Việc làm quản lý cửa hàng thời trang
Mẫu CV đẹp nhất (xem tất cả mẫu CV)
AI365: CÓ VIỆC SIÊU TỐC
CẬP NHẬT CV NHANH - BẬT ĐÈN XANH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG
Tải CV từ máy tính của bạnChức danh

Công ty

Thời trang là yếu tố không thể thiếu đối với con người trong cuộc sống hàng ngày, do đó ngành thời trang cũng luôn có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Chính điều này đã đặt ra nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực cho các vị trí việc làm tại doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh, một trong số đó phải kể đến chính là việc làm quản lý cửa hàng thời trang.
1. Đôi nét khái quát về việc làm quản lý cửa hàng thời trang
Việc làm quản lý cửa hàng thời trang có lẽ là vị trí không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay, nhất là những ai là tín đồ mua sắm thời trang thì đã quá quen thuộc với các gương mặt quản lý cửa hàng rồi phải không?

Đây là vị trí việc làm của những người đứng đầu để quản lý mọi vấn đề diễn ra tại các chi nhánh showroom của doanh nghiệp kinh doanh về thời trang. Quản lý cửa hàng thời trang là người sẽ có trách nhiệm điều phối hoạt động làm sao để có thể bán được hàng, tăng doanh thu và giúp cho các cửa hàng đó có được nhiều khách hàng trung thành, thường xuyên quay trở lại mua các sản phẩm về thời trang (quần áo, giày dép, phụ kiện,…) mà cửa hàng đang bán.
Rất nhiều người nghĩ rằng quản lý cửa hàng thời trang không khác biệt so với nhân viên bán hàng tại đó hay các quản lý lĩnh vực khác. Song đối với ngành có quá nhiều biến động và liên tục thay đổi xu hướng như thời trang thì những ai ở vị trí quản lý cửa hàng sẽ phải thực hiện khá nhiều công việc, mang những trọng trách lớn lao hơn. Cụ thể, người quản lý cửa hàng thời trang làm những gì? Cùng theo dõi nội dung trong phần 2 của bài viết các bạn nhé!
2. Khám phá bản mô tả việc làm quản lý cửa hàng thời trang chi tiết
Một quản lý cửa hàng thời trang sẽ đảm nhiệm rất nhiều đầu việc khác nhau tại các cửa hàng theo quy định bao gồm:
2.1. Nắm bắt, quản lý toàn bộ các hoạt động diễn ra tại cửa hàng

Là quản lý một cửa hàng kinh doanh về thời trang, các bạn sẽ cần nắm rõ được toàn bộ các vấn đề có liên quan đến hoạt động diễn ra tại cửa hàng như là:
- Quản lý về công việc hàng ngày, công việc từng ca của nhân viên bán hàng thời trang (dọn dẹp cửa hàng, sắp xếp hàng hóa, giao ca,…).
- Quản lý về việc sắp xếp hàng hóa tại cửa hàng như hàng mới cần được treo bên ngoài, dễ thu hút khách hàng, thay trang phục, phụ kiện cho các manocanh mỗi ngày, bổ sung hàng đã hết ra cửa hàng, trang trí cửa hàng,…
- Nắm bắt về tình hình doanh thu mỗi ngày cửa cửa hàng và tính toán các chiến lược làm sao để có thể đạt được chỉ tiêu theo yêu cầu của ban giám đốc.
- Làm sổ sách, quản lý các nguồn thu, chi hàng ngày, gửi quỹ về cho công ty theo quy định, xuất nhập hàng hóa định kỳ đến các cơ sở hoặc kho của công ty.
- Xử lý các vấn đề của khách hàng đối với các sản phẩm mà công ty cung cấp, làm sao để không gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp mà vẫn làm hài lòng khách hàng.
2.2. Hỗ trợ xây dựng ý tưởng thiết kế không gian của cửa hàng
Quản lý cửa hàng thời trang cũng có trách nhiệm tham gia hỗ trợ để xây dựng ý tưởng thiết kế, bố trị các khu vực trong cửa hàng sao cho đẹp nhất cùng với bộ phận chuyên môn của công ty. Thường thì quản lý cửa hàng thời trang là người làm việc trực tiếp tại cửa hàng mỗi ngày, do đó họ sẽ nắm bắt được rõ về sự bố trí sao cho hợp lý, bày các kệ treo đồ như thế nào để khách hàng dễ dàng xem nhất hay nhân viên dễ lấy xuống, treo lên,... Do đó, quản lý cửa hàng thời trang dù chỉ mang tính chất hỗ trợ nhưng lại có vai trò chính trong việc đưa ra các ý tưởng để bộ phận chuyên môn xem xét thực hiện.
2.3. Xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh tại cửa hàng

