Việc làm kỹ sư vật liệu xây dựng
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Công ty

Đã bao giờ bạn từng thắc mắc, có những công trình tồn tại đến hàng trăm, hàng nghìn năm vẫn không bị hỏng hóc hay sụp đổ? Có phải nguyên nhân xuất phát từ một bản vẽ hoàn hỏa và kỹ thuật xây dựng vô cùng tiên tiến? Không! Có lẽ câu trả lời nằm ở vật liệu xây dựng. Có thể khẳng định rằng, vật liệu xây dựng là một yếu tố quan trọng, thậm chí là quyết định đến 50% chất lượng của một công trình. Nói đến tính bền bỉ của một công trình, chúng ta không thể quên đi sự đóng góp của đội ngũ Kỹ sư vật liệu xây dựng. Vậy việc làm Kỹ sư vật liệu xây dựng cụ thể như thế nào? Hãy cùng khám phá qua những chia sẻ cụ thể sau đây của timviec365.vn nhé!
1. Tìm hiểu về việc làm Kỹ sư vật liệu xây dựng

Để chịu được những thiên tai thảm họa, một công trình cao ốc phải được xây dựng trên những vật liệu có độ cứng và dẻo đặc biệt. Hay để ngăn ngừa chất phóng xạ ra môi trường bên ngoài, một công trình nhà máy hạt nhân cần được xây dựng bởi những chất liệu có độ bền cao. Nhưng việc quyết định nguyên liệu nào, vật liệu nào nên hay không nên sử dụng để xây dựng một công trình nhất định, thuộc về trách nhiệm của người Kỹ sư vật liệu xây dựng.
Kỹ sư vật liệu xây dựng có khả năng tự thiết kế và thiết lập các công nghệ nhằm sáng tạo và sản xuất ra những vật liệu được sử dụng trong ngành xây dựng nói chung. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và thiết kế, Kỹ sư vật liệu xây dựng còn chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức và triển khai những hoạt động liên quan đến vật liệu xây dựng. Họ có thể tiếp cận các kỹ thuật mới, công nghệ mới, nhằm mục đích cho ra đời các vật liệu mới. Đồng thời nghiên cứu công nghệ chế tạo chúng, có thể được đưa vào xây dựng thành công những loại công trình đặc biệt, đa dạng, theo kịp tiến bộ kỹ thuật khoa học và đáp ứng nhu cầu của kinh tế xã hội.
2. Mô tả việc làm Kỹ sư vật liệu xây dựng chi tiết

Trách nhiệm chính khi tham gia vào việc làm Kỹ sư vật liệu xây dựng là gì? Là một Kỹ sư vật liệu xây dựng, bạn sẽ chịu trách nhiệm trong công tác xem xét, nghiên cứu và phân tích các đặc tính của nhiều loại vật liệu đa dạng, khác nhau có thể sử dụng trong các công trình và dự án xây dựng. Cuối cùng, một Kỹ sư vật liệu xây dựng phải đưa ra quyết định về hệ thống vật liệu tốt nhất, khả thi nhất về nhiều mặt trên những phát hiện ban đầu cho công trình.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, một Kỹ sư vật liệu xây dựng còn thực hiện khá nhiều nhiệm vụ và công việc khác trong các dự án xây dựng. Cụ thể đó là những nhiệm vụ và công việc gì?
2.1. Quản lý dụng cụ và thiết bị xây dựng
Như đã nói, Kỹ sư vật liệu xây dựng không chỉ dành thời gian nghiên cứu và phân tích mức độ hữu dụng và phù hợp của từng nguyên vật liệu xây dựng. Mà trước hết, họ thực hiện nhiệm vụ quản lý dụng cụ và thiết bị xây dựng.

Trên thực tế, việc quản lý dụng cụ và thiết bị thi công là hoạt động rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Hoạt động này giúp đảm bảo về tiến độ thi công và mức độ an toàn lao động. Việc thi công xây dựng có thể phải chờ đợi đến hàng tuần nếu việc quản lý máy móc và dụng cụ không được đảm bảo. Do việc hỏng hóc có thể phải khắc phục, sửa chữa, lâu dài sẽ dẫn đến tác động không nhỏ về chi phí phát sinh, lợi nhuận cũng như tiến độ thi công.
Kỹ sư vật liệu xây dựng trong nhiệm vụ này thường phải nắm vững thực trạng, số lượng cũng như chủng loại của các máy móc, dụng cụ có trong dự án. Sau đó, họ lập ra kế hoạch cụ thể để quản lý dễ dàng hơn. Về cơ bản, Kỹ sư vật liệu xây dựng sẽ thường xuyên kiểm tra thực trạng và chất lượng của dụng cụ, máy móc trước khi chúng được sử dụng trong việc xây dựng.
2.2. Kiểm soát và theo dõi nguyên liệu đầu vào

