là được.

Trong hình thức này, lại được chia làm hai kiểu phiên dịch tiếng Việt đó là phiên dịch nối tiếp và dịch đồng thời, cụ thể như sau:
- Phiên dịch nối tiếp: Đây là phương pháp phiên dịch tiếng Việt phổ biến hơn, và thường sử dụng trong hầu hết các sự kiện lớn nhỏ. Nối tiếp ở đây tức là sau khi người nói kết thúc 2-3 câu, thì họ sẽ dừng lại để bạn dịch, rồi lặp lại quy trình đến khi hết vấn đề. Hình thức này giúp bạn có nhiều thời gian để xử lý và truyền tải thông tin hơn.
- Phiên dịch đồng thời: Những người có thể làm và thành thạo phương thức này chắc hẳn cũng phải là bậc thầy ngôn ngữ. Dịch đồng thời tức là người nói đến đâu bạn dịch đến đó, trong khi dịch phải xử lý câu tiếp theo của họ. Việc phiên dịch tiếng Việt như vậy yêu cầu bạn phải tập trung tuyệt đối, phân tích, xử lý nhanh.
Lưu ý, nếu chả may bạn chưa kịp nắm bắt thông tin họ truyền tải, có thể nhờ họ nói lại. Nhiều trường hợp phiên dịch viên đã bị các chuyên gia, hay thậm chí khán giả bắt bài vì dịch không sát nghĩa, hay tự thêm thắt từ ngữ.
3.2. Phiên dịch viết
Hình thức phiên dịch tiếng Việt thứ hai chính là phiên dịch viết, tức là phiên dịch các văn bản, giấy tờ từ các ngôn ngữ khác về tiếng Việt.
Cùng đòi hỏi trình độ và mức độ thành thạo ngoại ngữ, nhưng ngược với phiên dịch nói, phiên dịch viết chú trọng tới kỹ năng đọc và viết của bạn hơn. Đồng nghĩa với việc bạn cần có vốn từ vựng rộng rãi, nắm bắt được nội dung chính, từ khóa của bài, rồi viết lại bằng tiếng Việt.

Hình thức phiên dịch tiếng Việt này không yêu cầu phải có tốc độ quá nhanh, nhưng cũng đừng quá chậm, nếu bạn không muốn sếp phạt vì chậm deadline nhé!
Đối với cả hai hình thức trên, các bạn không chỉ am hiểu ngoại ngữ, mà còn phải giỏi cả tiếng mẹ đẻ nữa. Từ đó, qua ngôn từ chuyên nghiệp, mỹ miều, có thể truyền tải đến người nghe, người đọc những nội dung chính xác nhất nhé!
4. Cơ hội của việc làm và cách tìm việc phiên dịch tiếng Việt
Phiên dịch tiếng Việt càng ngày càng có độ thu hút lớn đối với các ứng viên, không chỉ bởi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao, mà còn nhờ cả chế độ đãi ngộ vô cùng tốt mà công việc này mang lại. Môi trường làm việc cho người phiên dịch tiếng Việt luôn rất chuyên nghiệp, trẻ trung, đặc biệt xác suất để được đi công tác, du lịch nước ngoài là rất cao. Hơn thế nữa, nếu có được thâm niên trong nghề phiên dịch tiếng Việt, thu nhập hàng tháng của bạn có thể lên đến 30-40 triệu đồng, một con số mơ ước của nhiều người.

Song, nếu bạn vẫn còn đang loay hoay tìm kiếm công việc phiên dịch tiếng Việt, hãy truy cập ngay website timviec365.vn. Đây là một trong những trang web tìm kiếm việc làm uy tín bậc nhất tại Việt Nam, đảm bảo liên hệ, kết nối với doanh nghiệp nhanh chóng và an toàn. Hơn thế nữa, phạm vi tra cứu có thể kéo dài từ vài trăm mét đến cả nghìn km trên toàn quốc, nên những cánh cửa cơ hội luôn mở rộng cho bạn.
Thông qua những bí quyết mà timviec365.vn chia sẻ, chúc các bạn sớm tìm được công việc phiên dịch tiếng Việt ưng ý nhé!
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
