Việc làm giảng viên trung cấp
Nghề giảng viên trung cấp hiện nay là một ngành nghề đang thiếu nhân lực vì hầu hết các sinh viên sư phạm, thuộc khối ngành sư phạm sau khi ra trường đều mong muốn trở thành giảng viên ở các trường Đại học chính quy, cao đẳngg chứ ít ai nghĩ đến xin việc tại các hệ thống trường trung cấp, cơ sở dạy nghề
1. Khát quát về giảng viên trung cấp
Giảng viên trung cấp là một ngạch thuộc hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Giảng viên trung cấp là những người đã tốt nghiệp các khối ngành sư phạm, quản lý sư phạm, có đầy đủ kiến thức chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe tốt, lai lịch rõ ràng để có thể tham gia vào công tác giảng dạy tại các trường thuộc hệ trung cấp.

Giảng viên không chỉ là những người trực tiếp giảng dạy các kiến thức về từng chuyên ngành cho học sinh, sinh viên mà giảng viên còn có nhiệm vụ định hướng, hình thành các hệ thống kiến thức cho sinh viên. Với môi trường trung cấp, sinh viên hầu hết sẽ phải tự phát triển các kiến thức theo định hướng mà giảng viên đã đưa ra, áp dụng các kiến thức cơ bản vào thực tiễn để rút ra được các nội dung bài học. Không giống với giáo viên tiểu học, trung học, giảng viên trung cấp không có nhiệm vụ phải sát sao từng môn học cho sinh viên, đa số các tiết học sinh viên có thể tự nghiên cứu và sau đó nhiệm vụ của giảng viên sẽ là giải đáp các thắc mắc đó.
2. Mô tả công việc giảng viên trung cấp
2.1. Nhiệm vụ giảng dạy
- Giảng viên trung cấp phải đảm nhiệm các công việc liên quan đến giảng dạy từ trình độ nhận thức sơ cấp đến trình độ trung cấp.
- Giảng viên hình thành tác phong học tập và đạo đức cho sinh viên trong quá trình đứng lớp giảng dạy.
- Đảm nhận các công việc như soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy cho từng tiết học và môn học mình đã được cấp trên phân công, sáng tạo trong việc tự thiết kế các tài liệu hỗ trợ cho môn học.
.jpg)
- Hướng dẫn sinh viên cách tự học, tự nghiên cứu tài liệu, giáo trình một cách hiệu quả. Bên cạnh đó hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về nội dung môn học cho sinh viên.
- Lên kế hoạch sắp xếp các bài kiểm tra đan xen trong thời gian xuyên suốt môn học để kịp thời đánh giá được năng lực của sinh viên cũng như đưa ra các phương án để bổ trợ kiến thức cho những sinh viên còn yếu kiến thức.
- Phối hợp cùng tổ chuyên môn lên kế hoạch về kì thi, báo cáo kết quả đánh giá học sinh, tình hình các môn học cũng như đánh giá chéo năng lực của các giảng viên cùng tổ chuyên môn.
- Tham gia các buổi dự giờ đánh giá việc giảng dạy của đồng nghiệp, đồng thời cũng có trách nhiệm chuẩn bị thật tốt cho các buổi dự giờ của mình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giảng viên có trách nhiệm tham gia các đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu mà tổ bộ môn hoặc ban Giám đốc đưa ra. Đóng góp sẽ được hình thành trên các luận án, đề án và có đánh giá kết quả từ hội đồng nghiên cứu.

- Tích cực tham gia các công tác nghiên cứu về bộ môn để biên soạn các giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tiếp cận kiến thức của sinh viên cũng như hỗ trợ cho quá trình giảng dạy của các giảng viên.
- Tham gia, đóng góp các ý kiến trong việc cải tiến trang thiết bị dạy học, các giáo cụ trực quan nhằm hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy.
2.3. Nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn
- Luôn chủ động trong việc nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn của bản thân bằng cách không ngừng học hỏi tại môi trường trong nhà trường cũng như tìm đọc thêm các tài liệu về chuyên môn.
- Nhận các công việc viết báo cáo chuyên đề hàng tháng, báo cáo công tác của tổ chuyên môn theo đúng quy định nhà trường, tham gia các hội thảo khoa học được tổ chức tại nhà trường cũng như ngoài nhà trường để nâng cao năng lực.

