Việc làm quản lý quán cafe
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Đa phần các cơ sở kinh doanh ngày nay đều phải có một người hoặc nhiều người đứng ra quản lý. Các quán cà phê cũng không ngoại lệ. Vậy Quản lý quán cà phê là việc làm gì? Họ có trách nhiệm ra sao? Nếu đang dự định ứng tuyển vào vị trí việc làm này, đừng bỏ qua những thông tin mà timviec365.vn gửi đến bạn dưới bài viết này nhé!
1. Đôi nét về việc làm Quản lý quán cà phê
Có thể thấy, chức danh quản lý xuất hiện ở hầu hết các cơ sở kinh doanh đa lĩnh vực. Từ quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng,... cho đến quản lý phân xưởng, quản lý nhà máy xí nghiệp. Nói như vậy để thấy được rằng, vai trò của người quản lý là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và vận hành chung của một tổ chức, một cơ sở kinh doanh độc lập.
.jpg)
Ngày nay, các quán cà phê, chuỗi cà phê mở ra ngày càng nhiều, do đó nhu cầu tuyển dụng việc làm Quản lý quán cà phê cũng ngày càng gia tăng và được quan tâm. Để một quán cà phê vận hành trơn tru, nhất định phải có vai trò của người quản lý. Quản lý quán cà phê chính là cá nhân chịu trách nhiệm cao nhất trước chủ kinh doanh về toàn bộ hoạt động kinh doanh, doanh thu, chất lượng dịch vụ cho đến nhân viên, tài sản của quán cà phê đó.
2. Mô tả việc làm Quản lý quán cà phê
Quản lý quán cà phê được xem là một việc làm hấp dẫn mà ai cũng mong muốn, đặc biệt là những bạn trẻ đã và đang làm công việc trong quán cà phê đã lâu. Theo đó, nhiệm vụ của Quản lý quán cà phê bao gồm những đầu việc chính như sau:
2.1. Giám sát và điều hành công việc kinh doanh của quán
.jpg)
- Thường xuyên xây dựng và triển khai các buổi họp hàng ngày, đầu ca làm để truyền đạt thông tin, hướng dẫn và phân công nhiệm vụ cụ thể về công việc cho toàn bộ nhân viên.
- Sắp xếp từng nhiệm vụ, tương ứng với từng vị trí làm việc cụ thể phù hợp với năng lực, hiệu suất làm việc của từng nhân viên.
- Điều động nhân viên hỗ trợ hoặc trực tiếp tham gia vào thực hiện các nhiệm vụ công việc trong những trường hợp nhất định. Chẳng hạn như thiếu nhân sự, quán đông khách, nhưng dịp lễ, tết,...
- Tiếp nhận kịp thời và trực tiếp giải quyết, xử lý các trường hợp, vấn đề phát sinh có liên quan đến hoạt động của quán, chẳng hạn như nhân sự và khách hàng.
- Định hướng và hoạch định ra chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh định kỳ theo năm, quý, tháng, tuần,... cho toàn bộ quán cà phê.
- Làm việc với các bộ phận, phòng ban khác, đảm bảo thực hiện chính xác và xuất sắc các yêu cầu từ cấp trên.
2.2. Quản lý toàn bộ nhân viên quán
.jpg)
- Trực tiếp xây dựng kế hoạch, tham gia vào công tác tuyển dụng, tiếp nhận và đào tạo các nhân viên mới cho quán cà phê.
- Triển khai các lớp, các buổi training về kỹ năng, nghiệp vụ, tinh thần làm việc theo quy định, quy trình và văn hóa của quán.
- Định kỳ đánh giá và xem xét hiệu suất làm việc, kết quả làm việc của nhân viên chính thức cũng như nhân viên mới.
- Thông qua kết quả đánh giá, tiến hành đề xuất kỷ luật hoặc khen thưởng đối với nhân sự cấp dưới.
- Xây dựng kế hoạch triển khai và hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên.
2.3. Quản lý ngân sách và tài chính
Quản lý quán cà phê cũng là người chịu trách nhiệm về yếu tố tài chính của cơ sở kinh doanh. Theo đó, Quản lý quán cà phê có thể giám sát, kiểm tra đột xuất hoặc thường xuyên về tổng doanh thu, tiền hiện có trong ca làm việc của quán.
Bên cạnh đó, Quản lý quán cà phê cũng là người theo dõi trực tiếp tổng tiền TIP, tiền dịch vụ trong ca làm việc của các nhân viên. Theo dõi và ký trực tiếp quá trình hủy hóa đơn bán hàng hàng ngày của quán cà phê.
