Việc làm kỹ sư thủy sản
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Kỹ sư thủy sản là vị trí như thế nào trong các doanh nghiệp về lĩnh vực thủy hải sản? Kỹ sư thủy sản thực hiện những nhiệm vụ gì? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích những thông tin về đặc điểm, nhiệm vụ, mức lương, yêu cầu, quyền lợi và những thông tin liên quan đến kỹ sư thủy sản.

1. Khái quát về vị trí Kỹ sư thủy sản
Kỹ sư thủy sản là những người làm ở vị trí kỹ sư trong lĩnh vực thủy sản, họ là người nắm bắt được toàn bộ những kỹ thuật và kiến thức về việc nuôi các loại cá, tôm sinh sống trong các môi trường nước khác nhau như nước ngọt, nước mặn, nước lợ...
Kỹ sư thủy sản được đào tạo bài bản về mặt kỹ năng, kiến thức và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, chính bởi vậy mà những người làm kỹ sư thủy sản sẽ có thể biết cách để làm sao cho thể nuôi được những loài thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao, giúp họ làm giàu nhau chóng và ngày càng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
Để hiểu rõ hơn nữa về các khía cạnh khác của kỹ sư thủy sản thì chúng ta hãy nghiên cứu những phần tiếp theo nói chi tiết hơn về ngành kỹ sư nuôi trồng thủy sản.
2. Những nhiệm vụ mà kỹ sư thủy sản cần thực hiện
Kỹ sư thủy sản luôn cần phải thực hiện đúng những nhiệm vụ và không ngừng nghiên cứu những vấn đề cần thực hiện trong lĩnh vực thủy sản. Vậy, các kỹ sư thủy sản làm gì?
Những bạn theo đuổi ngành nuôi trồng thủy sản cần nghiên cứu kỹ các đầu việc dưới đây để biết được mình sẽ làm những việc gì sau khi tốt nghiệp. Đồng thời giúp các bạn kỹ sư đã và đang theo đuổi ngành này có thể điểm lại những nhiệm vụ cần thực hiện để bổ sung nếu như họ chưa thực hiện các việc cần làm trong quá trình làm việc.

2.1. Lên kế hoạch, lịch trình nuôi trồng thủy sản
Các kỹ sư thủy sản cần phải đưa ra các kế hoạch nuôi trồng thủy sản một cách có bài bản, có hệ thống từ khâu lựa chọn loại nước để trồng, cho tới môi trường sống của các loại thủy sản đó. Do vậy, xác định từng loại thủy sản thích hợp với loại nước ngọt, nước măn hay nước lợ nhất sao cho đạt được hiệu quả sinh sản, tăng trưởng được tốt nhất.
Đồng thời, việc lựa chọn hình thức nuôi thả cũng rất quan trọng, nuôi trồng thủy sản có thể nuôi tại ao, hồ, đầm, vuông... để đạt được năng suất tốt nhất theo kế hoạch. Nếu các kỹ sư vạch ra kế hoạch nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn thì có thể nuôi thủy sản tại đầm, nếu có kế hoạch nuôi thủy sản quy mô nhỏ thì có thể nuôi tại ao.
Tiếp theo, kế hoạch nuôi thủy sản cần phải đảm bảo về việc lựa chọn thức ăn phù hợp cho từng loại thủy sản, lên kế hoạch khoa học về khối lượng mỗi bữa ăn, thời gian cho ăn. Các kỹ sư cũng cần phải vạch ra khoảng thời gian vệ sinh môi trường sống cho thủy sản theo định kỳ và được nêu chi tiết trong các kế hoạch.
2.2. Kiểm tra về chất lượng nuôi trồng thủy sản