- Là một giảng viên cần luôn nâng cao năng lực chính trị của mình cũng như như các kỹ năng về Ngoại ngữ hay tin học văn phòng để hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy, cũng như kịp thời đổi mới các phương pháp giảng dạy.
- Sẵn sàng tham gia các chương trình bồi dưỡng cán bộ, cử đi học nâng cao chuyên môn để phát huy được tối đa năng lực giảng dạy, mở rộng thêm được nhiều kiến thức, nhiều môn học, có thể cùng lúc đảm nhận được nhiều môn học hơn trong nhà trường.
3. Yêu cầu công việc giảng viên trung cấp
- Giảng viên trung cấp là những người đã tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến sư phạm, quản lý đào tạo hoặc những ứng viên có chứng chỉ sư phạm, có kinh nghiệm giảng dạy chuyên môn.
- Giảng viên trung cấp phải có sự tuyệt đối trung thành với Đảng và nhà nước, phẩm chất và con đường chính trị rõ ràng bởi giảng viên là những người trực tiếp giảng dạy, hình thành nên rất nhiều những “tương lai” của đất nước.
- Đảm bảo trình độ chuyên môn của giảng viên trung học phải đạt từ cao đẳng trở lên theo đúng với các quy định nhà nước đã ban hành. Để trở thành một giảng viên trung cấp bạn cũng cần phải trải qua các kì thi xét tuyển và thi tuyển viên chức theo đúng quy định.

- Nền tảng đạo đức là yêu cầu không thể thiếu trong mỗi giảng viên trung cấp. Lối sống và tư tưởng đạo đức của giảng viên sẽ có tác động rất nhiều đến việc hình thức đạo đức cho sinh viên. Không một môi trường nào lại mong muốn tuyển những giảng viên không có nền tảng đạo đức tốt về để giảng dạy lối sống cho sinh viên cả.
- Sự kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cũng là một điều cần có khi bạn mong muốn trở thành một giảng viên. Giảng viên là những người có trách nhiệm quản lý, gìn giữ sự kỷ luật trong môn học của mình. Bạn sẽ không thể bắt ép sinh viên nghiêm túc học hành, nâng cao kỉ luật trong giờ nếu như bạn không phải là một người có tính kỉ luật. Sự trách nhiệm trong công việc thể hiện ở việc bạn luôn hoàn thành các nhiệm vụ cấp trên giao phó và luôn đi sát với sinh viên để giúp cho sinh viên thu nhận được nhiều kiến thức nhất.
4. Mức lương hiện nay của giảng viên trung cấp
Đối với giảng viên trung cấp hiện nay cũng được chia ra thành nhiều loại giảng viên như giảng viên trung cấp hợp đồng, giảng viên trung cấp chính thức, giảng viên trung cấp đã về hưu,…
Mỗi hình thức giảng viên sẽ có một mức thu lương khác nhau tùy thuộc vào ngạch, bậc, hệ số lương tính theo quy định các hệ số lương của cán bộ viên chức. Đối với những giảng viên có hệ bậc càng cao thì mức lương nhận được càng tăng. Để biết thêm về các mức lương chính thức theo từng bậc, ngạch và hệ số lượng được tính như thế nào các bạn có thể tìm hiểu thêm cách tính lương theo hệ số của cán bộ viên chức.

Bên cạnh mức lương chính, các giảng viên cũng sẽ có thêm các loại phụ cấp như:
- Phụ cấp khi được điều chuyển công tác tại những nơi xa, không có đầy đủ điều kiện sinh hoạt với mức phụ cấp 160 nghìn đến 1 triệu 600 nghìn/tháng.
- Đối với các giảng viên được nhận nhiệm vụ giảng dạy ở các khu vực biên giới, hải đảo xa xôi,… mức phụ cấp có thể rơi vào khoảng 20-70 % mức lương chính của giảng viên đó.
- Ngoài ra giảng viên trung cấp còn được nhận một số khoản trợ cấp khác nữa như phụ cấp thâm niên nghề nghiệp, phụ cấp tăng ca, dạy ngoài giờ,…
Trên đây là tất cả các thông tin mình đã cập nhật chi tiết nhất về công việc giảng viên trung cấp. Hy vọng bạn sẽ thấy hữu ích trong quá trình lựa chọn công việc mới nhé.
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
