Tin hot: Cần tuyển chuyên viên an ninh mạng
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Trong một tổ chức công nghệ nói riêng và nhiều tổ chức, doanh nghiệp khác nói chung, việc làm chuyên viên an ninh mạng đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp đơn vị bảo vệ tốt cho sự an toàn dữ liệu, thông tin. Mỗi một ứng viên được tuyển vào vị trí này được đòi hỏi đáp ứng rất nhiều yêu cầu. Nếu như bạn muốn ứng tuyển thành công vào vị trí này thì cần phải nắm bắt những thông tin mô tả đầy đủ về việc làm. Đọc bài viết sau đây để tìm kiếm các giá trị tin tức đó nhé.
1. Tìm hiểu thông tin khái quát về vị trí việc làm chuyên viên an ninh mạng
Chuyên viên an ninh mạng là vị trí xương sống của một công ty, đảm đương trọng trách bảo vệ an toàn thông tin cho tất cả các dữ liệu của đơn vị đang được truyền và lưu trữ trên hệ thống internet.
Hiện nay, những chuyên viên an ninh mạng được săn đón không chỉ ở các công ty công nghệ mà còn được tuyển dụng vào làm việc tại rất nhiều doanh nghiệp. Lý do là vì hiện nay, hầu hết các tổ chức đều đã ứng dụng công nghệ và mạng internet trong việc lưu trữ dữ liệu thông tin, thực hiện giao dịch chủ yếu bằng đường truyền mạng và cũng sử dụng internet làm phương thức trao đổi dữ liệu, bao gồm cả các dữ liệu mật.

Việc truyền tải này tuy rất tiện lợi, nhanh chóng thế nhưng lại có nguy cơ gặp rủi ro cao bởi những cuộc tấn công từ những kẻ hacker chuyên nghiệp hay các phần mềm độc hại, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Bởi thế mà hơn bất cứ thứ gì, đối với một doanh nghiệp mà nói, việc bảo vệ thông tin, dữ liệu là nhiệm vụ tối cao cần được đảm bảo bậc nhất. Do đó, các chuyên viên an ninh mạng vẫn luôn là đối tượng được các doanh nghiệp để ý và săn đón.
2. Những nhiệm vụ chung của nghề chuyên viên an ninh mạng
Các chuyên viên an ninh mạng chủ yếu làm việc với mục tiêu chính là để phát hiện kịp thời các nguy cơ bị xâm hại dữ liệu, kịp thời ngăn chặn các cuộc tấn công thông tin, khôi phục và lưu trữ các dữ liệu. Nói chung họ làm việc để phục vụ mục tiêu cao cả là bảo vệ mọi toàn bộ mọi thông tin, dữ liệu cho doanh nghiệp không bị rủi ro tấn công.

Mặc dù bảng phân công nhiệm vụ cụ thể được giao đến tận tay các chuyên viên lại khác nhau phụ thuộc vào quy mô của từng đơn vị thuê tuyển nhưng để bước qua vòng tuyển dụng cũng như sẽ làm tốt công việc được giao thì buộc ứng viên quan tâm vị trí này phải nắm bắt được rõ ràng những nhiệm vụ chủ yếu, cơ bản của nghề. Khi đã có ý định tìm kiếm việc làm này, bạn hãy khám phá nội dung dưới đây để hiểu nghề chuyên viên an ninh mạng làm những gì nhé.
3. Chi tiết bảng phân công công việc dành cho chuyên viên an ninh mạng
3.1. Giám sát toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng
Có thể một chuyên viên an ninh mạng chỉ phải làm duy nhất một nhiệm vụ này cho công ty có quy mô vừa và nhỏ. Tại những đơn vị doanh nghiệp lớn hơn, tổ chức có cả một phòng ban kỹ thuật chuyên đảm đương các vấn đề về an ninh mạng, và tại vị trí này, công việc giám sát toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng chỉ là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện, làm việc dưới sự lãnh đạo, chỉ dẫn trực tiếp của giám đốc an ninh mạng.

Với nhiệm vụ này, bạn chủ yếu thực hiện việc giám sát các hoạt động của hệ thống mạng. Đồng thời bảo đảm sự an toàn cho hệ thống khi nhận được bất cứ cảnh báo bảo mật nào. Tất cả những diễn biến của hệ thống mạng đều cần phải được ghi chép lại cẩn thận để theo dõi, giám sát một cách chi tiết và hiệu quả nhất.
3.2. Xây dựng các chương trình ứng phó kịp thời đối với các sự cố về an ninh mạng
Một hệ thống an ninh mạng được đảm bảo an toàn đòi hỏi phải luôn có kế hoạch đầy đủ, chuẩn chỉnh cho nó. Mà nhiệm vụ này thuộc về phòng ban kỹ thuật về hệ thống quản trị và trực tiếp sẽ do người chuyên viên an ninh mạng phụ trách. Với nhiệm vụ này, chuyên viên an ninh mạng sẽ phải viết các chương trình dự bị đối với các nguy cơ sự cố xảy ra. Nội dung được viết ra và xây dựng thành kế hoạch hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm từ chính cá nhân chuyên viên và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Với mỗi dự án được viết ra sẽ không được thực thi ngay vì có liên quan tới ngân sách và tính khả thi mà cần phải trình lên ban lãnh đạo phê duyệt và quyết định đầu tư ngân sách để đưa vào thực hiện.
3.3. Chuyên viên an ninh mạng tiến hành triển khai, duy trì công cụ về công nghệ, bảo mật