Trong suốt quá trình nuôi trồng thủy sản thì các kỹ sư thủy sản cần phải tiến hành việc kiểm tra chất lượng của từng loài thủy sản đang nuôi, không ngừng nghiên cứu các vùng nguyên liệu có thể đáp ứng được những yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Đồng thời, kỹ sư thủy sản cũng cần phải đưa ra những đánh giá kịp thời về tình hình mùa vụ, các dấu hiệu và đặc điểm về thời tiết có sự ảnh hưởng tới chất lượng của các loài thủy sản đang nuôi trồng. Trong suốt quá trình nuôi trồng thì các kỹ sư cần phải giám sát, theo dõi kỹ càng về quá trình sinh trưởng và phát triển của thủy sản được được nuôi trồng.
2.3. Hỗ trợ khách hàng
Kỹ sư nuôi trồng ngoài việc trực tiếp tham gia vào quá trình nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp, họ còn thực hiện nhiệm vụ làm việc với khách hàng tìm đến dịch vụ nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp cung cấp. Các kỹ sư thủy sản sẽ tiến hành hỗ trợ các khách hàng của mình về mặt kỹ thuật, cung cấp các thiết bị về mặt sinh học, kỹ thuật nuôi cho các khách hàng khi có yêu cầu.
Tiến hành giám sát những đơn vị thực hiện công tác chuyển giao về mặt công nghệ nuôi trồng thủy sản do chính mình phụ trách theo từng giai đoạn, tiến hành giám sát và lên phương án tính toán khối lượng đối với từng hạng mục.
Tiến hành sản xuất và hướng dẫn cho đội ngũ thực hiện nuôi trồng trong kế hoạch về các kỹ thuật nuôi, đảm bảo về mặt tiến độ nuôi trồng thủy sản, sau đó định mức về mặt chi phí nuôi trồng. Bên cạnh đó, các kỹ sư nuôi trồng thủy sản cần phải kết hợp với các nhân viên kỹ thuật vùng để thực hiện công tác tư vấn cho các khách hàng trong khu vực được giao nhiệm vụ.

2.4. Lên kế hoạch bán hàng
Kỹ sư thủy sản trực tiếp đưa ra kế hoạch nuôi trồng thủy sản thì cũng cần phải am hiểu về nhu cầu sử dụng các sản phẩm thủy sản trên thị trường. Kỹ sư thủy sản cần phải tìm hiểu sâu vào thị trường thủy sản, nguyên lý hoạt động và nhu cầu thị trường để lên kế hoạch bán hàng, tung mặt hàng ra các thị trường tiềm năng và có khả năng để phân phối sản phẩm tốt như: các cửa hàng thủy sản sạch, các siêu thị,...
Kỹ sư thủy sản cũng cần phải nghiên cứu và chủ động đưa ra các dự báo về mặt rủi ro, các vấn đề về nguy cơ cũng như là những đề xuất về các biện pháp xử lý khi có rủi ro xảy ra. Khi thu hoạch thì cần đảm bảo giám sát quá trình thu hoạch để đảm bảo chất lượng thủy sản và đảm bảo về mặt sản lượng đã đề ra theo kế hoạch.
3. Những yêu cầu đối với Kỹ sư thủy sản
Làm việc với vị trí Kỹ sư thủy sản thì các doanh nghiệp hầu hết đều ưu tiên tuyển dụng các kỹ sư là nam, họ có đủ tố chất để đảm nhiệm nhiệm vụ này như: sức khỏe, thời gian đầu tư cho công việc, tính chất công việc phức tạp và vất vả phù hợp với nam.
Đồng thời, các bạn khi ứng tuyển và làm việc trong vị trí kỹ sư thủy sản thì cần phải được đào tạo, tốt nghiệp từ cấp Cao đẳng trở lên với chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, chuyên ngành Bệnh học thủy sản... đảm bảo các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, tác phong nhanh nhẹn, gắn bó với công việc, có trách nhiệm cao trong công việc, có niềm yêu thích đối với ngành thủy sản.

4. Mức lương và quyền lợi khi làm việc trong ngành thủy sản
Cùng timviec365.vn tìm hiểu về mức lương cơ bản cùng với những quyền lợi mà kỹ sư thủy sản có thể nhận được trong quá trình làm việc nhé.
4.1. Mức lương của kỹ sư thủy sản
Để trở thành kỹ sư thủy sản thì mỗi người đều cần trau dồi về kiến thức, kỹ năng, sự nỗ lực, vị trí, địa điểm, khu vực làm việc... chính bởi vậy mà những yếu tố này định hình về mức lương rất rõ ràng, dựa vào kinh nghiệm làm việc và những yếu tố trên mà kỹ sư thủy sản có thể nhận được mức lương dao động trong khoảng từ 8 triệu cho tới 20 triệu đồng hàng tháng.
Đây được coi là mức lương khá là hấp dẫn, giúp cho các bạn dễ dàng lựa chọn được cho mình những cơ hội việc làm phù hợp, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn những việc làm, vị trí và mức lương phù hợp với năng lực của mình.
4.2. Những quyền lợi khác
Kỹ sư thủy sản sẽ được làm việc trong một môi trường vô cùng năng động nhưng không kém phần chuyên nghiệp. Các bạn sẽ được đào tạo về kỹ năng, kiến thức, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc thủy sản, được tạo mọi điều kiện để phát triển một cách tối đa.
Những kỹ năng sử dụng các thiết bị nuôi trồng, kỹ thuật PCR trong nuôi trồng đều được phổ biến một cách bài bản. Đặc biệt, các kỹ sư thủy sản sẽ được tiến hành đánh giá năng lực trogn vòng 6 tháng một lần để xem xét tăng lương.