Kỹ sư vật liệu xây dựng có trách nhiệm chính trong công tác kiểm soát và theo dõi nguyên vật liệu đầu vào. Có hàng loạt những đơn vị và nhà sản xuất cung cấp nguyên vật liệu, nếu không kiểm soát sát xao hoạt động này. Chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công trình đang xây dựng. Kiểm soát và theo dõi nguyên vật liệu đầu vào đề cập đến cả một quy trình phức tạp. Do đó, người Kỹ sư vật liệu xây dựng phải là người có kiến thức cũng như am hiểu sâu sắc về quy định, quy chế đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu sử dụng trong ngành xây dựng.
Thông thường, việc kiểm soát và theo dõi nguyên vật liệu sẽ diễn ra thông qua các bước cơ bản như: Phê duyệt hoặc thông qua kế hoạch xây dựng. Sau khi đã kiểm tra và được thông qua, Kỹ sư vật liệu xây dựng trên cơ sở kế hoạch sẽ tiến hành duyệt vấn đề mua vật liệu. Việc mua vật liệu sẽ được các nhân viên mua hàng triển khai. Tuy nhiên sẽ được kiểm tra trực tiếp bởi Kỹ sư vật liệu xây dựng, về cả chủng loại, chất lượng, thực trạng, số lượng của nguyên vật liệu khi đã nhập về kho.
Sau khi đã được kiểm tra hoàn tất, Kỹ sư vật liệu xây dựng phải giám sát toàn bộ quá trình nguyên vật liệu xây dựng được đưa vào thi công xây dựng. Họ cũng có thể là người kiểm tra các tài liệu, chứng từ, hồ sơ hay hợp đồng hợp tác với các đơn vị cung cấp để nắm bắt rõ hơn thực trạng này.
2.3. Thí nghiệm nguyên vật liệu hàng ngày

Thông thường, các vật liệu xây dựng trước khi đem vào thi công, cần được thí nghiệm theo yêu cầu lấy mẫu, chuẩn nội dung đã được các văn bản luật trong ngành hướng dẫn. Và trách nhiệm này thuộc về các Kỹ sư vật liệu xây dựng. Do đó, họ cần là người am hiểu và nắm rõ các quy định về lấy mẫu thí nghiệm cũng như quy trình thí nghiệm,...
Theo đó, toàn bộ các vật liệu kết cấu xây dựng và các cấu kiện như: kết cấu gạch đá, bê tông cốt thép, kết cấu nền, kết cấu bao che, kết cấu mặt đường, kết cấu nền móng,... phải được Kỹ sư vật liệu xây dựng thực hiện công tác thí nghiệm, kiểm tra. Nhằm làm cơ sở và nền tảng cho việc thanh quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành cũng như tiện cho quá trình đánh giá, nghiệm thu chất lượng công trình. Các thành phần vật liệu xây dựng cần thí nghiệm bao gồm: Xi măng, cát xây dựng, thép xây dựng, đá dăm (sỏi), gạch xây dựng, cấu kiện bê tông,....
2.4. Một số nhiệm vụ khác của Kỹ sư vật liệu xây dựng
- Xử lý khiếu nại của khách hàng tại công trường: Một người Kỹ sư vật liệu xây dựng thường làm việc thường xuyên trên những công trình thực địa. Bên cạnh đó, họ cũng chính là cá nhân phụ trách chính về nguyên vật liệu của công trình. Theo đó, công trình nếu gặp phải sự cố gì liên quan đến chất lượng và thành phần nguyên vật liệu. Kỹ sư vật liệu xây dựng có thể đối mặt với những khiếu nại, khiếu kiện của khách hàng. Do đó, nhiệm vụ của các doanh nghiệp giao cho họ, chính là tiếp nhận và tìm cách xử lý những khiếu nại của khách hàng trên công trường.

- Giám sát chất lượng mẫu nén bê tông: Trong cấu kiện của các công trình xây dựng, mác bê tông thường do đơn vị thiết kế chỉ định và tính toán. Công tác thi công bê tông tại hiện trường cần được giám sát, theo dõi, và tuyệt đối tuân thủ các quy định, chuẩn quy trình,... nhằm đảm bảo chất lượng công trình cũng như đảm bảo mác thiết kế. Đây chính là một trong những nhiệm vụ của Kỹ sư vật liệu xây dựng.
- Nghiên cứu vật liệu mới: Đây chính là một trong những nhiệm vụ chuyên môn gắn liền với Kỹ sư vật liệu xây dựng. Họ không chỉ thiết kế công nghệ sản xuất ra các vật liệu xây dựng mới. Hay giám sát chất lượng của vật liệu trước khi chúng được thi công xây dựng. Mà trên thực tế, họ còn phải thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các vật liệu mới có thể sử dụng trong xây dựng, khả thi hơn và tiết kiệm hơn.
- Cải tiến trong kỹ thuật: Kỹ sư vật liệu xây dựng là người hiểu rõ đặc trưng cũng như tính chất của từng vật liệu, nguyên liệu xây dựng nhất. Do đó, họ phải thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ hướng dẫn, nhắc nhở, thiết lập ra cơ chế xử lý vật liệu mới về mặt kỹ thuật.
3. Yêu cầu đối với việc làm Kỹ sư vật liệu xây dựng

Kỹ sư vật liệu xây dựng được các nhà tuyển dụng với những yêu cầu khá cao. Do công việc này có tầm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cả công trình. Do đó, Kỹ sư vật liệu xây dựng thường được tuyển chọn một cách kỹ càng. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản nhất:
Tốt nghiệp Đại học trở lên các ngành liên quan đến vật liệu và xây dựng. Ưu tiên: Ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng; Ngành công nghệ vật liệu; Ngành xây dựng,...
Kinh nghiệm: Ưu tiên kinh nghiệm 1 năm trở lên ở vị trí tương đương, hoặc 2 - 3 năm làm trong ngành xây dựng nói chung.
Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) giao tiếp. Ưu tiên những ứng viên có chứng chỉ IELTS hay TOEIC.
Trình độ tin học văn phòng thành thạo, biết sử dụng một số phần mềm trong xây dựng.
Có kiến thức chắc chắn về luật, quy định, quy trình kiểm thử, thí nghiệm và lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng.
Một số kỹ năng: Xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, giao tiếp, đàm phán, thương lượng, giám sát kiểm tra, quan sát và đánh giá,... Một số phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, tỉ mỉ, và có thể gắn bó với doanh nghiệp lâu dài.
4. Mức lương và quyền lợi của Kỹ sư vật liệu xây dựng
.jpg)
Mức thu nhập của Kỹ sư vật liệu xây dựng phụ thuộc khá nhiều vào đơn vị họ công tác, môi trường làm việc. Bên cạnh đó là kinh nghiệm và kiến thức. Với những Kỹ sư vật liệu xây dựng mới ra trường, công việc của bạn còn khá nhẹ nhàng, thì mức thu nhập chỉ từ 5 - 7 triệu/tháng. Nếu làm ở công trường phức tạp hơn, thường xuyên phải đi thực địa, lương có thể từ 7 - 9 triệu.
Một Kỹ sư vật liệu xây dựng có kinh nghiệm từ 2 - 3 năm trở lên có thể nhận được mức lương trung bình 13 - 15 triệu/tháng.
Một số quyền lợi khác về cơ bản như: Bảo hiểm; Phụ cấp - Trợ cấp; Thưởng dự án; Thưởng tiến độ; Thưởng đấu thầu,....
5. Làm thế nào để bắt đầu với mục tiêu việc làm Kỹ sư vật liệu xây dựng?
.jpg)
5.1. Các trường đào tạo chất lượng
Thuận theo nhu cầu từ phát triển kinh tế xã hội, cũng như sự đi lên nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Từ đó, ngành xây dựng nói chung có một vị trí và chỗ đứng không hề nhỏ. Kỹ sư vật liệu xây dựng lại càng đóng tầm ảnh hưởng lớn hơn vì ngày nay, các công trình xây dựng rất được chú trọng đảm bảo về chất lượng, độ bền phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu.
Để trở thành một Kỹ sư vật liệu xây dựng trong tương lai, hãy bắt đầu bằng việc theo đuổi chuyên ngành này tại các cơ sở giáo dục chất lượng. Chẳng hạn như: Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Xây dựng; Đại học Bách khoa - ĐH Đà Nẵng; Đại học Bách khoa TP.HCM,...
5.2. Tiếp cận nhanh tin tuyển dụng việc làm Kỹ sư vật liệu xây dựng
Trước hết hãy bắt đầu bằng việc list ra một danh sách những nhà tuyển dụng hàng đầu về việc làm Kỹ sư vật liệu xây dựng. Đó là những nhà tuyển dụng như: Công ty CP xây dựng Coteccons, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Tổng công ty CP XNK và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Xây dựng Số 1,...
Ngoài ra, để nhanh chóng hơn, ứng viên có thể cập nhật tin tuyển dụng trên timviec365.vn. Tại đây, hàng loạt các tiện ích miễn phí sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được tin tuyển dụng Kỹ sư vật liệu xây dựng phù hợp nhất!
- Rút gọn