Được giao nhiệm vụ quản lý một cửa hàng kinh doanh thời trang tức là bạn cần có trách nhiệm hoàn toàn với các vấn đề phát triển hoạt động kinh doanh tại cơ sở đó. Ban giám đốc sẽ đưa ra chỉ tiêu nhất định theo từng tháng và nhiệm vụ của bạn là làm sao để thúc đẩy được các hoạt động bán hàng, mang về doanh thu cao.
Chính bởi vậy mà các quản lý cửa hàng thời trang còn cần phải xây dựng nên các chiến lược bán hàng hiệu quả, phổ biến xuống đội ngũ nhân viên để họ thực hiện như là chụp hình các sản phẩm quần áo, giày dép đăng tải lên facebook, zalo cá nhân của cửa hàng, chăm sóc thêm các đối tượng khách hàng online để tăng doanh số,… Toàn bộ các vấn đề liên quan đến thúc đẩy kinh doanh, doanh số cho cửa hàng sẽ đều do quản lý chịu trách nhiệm.
2.4. Liên hệ, làm việc với các đơn vị vận chuyển hàng hóa
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải – vận chuyển cùng phương thức kinh doanh online thì chắc chắn ngành thời trang cũng phải theo kịp xu hướng này. Các quản lý cửa hàng thời trang sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh như bán hàng qua facebook, zalo và sẽ cần phải tìm kiếm, liên hệ với các tổ chức, đơn vị vận chuyển uy tín để hợp tác lâu dài.
Cụ thể, các quản lý cửa hàng thời trang sẽ cần đứng ra để bàn bạc, ký kết hợp đồng về các hoạt động tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa gửi đến khách hàng, làm việc về phương thức thanh toán hay các vấn đề liên quan với các đơn vị này rồi báo cáo lên ban lãnh đạo.
2.5. Quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng thời trang tại cửa hàng

Một nhiệm vụ chắc chắn không thể thiếu đối với quản lý cửa hàng thời trang đó chính là quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng. Cụ thể đó là phân công nhiệm vụ cho các nhân viên hàng ngày theo quy định như là đón tiếp khách hàng, tư vấn bán hàng, hỗ trợ khách hàng trong quá trình họ tìm kiếm, chọn lựa sản phẩm, dọn dẹp sạch sẽ các khu vực trong cửa hàng,…; quản lý về các hoạt động đi làm, nghỉ phép, bố trí nhân viên làm việc thay tại cửa hàng.
Ngoài ra, quản lý cửa hàng thời trang cũng có nhiệm vụ tiếp nhận nhân viên mới đến, training, hướng dẫn các bạn về cách làm việc, phổ biến nội quy, các vấn đề cần thiết tại cửa hàng, đánh giá về quá trình làm việc của nhân viên và phân chia sản phẩm, doanh số của từng nhân viên.
2.6. Nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm thời trang
Là quản lý cửa hàng thời trang, bạn còn có trách nhiệm thường xuyên chú ý quan sát, theo dõi để tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm như thế nào? Ví dụ khách đang tìm kiếm mẫu mã theo trend trên thị trường mà công ty hiện chưa có, khách muốn mẫu váy này có màu sắc nhẹ nhàng hơn, kiểu dáng này cần thay đổi để trẻ trung hơn, chất liệu vải chưa đảm bảo,… Toàn bộ các vấn đề đó từ khách hàng đều cần phải được quản lý cửa hàng lưu lại, đưa vào báo cáo để gửi lên ban lãnh đạo xem xét, có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
Ngoài ra, với việc thường xuyên chú ý, quan sát và tìm hiểu về nhu cầu khách hàng để đáp ứng này cũng sẽ giúp cho các quản lý nhận được sự quý mến từ khách hàng, giúp cửa hàng có thêm nhiều khách trung thành, gắn bó lâu dài.
2.7. Thực hiện kiểm kê hàng hóa kho theo định kỳ

