Cập Nhật Việc Làm KCS May Mặc Lương Cao, Chế Độ Tốt
Hiện nay, ngành may mặc đang là ngành hot nhất tại Việt Nam, mặc kệ những biến động của thị trường, cổ phiếu của các công ty may mặc vẫn đang tăng đều. Bất kỳ một sản phẩm may mặc nào ở Việt Nam trước khi được xuất ra thị trường cũng đều phải qua bàn tay kiểm tra của các nhân viên KCS. Vậy, hiểu thế nào là nhân viên KCS.
1. Lý giải việc làm KCS may mặc
Cũng tương tự với nhân viên kiểm tra chất lượng của sản phẩm QC (Quality Control). KCS thực chất là viết tắt của 3 từ K - Kiểm tra, C - Chất lượng, S - Sản phẩm. Như tên gọi của nó, nhân viên KCS may mặc chính là vị trí phụ trách các công việc như: Kiểm tra chất lượng của các sản phẩm may mặc được sản xuất ra, đảm bảo nhân viên tuân thủ quy trình may mặc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ của xưởng may đồng thời đảm bảo rằng các sản phẩm may mặc được sản xuất ra đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật.
.jpg)
KCS may mặc là một bộ phận có vai trò khá quan trọng trong các doanh nghiệp, công ty trong lĩnh vực may mặc. Đa phần các công ty may mặc ở Việt Nam đều thực hiện việc sản xuất theo dây chuyền vì vậy việc có bộ phận KCS may mặc là rất quan trọng. Họ thực hiện các nhiệm vụ về việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất và trong các khâu sản xuất sản phẩm, nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm đó đạt chất lượng cao khi tung ra thị trường. Vì lý do này, công việc của nhân viên KCS là vô cùng cần thiết trong các công ty may mặc và được tuyển dụng thường xuyên để đáp ứng đủ về mặt số lượng của các nhân viên KCS hoạt động trong các công ty may mặc.
2. Những nhiệm vụ chi tiết mà KCS may mặc cần làm
Ngành may mặc là ngành đang phát triển nhất tại Việt Nam. Các công ty về lĩnh vực may mặc đang mọc ra như nấm. Do đó, việc cạnh tranh trong ngành hàng may mặc đang diễn ra khốc liệt. Chỉ cần một sản phẩm không đạt yêu cầu của công ty bạn được bán ra ngoài, ngay lập tức uy tín, thương hiệu mà doanh nghiệp bạn xây dựng bấy lâu nay sẽ lập tức mất hết. Vì lý do đó, việc có bộ phận KCS trong công ty may mặc lại càng trở nên quan trọng.Thông thường, những nhân viên KCS làm việc trong công ty may mặc thường là những người đã có kiến thức về chuyên ngành may: Nhận biết vải, kỹ thuật may...Khi vào làm tại các doanh nghiệp may mặc họ thường đứng ở đầu dây chuyền để kiểm tra hàng. Những chi tiết hàng hóa mà nhân viên KCS thường phải kiểm tra là: đường may, chất liệu vải, màu sắc, các chỗ là, cộp, dán mác, quy cách may đã đúng với yêu cầu chưa? Cụ thể như sau:

- Kiểm tra nguồn nguyên liệu nhập vào như các loại vải và vật tư để sản xuất quần áo xem đã đảm bảo chất lượng hay chưa. Loại những nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu và thương lượng trả lại chúng cho nhà cung cấp. Mỗi loại vải đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng biệt, phù hợp với mục đích sản xuất. Nhiệm vụ của nhân viên KCS là kiểm tra xem chúng đã đúng loại vải như đã nêu trong hợp đồng hay chưa.
- Sau khi đã kiểm tra chính xác lô hàng mà công ty mình nhập. Nhân viên KCS may mặc có nhiệm vụ ghi sổ chính xác các thông số như: Số lượng, màu sắc, mẫu mã, chủng loại và một số thông số khác nữa.
- Kiểm tra quy trình sản xuất sản phẩm may mặc của công nhân: Thường xuyên tiến hành kiểm tra từng công đoạn của quy trình sản xuất đồng thời chỉ dẫn thợ may điều chỉnh lại sản phẩm cho đúng với yêu cầu ban đầu nếu xuất hiện sai sót trong quá trình sản xuất. Các công đoạn kiểm tra:
+ Kiểm tra mẫu mã thiết kế của sản phẩm may mặc: Nhân viên KCS may mặc cần phải so sánh mẫu mã sản phẩm của thợ may đang làm xem có đúng với mẫu được yêu cầu hay không. Một công ty sẽ sản xuất rất nhiều mẫu mã sản phẩm quần áo khác nhau. Vì vậy, trong quá trình sản xuất sẽ không thể tránh khỏi một số sự nhầm lẫn của công nhân. Bởi vậy, nhân viên KCS may mặc cần kiểm tra kỹ và đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp với những sản phẩm đó.