2.4. Quản lý công tác đặt bàn
(1).jpg)
Quản lý đặt bàn cũng là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng của Quản lý quán cà phê. Đặc biệt với những cơ sở kinh doanh quán cà phê theo phong cách hiện đại và đề cao về tính công nghệ, có quy mô hoạt động lớn, đông khách,... Theo đó, công việc của Quản lý quán cà phê trong nhiệm vụ này như sau:
- Nắm chính xác số lượng khách hàng đặt bàn, bao gồm các thông tin gắn liền như số lượng khách, số lượng bàn đã đặt, thực đơn đặt, thời gian đặt, các yêu cầu đặc biệt đi kèm,... Sau đó, trực tiếp giám sát và kiểm tra quy trình thực hiện của toàn bộ nhân viên quán.
- Tổ chức thực hiện công tác triển khai bàn cho khách hàng lớn bằng cách xây dựng hợp đồng, trình lên đợi lãnh đạo phê duyệt.
- Xây dựng và sáng tạo thực đơn tiệc, thực đơn thông thường cho quán bằng cách làm việc với bộ phận bếp và bar.
2.5. Quản lý nguyên liệu, tài sản vật chất của quán
.jpg)
- Ký duyệt và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhập, mua dụng cụ, công cụ, thiết bị máy móc cũng như nguyên vật liệu cho quán cà phê.
- Trực tiếp ký xác nhận và kiểm tra hóa đơn, chứng từ, phiếu xuất và nhập hàng, kho.
- Giám sát chất lượng, số lượng của thiết bị máy móc, công cụ, dụng cụ, nguyên liệu trong quán. Kiểm kê định kỳ để nắm vững được thực trạng, làm báo cáo trình lên cấp trên về những trường hợp mất mát hoặc hư hỏng.
- Triển khai công tác bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị máy móc. Đồng thời, thông qua đề xuất, quyết định mua nguyên liệu, máy móc, thiết bị mới trong các trường hợp cần thiết.
- Thiết lập cơ chế kiểm tra và trực tiếp kiểm tra công tác thực thi công việc theo quy định, quy trình của quán về nhân viên.
- Báo cáo công việc định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo cấp trên.
- Tham gia vào công tác nghiên cứu đối thủ, thị trường, có những tham mưu kịp thời về hoạt động kinh doanh của quán.
3. Mức lương và quyền lợi của Quản lý quán cà phê
(1).jpg)
Quản lý quán cà phê thực sự là một việc làm tốt trong lĩnh vực Quản lý điều hành hiện nay. Quản lý quán cà phê là người chịu trách nhiệm đầu tiên và cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của quán cà phê đó. Rõ ràng, đó là một trách nhiệm tương đối nặng nề và không phải ai cũng kiêm nhiệm được.
Thế nhưng, đi kèm với những nhiệm vụ nặng nề đó luôn là một chế độ đãi ngộ tương ứng. Quản lý quán cà phê có mức lương trung bình từ 7 triệu trở lên. Chưa kể thu nhập còn được tính bổ sung tùy vào % doanh thu của quán, phụ cấp, trợ cấp, những đặc quyền đặc biệt,... Tổng thu nhập của Quản lý quán cà phê có thể lên đến hơn 20 triệu đồng/tháng ở những quán cà phê có doanh thu cao.
Bên cạnh đó, họ cũng được hưởng một số quyền lợi cơ bản như tăng lương, thưởng, nghỉ phép, du lịch, đào tạo, bảo hiểm....
4. Yêu cầu tuyển dụng việc làm Quản lý quán cà phê

Không phải ai cũng làm tốt được vai trò quản lý, đó là một vị trí yêu cầu cả cái tâm và cái tầm. Nghĩa là người quản lý phải tận tâm với công việc, với sự phát triển chung của quán. Bên cạnh đó, có khả năng nắm bắt từng chi tiết, từng nhiệm vụ liên quan đến sự vận hành của quán.
Có sự am hiểu nhất định về thị trường các quán cà phê, hiểu các đối thủ và khách hàng của mình. Sở hữu những kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết trong ngành để hướng dẫn, giám sát và điều hành toàn bộ nhân viên. Bên cạnh đó, Quản lý quán cà phê cũng cần có kinh nghiệm nhất định, đặc biệt là kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý. Biết cách tạo dựng mối quan hệ tốt với các đối tác, khách hàng, cấp trên, nhân viên cấp dưới,... Cuối cùng là một đầu óc minh mẫn để tư duy và hoạch định chiến lược phát triển cho cả quán cà phê.
Để tìm việc làm Quản lý quán cà phê, ứng viên có thể truy cập vào timviec365.vn, tìm kiếm bằng cách nhập từ khóa “Quản lý quán cà phê” - Enter để nhận về tin tuyển dụng Quản lý quán cà phê mới nhất!
- Rút gọn