Sau khi kết thúc quá trình thử việc thì các kỹ sư thủy sản sẽ được doanh nghiệp đóng bảo hiểm đầy đủ theo luật đã được quy định. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn bố trí căng tin phục vụ ăn trưa, chỗ ở cho kỹ sư thủy sản, tiền ăn trưa và chỗ nghỉ ngơi hoàn toàn miễn phí. Các kỹ sư thủy sản được hưởng các chế độ nghỉ Lễ, Tết, được thưởng trách nhiệm, thưởng công việc, được hưởng các chính sách khác theo quy định của từng doanh nghiệp.
5. Danh sách các trường đào tạo Kỹ sư thủy sản
Các kỹ sư thủy sản sẽ được đào tạo về mặt kiến thức và các kỹ năng khi theo đuổi ngành nuôi trồng thủy sản ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Những kiến thức cơ bản về ngành nuôi trồng thủy sản chính là nền tẳng để các bạn sau khi ra trường có thể làm việc một cách tự tin, chính vì vậy mà việc tìm hiểu và lựa chọn trường đào tạo ngành thủy sản là điều hết sức quan trọng.
Cùng timviec365.vn điểm danh những ngôi trường có đào tạo ra các kỹ sư thủy sản mà các bạn có thể theo đuổi như sau:
- Học viên Nông nghiệp Việt Nam (khu vực miền Bắc).
- Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế (khu vực miền trung.
- Trường Đại học Nông lâm T.p Hồ Chí Minh (gồm 2 cơ sở: tại thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở tại Ninh thuận).
Ngoài những trường nổi tiếng đào tạo ra các kỹ sư thủy sản được nêu trên đây thì còn nhiều trường khác có thể kể tới như là: trường Đại học Nha Trang, Đại học Vinh, Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang,...

6. Những cách thức tìm việc làm kỹ sư thủy sản
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản và nhu cầu sử dụng các sản phẩm thủy sản của người dân thì kỹ sư thủy sản có nhiều cơ hội việc làm được rộng mở. Nhiều doanh nghiệp chuyên nuôi trồng thủy sản và cung cấp các sản phẩm từ thủy sản được thành lập và đi vao hoạt động ngày càng mạnh, nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư thủy sản cũng vì vậy mà tăng lên.
Nhiều bạn tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản và ứng tuyển vào vị trí kỹ sư thủy sản tại các doanh nghiệp thường không được như mong đợi, dù nhu cầu tuyển dụng nhiều nhưng có những bạn vẫn chông chênh trong quá trình tìm việc.
Ngoài nguyên nhân về năng lực, kỹ năng của ứng viên thì còn một vấn đề hết sức quan trọng đó là cách thức để tìm việc. Cách tìm việc làm kỹ sư thủy sản có ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả tìm việc của ứng viên. Cách thức tìm việc có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả tìm việc. Ngày nay, xu hướng tìm việc online đang chiếm lĩnh thị trường tuyển dụng và tìm kiếm việc làm, là phương pháp tìm việc làm hiệu quả nhất.
Truy cập vào hệ thống website timviec365.vn để trải nghiệm các tính năng tìm kiếm việc làm kỹ sư thủy sản và giải quyết được tất cả các vấn đề mà bạn gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Trên đây là những thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về vị trí việc làm kỹ sư thủy sản và những nhiệm vụ mà người kỹ sư thủy sản cần thực hiện. Để tìm kiếm việc làm kỹ sư thủy sản thì hãy lựa chọn web timviec365.vn để trải nghiệm những tính năng tuyệt vời nhất.
- Rút gọn