Việc làm junior tester
Chắc hẳn trong công việc và cuộc sống bạn đã nghe nhiều đến hai từ Junior Tester. Vậy bạn đã hiểu rõ về Junior Tester là gì? Họ là ai và có sự khác biệt như thế nào với Senior Tester và Fresher Tester? Chuyên mục này sẽ giúp bạn định hướng rõ công việc của Junior Tester.
1. Junior Tester - Họ là ai?
Trước khi hiểu Junior Tester là ai thì bạn cần phải biết Tester là công việc như thế nào. Có thể hiểu ngắn gọn Tester là người chuyên kiểm tra, họ sẽ kiểm tra các phần mềm hệ thống có vấn đề gì hay không, bên cạnh đó Tester cũng cần bảo đảm hệ thống được chạy một trơn tru, được hoạt động một cách chính xác không có sai sót trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Thực tế thì các phần mềm sản phẩm có thể bán trực tiếp ra ngoài thị trường nhưng tỷ lệ bị lỗi và còn thiếu sót hay lỗ hổng là rất lớn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, chi phí phải bỏ ra đầu tư và rồi lại phải sửa chữa cũng như lãng phí nguồn lực lao động nhân viên.
Junior Tester là từ chỉ mức độ kinh nghiệm của người làm trong lĩnh vực Tester. Junior ám chỉ những người vừa mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng, họ chưa có kinh nghiệm hoặc là kinh nghiệm của Junior ở dưới hai năm.
Tuy nhiên không phải cứ trải qua hai năm làm việc ở vị trí Junior Tester là bạn sẽ được lên chức, dễ dàng trở thành một Senior Tester hoặc Mid-Senior Tester.
Việc thăng mức độ sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng của bạn. Có thể bạn ở vị trí Senior Tester ở một công ty này nhưng sang công ty khác yêu cầu lớn hơn thì bạn cũng chỉ là một Junior Tester.

Ngược lại, trong quá trình làm việc, Junior có năng lực và thể hiện xuất sắc, được sự công nhận của cấp trên thì có thể chưa đến hai năm bạn đã đứng vị trí của một Senior Tester. Nhưng thường với yêu cầu của nghề Tester thì sau hơn hai năm làm việc và học tập Junior mới có đủ kinh nghiệm thăng bậc.
2. Yêu cầu của một Junior Tester
Dù cùng làm nghề Tester nhưng chắc chắn rằng các cấp bậc của mỗi vị trí sẽ quyết định công việc mà họ sẽ đảm nhiệm. Điều này cũng sẽ đặt ra yêu cầu để trở thành một Tester. Chung quy, nếu muốn thử sức ở nghề Tester thì bạn có thể đọc các yêu cầu sau:
- Junior phải nắm vững các thuật ngữ từ cơ bản đến nâng cao trong công việc kiếm định và kiểm tra phần mềm hệ thống. Ví dụ chẳng hạn như tiêu chuẩn để kiểm định sản phẩm A, hệ thống B, quy trình tiến hành kiểm tra và đánh giá chất lượng hệ thống, cách thức để bảo trì phần mềm và hệ thống.

- Có được tư duy trong công việc kiểm - thử phần mềm.
- Hiểu rõ được quy trình kiểm tra sản phẩm và vòng đời của sản phẩm, dự án, hệ thống.
- Rèn luyện được khả năng tư duy số liệu, phân tích số liệu sau kết quả kiểm tra, đọc và hiểu sâu các vấn đề trong tài liệu.
- Nắm vững cách viết và thiết kế test.
- Có kỹ năng đàm phán, phản biện các ý kiến không đúng, đặt các câu hỏi để tìm ra giải pháp và phân tích vấn đề.

Ngoài ra, bạn cũng rèn luyện thêm cho mình khả năng chịu áp lực trong công việc vì công việc này phải sử dụng khá nhiều đến tư duy số liệu và liên tục kiểm tra bảo trì hệ thống tránh để sơ hở và tạo ra lỗ hổng phần mềm.
3. Công việc của một Junior Tester
Khi mới bắt đầu vào vị trí Junior Tester, bạn sẽ thường chưa đảm nhận các công việc chính mà sẽ bắt đầu học việc:
- Nhận tài liệu yêu cầu từ cấp trên, phân tích số liệu, nội dung yêu cầu của khách hàng, tìm hiểu các bộ phận trong hệ thống.
- Từ đó, Junior Tester sẽ chuẩn bị vật tư trang thiết bị phù hợp, môi trường, dữ liệu cần thiết cho quá trình test diễn ra thuận lợi và kịp thời.
- Thường thì khi là Junior bạn sẽ chưa được đảm nhận viết Test case, vì thế bạn sẽ được cấp trên giao cho các bản Test case có sẵn, đọc, nắm vững để thực hiện các Test case đấy. Đồng thời bạn cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các Test case này để khi đủ kinh nghiệm bạn sẽ phải tự viết Test case cho chính mình.