+ Kiểm tra cẩn thận từng chi tiết sản phẩm: Với phần cúc áo thì kiểm tra xem hai mép của lỗ cúc áo đã được gia công chắc chắn hay chưa, có còn sơ vải hay chỉ thừa hay không. Kiểm tra phần mép của trang phục: Cách thợ may gia công phần mép trang phục cũng có ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng trang phục được tạo ra.
- Ghi chép cẩn thận số liệu hàng hóa đã qua kiểm tra.
- Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty hệ thống hóa tiêu chuẩn đánh giá, xử lý các vấn đề phát sinh, sự cố trong quá trình vận hành của dây chuyền sản xuất.
- Bên cạnh đó các nhân viên KCS may mặc còn phải thực hiện một số nhiệm vụ như: Quản lý và bảo quản các dụng cụ, trang thiết bị dùng để thực hiện kiểm tra chất lượng đúng cách. Trực tiếp giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của đối tác về chất lượng sản phẩm trong đơn hàng. Tham gia vào các cuộc họp của tổ chức khi được yêu cầu. Hướng dẫn cho nhân viên mới nếu được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác nếu được cấp trên yêu cầu.
3. Yếu tố cần có để trở thành một KCS may mặc
3.1. Những phẩm chất, kỹ năng cần có để trở thành một KCS may mặc
Mỗi ngành nghề công việc riêng đều có những yêu cầu, kỹ năng riêng để có thể làm việc một cách suôn sẻ nhất. Đối với vị trí công việc KCS may mặc bạn cần có những yếu tố sau đây:
- Nhân viên KCS may mặc cần sở hữu tính cẩn thận, tỉ mỉ và chịu khó vì sản xuất trang phục là một chuỗi các công đoạn khác nhau do những con người khác nhau thực hiện và các công đoạn này có liên quan mật thiết, ảnh hưởng lớn đến nhau. Vì thế sự cẩn thận, tỉ mỉ của KCS may mặc là rất cần thiết để có thể đảm bảo cho sự sản xuất diễn ra trơn tru.

- Bên cạnh tỉ mỉ, cẩn thận thì yếu tố kinh nghiệm cũng có vai trò không kém. Một nhân viên KCS sẽ phải làm rất nhiều việc vì vậy muốn làm tốt công việc KCS may mặc thì yếu tố kinh nghiệm là điều không thể thiếu. Kinh nghiệm sẽ giúp các nhân viên KCS may mặc làm việc dễ dàng hơn như có thể nắm bắt được tình trạng trang phục một các nhanh chóng, phán đoán được khâu sản xuất nào đang xảy ra vấn đề và đề ra phương án xử lý nhanh nhất có thể.
- Khả năng quan sát, xử lý nhanh các vấn đề xảy ra cũng là một thành tố tạo nên một nhân viên KCS may mặc. Như đã trình bày ở trên, sản xuất trang phục bao gồm nhiều khâu khác nhau và chúng có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, việc xử lý nhanh sự cố ở một khâu nào đó để quá trình sản xuất vẫn diễn ra kịp tiến độ là rất cần thiết. Đồng thời, trong bất kỳ công việc nào cũng vậy, khả năng học hỏi luôn là một yếu tố cần để không bị thụt lùi và bỏ lại phía sau.
3.2. Yêu cầu về học vấn, bằng cấp
Về học vấn vị trí KCS may mặc chỉ yêu cầu người ứng tuyển có trình độ trên bậc trung học phổ thông. Tuy nhiên, lại yêu cầu ứng viên có chứng chỉ nghề may hoặc yêu cầu ứng viên đã từng có kinh nghiệm trong ngành KCS may mặc.
4. Quyền lợi được hưởng khi trở thành một KCS may mặc
Hiện tại, các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam thường trả lương cho vị trí KCS may mặc với mức lương từ 7 đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên ở các công ty lớn thì mức lương này có thể dao động trên 10 triệu đồng.
Đó là mức lương cơ bản, ngoài ra còn có mức lương vượt KPI dành cho nhân viên KCS. Mức KPI của mỗi doanh nghiệp áp cho KCS may mặc sẽ là khác nhau. Tùy vào khối lượng công việc và số lượng nhân viên KCS có trong công ty.

Ngoài ra nhân viên KCS may mặc sẽ được hưởng những quyền lợi như được công ty đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, có lương thưởng tháng thứ 13 và được nghỉ phép có lương một số ngày trong năm.
Bên cạnh đó nếu bạn là một KCS may mặc xuất sắc thì khả năng thăng tiến trong công việc của bạn sẽ khá cao. Đặc biệt là ở ngành may mặc, các doanh nghiệp này đang có sự đầu tư cho việc mở rộng quy mô. Nhân viên KCS may mặc được cho là vô cùng cần thiết trong sự phát triển này.
Bài viết vừa truyền đạt đến bạn những thông tin liên quan đến vị trí KCS may mặc. Đây quả là một vị trí đầy hứa hẹn cho những người có sự tỉ mỉ trong công việc phải không nào. Từ những nội dung mà timviec365.vn đề cập bên trên hy vọng chúng sẽ giúp ích được bạn trong việc hiểu hơn về KCS may mặc.
- Rút gọn
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh
