Danh Sách Việc Làm Kỹ Sư Thiết Kế Phần Cứng Lương Cao, Chế Độ Tốt
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

1. Tổng quan về việc làm kỹ sư thiết kế phần cứng
Trong các bộ máy nói chung thường sẽ bao gồm hai phần: phần cứng và phần mềm. Phần cứng chỉ các linh kiện đi kèm có thể nhìn thấy và chạm thấy được. Ví dụ như một chiếc máy tính sẽ có các phần cứng là bàn phím, chuột, màn hình. Nếu như phần mềm được ví như bộ não của thiết bị thì phần cứng chính là cơ thể, là các bộ phận tay, chân chứa đựng và bảo vệ phần mềm. Hầu hết các phần cứng đều được làm từ các thiết bị chắc chắn, để đảm bảo mọi người có thể sử dụng, di chuyển, mang vác thậm chí là va đập nhẹ.

Có hai loại phần cứng đó là out put và in put, tiếng việt là phần cứng đầu ra và phần cứng đầu vào. Chúng sẽ được phân chia khác nhau dựa vào đặc điểm của các thiết bị. Thường thì mọi người sẽ biết đến nhiều hơn về các nghề nghiệp như lập trình viên mà không biết rằng đó là những người chuyên xử lý những vấn đề của phần mềm. Để giải quyết các vấn đề của phần cứng thì chúng ta phải nhờ đến các kỹ sư thiết kế phần cứng.
Các kỹ sư thiết kế phần cứng sẽ không làm những công việc như viết mã code hay lập trình web mà họ sẽ tập trung lắp đặt và hoàn thiện những gì thuộc về phần cứng của máy móc. Cũng giống như những lập trình viên thì những kỹ sư thiết kế phần cứng có vai trò vô cùng quan trọng với một công ty. Mỗi lĩnh vực liên quan đến điện tử, viễn thông, máy móc thì sẽ có những kỹ sư thiết kế phần cứng riêng biệt.
2. Mô tả việc làm kỹ sư thiết kế phần cứng
Kỹ sư thiết kế phần cứng không hề là một việc làm đơn giản. Các công việc của họ sẽ bao gồm việc thiết kế ra những phần cứng phục vụ cho các sản phẩm máy móc theo yêu cầu từ phía nhà sản xuất. Thiết kế có thể là tạo ra một phần cứng mới, hoặc dựa trên những cái cũ mà cải tiến thành một cái khác. Cuối cùng, sản phẩm phần cứng được thiết kế ra cần phải được đảm bảo là tối ưu và phù hợp với máy móc.

Quá trình thiết kế phần cứng có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài, liên tục sửa đổi nếu như sản phẩm được thiết kế ra không thích hợp cho máy móc. Trong suốt quá trình sản xuất và thiết kế, các kỹ sư phần cứng sẽ phải theo dõi sát sao để đảm bảo xử lý các vấn đề phát sinh. Thường thì họ sẽ bắt tay vào vẽ trước các bản mạch, vi mạch hay mạch điện tử ra giấy. Sau khi hoàn thành bản vẽ và được duyệt thì họ mới bắt tay vào thực hiện theo bản vẽ.
Một số kỹ sư phần cứng có tay nghề cao, chuyên môn tốt sẽ tham gia vào các công tác tư vấn cho doanh nghiệp để thay đổi phần cứng, đề xuất các phương án cho doanh nghiệp có thể phát triển hơn về mảng này. Ngoài ra họ cũng cần tham gia vào công tác đào tạo, chỉ dẫn và hỗ trợ cho các kỹ sư phần cứng còn non tay.
Chưa dừng lại ở đó, kỹ sư cơ khí còn có sự liên kết chắc chẽ với bộ phận lắp ráp và cơ khí bởi hầu hết các phần cứng sẽ được xếp lại với nhau để ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Chịu trách nhiệm xử lý và sửa chữa các phần cứng ở trong doanh nghiệp, giống với vai trò của bộ phận kỹ thuật. Cuối cùng đó là viết các tài liệu thiết kế cho những sáng phẩm mới hoặc sắp sửa được ứng dụng.
3. Yêu cầu về kỹ năng và chuyên môn
Việc làm kỹ sư thiết kế phần cứng tất nhiên cũng sẽ có những yêu cầu riêng. Trước hết là về chuyên môn, hầu hết các kỹ sư cơ khí phải học đúng ngành nghề đào tạo, không có nhiều trường hợp chuyển từ ngành khác sang. Yêu cầu chung đó là phải tốt nghiệp các trường đại học với các chuyên ngành liên quan như điện tử, khoa học máy tính hay công nghệ thông tin…
Nếu như bạn không theo học đại học mà thay vào đó là các trường học và trung tâm dạy nghề thì phải cung cấp được chứng chỉ chứng minh bạn đã hoàn thành khóa học. Cần biết nắm vững các kiến thức lý thuyết và phải áp dụng được chúng vào thực tế. Trong ngành này cũng có những phần mềm thiết kế chuyên dụng nên đòi hỏi kỹ sư thiết kế phải biết sử dụng những phần mềm ấy để phục vụ cho quá trình thiết kế.