Sau khoảng thời gian ngắn tiếp xúc làm quen, người hướng dẫn sẽ cho bạn thực hiện các công việc liên quan cụ thể, đi sâu vào ngành Tester.
Bạn sẽ bắt đầu tự viết các Test case đơn giản, và sau đấy trực tiếp tiến hành kiểm thử xem phần mềm có lỗi gì không hay cần bảo trì ở vị trí nào. Sau khi thực hiện kiểm tra, Junior sẽ báo cáo lại các bugs (lỗi) và defects (khiếm khuyết) tồn tại trong phần mềm.
Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Senior bạn cũng sẽ làm thêm một số công việc khác nữa.
Để có thể trở thành một Junior Tester “cây đa cây đề” thì bạn còn phải có kiến thức về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Nếu có khó khăn thì đừng ngại ngần mà không hỏi cấp trên, các phòng ban có liên quan để được cung cấp thông tin, hỗ trợ xử lý vấn đề nhanh và đúng.
Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng tiếp thu thêm được kinh nghiệm, hiểu rõ về hành vi như cầu mong muốn của khách hàng để đáp ứng tốt nhất cho họ, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
4. Sự khác nhau giữa Fresher Tester, Junior Tester và Senior Tester
Sự thắc mắc về Fresher Tester, Junior Tester và Senior Tester là vấn đề được rất nhiều các bạn đang tìm hiểu ngành này quan tâm.
Cùng bắt đầu với Fresher Tester, vị trí này có yêu cầu thấp hơn Junior Tester và Senior Tester, họ đích thực là những tay mơ chân ướt chân ráo bước vào nghề và chỉ cần hiểu sơ qua về những khái niệm cơ bản trong việc thử phần mềm. Tuy nhiên thì họ cũng cần biết tổng quan về công việc đảm nhiệm và quy trình test.
Trong khi đó, Junior và Senior là hai người đã có hiểu biết sâu về công việc kiểm tra phần mềm, ít nhất là kiến thức quan trọng trên lý thuyết đối với người mới như Junior.

So với vị trí Fresher Tester thì Junior Tester là người có nhiều kinh nghiệm hơn, biết xử lý và phân tích cũng như viết các Test case phức tạp và rắc rối.
Tuy nhiên, ở vị trí “chị đại” Senior thì người này có thể làm bất cứ việc gì có liên quan đến công việc Tester. Đây là mức độ cao nhất trong ngành. Và để đạt đến mức độ đấy thì chắc chắn rằng bạn phải đầu tư khá nhiều thời gian, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm hiểu biết, bao gồm cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng.
5. Lương thưởng của một Junior Tester
Vì công việc liên quan đến IT - nhóm ngành có mức lương luôn đứng hàng top thì lương trung bình của một Tester nói chung được đánh giá khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội.
Hiện mức lương cơ bản dao động từ 15 triệu đồng trở lên. Và mức độ tiền lương thưởng mà Tester nhận được sẽ tỷ lệ thuận với kinh nghiệm làm việc, khả năng làm việc. Bên cạnh đó thì cũng phụ thuộc vào cơ cấu, quy mô của doanh nghiệp và công ty mà bạn đang làm.

Với những Junior mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực chiến thì ban đầu sẽ phải chấp nhận mức lương khá thấp, dao động trong khoảng từ 4 đến 8 triệu đồng.
Đây mới chỉ là mức lương khi bạn ở vị trí thử việc, học việc hay là một thực tập sinh. Khi được công ty tuyển dụng làm nhân viên chính thức, mức lương sẽ thay đổi và cải thiện,
Nếu bạn có sự yêu thích và đam mê với ngành IT nhưng không giỏi về lập trình, viết code thì công việc Tester sẽ rất phù hợp. Qua bài viết chi tiết về Junior Tester, timviec365.vn hy vọng bạn sẽ định hướng công việc phù hợp cho mình.
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