Đây cũng chính là một trong những trách nhiệm vô cùng quan trọng của chuyên viên an ninh mạng. Nhiệm vụ này đòi hỏi bạn phải vận dụng trình độ chuyên môn về mảng kỹ thuật số để giám sát, quản lý tình trạng duy trì bảo mật an ninh cho từng thiết bị máy tính, qua đó tìm kiếm điểm bất thường. Sau khi đã xác định được tình trạng thì cần báo cáo lại cụ thể cho đơn vị để bắt đầu triển khai xây dựng các kế hoạch ứng phó kịp thời đối với mọi nguy cơ hệ thống mạng bị tấn công.
3.4. Những nhiệm vụ khác của chuyên viên an ninh mạng
Bên cạnh 3 công việc chính luôn được đặt lên hàng đầu trên đây, một chuyên viên an ninh mạng còn có thêm nhiều việc khác để thực hiện, có thể những nhiệm vụ đó không được thực hiện thường xuyên nhưng bất kể khi nào cần cũng đều do chính vị trí này đảm nhận.

Một vài công việc mà chúng ta muốn đề cập tới bao gồm:
- Hỗ trợ các phòng ban trong công ty trong việc xử lý các vấn đề về hệ thống mạng.
- Triển khai những giải pháp về an toàn thông tin.
- Cài đặt và thực hiện cấu hình tại những thiết bị bảo mật để luôn đảm bảo hệ thống dược bảo vệ an toàn.
- Quản trị tốt hệ thống phòng và chống lại các mã độc hại, xử lý tất cả những vấn đề tại máy trạm, máy chủ có liên quan đến mã độc.
- Tham gia với vai trò là một tư vấn đối với những dự án phần mềm, đưa ra các đánh giá về vấn đề an ninh phù hợp trong doanh nghiệp.
Dường như có rất nhiều nhiệm vụ mà nghề chuyên viên an ninh mạng cần phải thực hiện. Để làm tốt mọi thứ buộc bạn phải đáp ứng hoàn chỉnh các yêu cầu cơ bản của nghề. Nếu chưa nắm rõ những yêu cầu đó là gì thì hãy cùng các chuyên gia tại timviec365.vn khám phá tiếp nhé.
4. Yêu cầu đối với vị trí việc làm chuyên viên an ninh mạng
Trước tiên, chuyên viên cần phải đáp ứng tốt yêu cầu về mặt trình độ bằng cấp, cụ thể bạn phải tốt nghiệp từ cấp bậc đại học trở lên tại các chuyên ngành như công nghệ thông tin, khoa học máy tính, viễn thông,… Có chứng chỉ hành nghề CCNA, CEH, MCITP CCNP là một đòi hỏi cần thiết, có thể có một trong số những chứng chỉ đó, đặc biệt ưu tiên hơn cả đối với các ứng viên có chứng chỉ về nghiệp vụ an toàn thông tin như CHFI, CISSP, CISM. Một số doanh nghiệp còn yêu cầu cả chứng chỉ về TOEIC.
Về mặt kinh nghiệm, bạn cần phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có ít nhất là 2 năm làm việc tại lĩnh vực an ninh, an toàn mạng, có hiểu biết chuyên sâu về hệ thống mạng, nắm rõ kiến thức cơ sở liên quan tới giao thức mạng, giao thức mã hóa, phương thức kết nối, thiết lập,…

Đặc biệt, chuyên viên an ninh mạng còn phải có hiểu biết về những hình thức tấn công mạng, biết cách quản trị hệ thống an ninh, bảo mật. Nhạy bén trong việc kiểm tra, kịp thời phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn và vấn đề về an toàn thông tin đang tồn tại, đưa ra các giải pháp xử lý một cách nhanh chóng để đảm bảo giữ cho hệ thống mạng không bị tấn công hay gặp bất kỳ rủi ro nào.
Như vậy nhưng thông tin cơ bản nhất về việc làm chuyên viên an ninh mạng đã được chia sẻ. Hy vọng rằng với những nội dung này, bạn sẽ tận dụng hiệu quả để phục vụ cho quá trình ứng tuyển việc làm của mình. Tại timviec365.vn có rất nhiều vị trí việc làm chuyên viên an ninh mạng được đăng tải sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn việc làm phù hợp.
- Rút gọn