Như đã đề cập ở trên, có nhiều kiểu kỹ sư thiết kế phần cứng, mỗi công ty sẽ có những yêu cầu về công việc này khác nhau. Những yêu cầu về chuyên môn trên là yêu cầu tối thiểu, ngoài những yêu cầu ấy thì công ty có thể đề xuất những yêu cầu khác. Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin ứng tuyển để xem yêu cầu cụ thể của từng vị trí là gì. Tất nhiên nếu bạn muốn thì bạn có thể học thêm về nhiều loại mạch hay linh kiện…
Ngoài yêu cầu thì sẽ có những yếu tố ưu tiên dành cho các ứng viên, nếu như bạn có một trong những yếu tố này thì đó sẽ trở thành điểm cộng của bạn trong quá trình ứng tuyển. Với các công ty nước ngoài, họ sẽ ưu tiên các ứng viên thông thạo tiếng anh, bởi vì hầu hết các tài liệu của họ sẽ không phải tiếng việt, cũng như có nhiều nhân viên ngoại quốc khác. Kinh nghiệm làm việc cũng là một điểm lợi thế bởi nhà tuyển dụng sẽ không phải đào tạo quá nhiều, nhân viên sẽ nhanh quen việc và sớm bắt tay vào làm việc.
Ngành kỹ sư thiết kế phần cứng ở tại Việt Nam tuy là đã có nhiều trường đào tạo, nhưng chưa thể bài bản bằng nhiều trường quốc tế, cũng không có đủ cơ sở vật chất tốt và những phát minh đi trước thời đại. Chính vì vậy, những ứng viên học tập ở nước ngoài sẽ có tiềm năng được tuyển dụng cao. Bên cạnh đó, hàng năm có những cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực này. Và những ai đạt giải trong những cuộc thi đó sẽ được tạo điều kiện vào các bộ phận thiết kế phần cứng của các công ty để làm việc.

Yêu cầu về mặt chuyên môn chiếm rất nhiều phần trong nghề nghiệp này, tuy nhiên kỹ năng cũng không kém phần quan trọng. Những kỹ sư thiết kế phần cứng cần là những người tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc. Vì làm công việc thiết kế nên đôi khi sẽ gặp những tình huống khó khăn, yêu cầu phải kiên nhẫn tìm ra cách thức giải quyết. Làm việc với các chi tiết nhỏ cũng cần cẩn trọng bởi chỉ cần sái sót một chút cũng có thể dẫn tới hậu quả lớn.
4. Quyền lợi của kỹ sư thiết kế phần cứng
Mức lương của việc làm kỹ sư thiết kế phần cứng tại Việt Nam không cao như các kỹ sư thiết kế phần mềm, tuy nhiên nó vẫn được đánh giá là một mức lương tốt. Khi chưa có kinh nghiệm, mới bắt tay vào nghề thì bạn sẽ được trả từ 9 đến 13 triệu một tháng, tất nhiên bạn có thể thỏa thuận nâng cao mức lương khởi điểm nếu như bạn tự tin về khả năng của mình. So với ngành nghề khác thì mức lương khởi điểm này cao hơn một chút và tăng nhanh trong quá trình làm việc.
Sau khi đã có kinh nghiệm thì bạn sẽ có khả năng tăng mức lương của mình lên, khoảng từ 15 đến 25 triệu một tháng tùy năng lực. Nếu bạn làm việc cho các tập đoàn lớn như Viettel, FPT… bạn sẽ có thể kiếm mỗi tháng 30 đến 40 triệu, con số này không hề nhỏ một chút nào. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thường trả lương nhỉnh hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh khoản lương, bạn cũng sẽ nhận được nhiều quyền lợi khác như các khoản trợ cấp, tiền ăn trưa, tiền điện thoại hàng tháng, được tham gia du lịch miễn phí hàng năm. Không những thế, cuối năm sẽ được xét thưởng theo các mức, thưởng tết, tham gia đóng bảo hiểm và nhận lương hưu theo quy định. Các kỹ sư thiết kế phần cứng hầu hết sẽ được cử tham gia các khóa học để nâng cao tay nghề và kỹ năng.
Ngoài những giá trị vật chất, bạn cũng có thể nhận được những khoản thưởng tinh thần như được ghi tên tham gia đóng góp vào những thiết kế cho chính bạn tạo ra, được làm việc trong môi trường lành mạnh và hiện đại.
- Rút gọn