Thông thường tại các cửa hàng kinh doanh thời trang sẽ có những chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu. Theo đó, số lượng khách hàng ra vào sẽ khá đông và hàng hóa trở nên lộn xộn, thậm chí mất mát là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, sau mỗi đợt giảm giá hay hàng tuần, các quản lý cửa hàng thời trang sẽ cần tổ chức kiểm kê hàng hóa trong kho 1 lần để đảm bảo đầy đủ hàng theo hệ thống phần mềm hoặc trường hợp thiếu thì cần tìm phương án giải quyết.
Không chỉ vậy, đối với các đợt hàng mới về hoặc hàng hóa về thêm, các quản lý cửa hàng thời trang cũng cần yêu cầu nhân viên hoặc tự mình kiểm tra về số lượng, chất lượng xem đã đủ chưa hay có vấn đề lỗi gì không để kịp thời báo cáo lên bộ phận kho tổng.
2.8. Một số nhiệm vụ liên quan khác theo yêu cầu
Ngoài những công việc chính trên thì quản lý cửa hàng thời trang cũng sẽ thực hiện một số nhiệm vụ liên quan khác theo yêu cầu của cấp trên bao gồm:
- Tham gia duyệt mẫu hàng tuần tại công ty (thường đối với các công ty nhỏ sẽ có hoạt động này).
- Làm báo cáo doanh thu và hoạt động kinh doanh hàng tuần gửi lên bộ phận kế toán và bộ phận kinh doanh.
- Tham gia hỗ trợ quản lý cho các cửa hàng khác theo sự chỉ định từ Ban lãnh đạo.
- Tham gia bán hàng trong các trường hợp thiếu nhân viên hoặc tiếp đón khách hàng đặc biệt.
- Hỗ trợ, làm việc cùng một số bộ phận khác liên quan tại công ty theo sự phân công.

3. Mức thu nhập dành cho quản lý cửa hàng thời trang
Trở thành quản lý cửa hàng thời trang, các bạn sẽ có cơ hội nhận được mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Vì thực tế, nhu cầu mua sắm của con người chưa bao giờ giảm xuống, việc bán được càng nhiều hàng thì lương của các những người làm công việc này cũng càng cao, đặc biệt là vị trí quản lý còn được hưởng khá nhiều khoản khác nhau như sau:
- Mức lương cứng dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng tùy vào kinh nghiệm và năng lực quản lý của mỗi người.
- Thưởng sản phẩm bán được (doanh số cá nhân) thì sẽ tùy cách tính từng công ty. Có những nơi sẽ tính từng sản phẩm bạn bán được sẽ là 10.000 hay 15.000đ, có những nơi sẽ tính phần trăm trên tổng số sản phẩm bạn bán được. Thường thì các mức thưởng này sẽ dao động từ 3 – 5 triệu đồng/tháng.

- Quản lý cửa hàng thời trang còn được thưởng đạt chỉ tiêu mỗi tháng theo từng mức là đủ, thừa chỉ tiêu quy định. Tùy từng mức mà tiền thưởng cũng sẽ khác nhau và khoản này sẽ không giới hạn, có thể từ 2 triệu, cũng có thể lên đến 6,7 triệu đồng hoặc cũng có thể nhiều hơn thế.
Như vậy, một quản lý cửa hàng thời trang sẽ có mức thu nhập hàng tháng vô cùng khủng đối với nghề này, dao động từ 10 – hơn 20 triệu đồng/tháng. Đặc biệt đối với những ai làm quản lý cho hãng thời trang lớn, nổi tiếng như là Ivy Moda, Nem, HM, Zara,… thì mức thu nhập sẽ còn cao hơn rất nhiều.
4. Quyền lợi hấp dẫn dành cho vị trí quản lý cửa hàng thời trang
Ngoài mức thu nhập cao thì quản lý cửa hàng thời trang còn nhận được rất nhiều quyền lợi hấp dẫn khác đó là:
- Làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo, có nhiều cơ hội để nắm bắt, tiếp thu xu hướng thời trang mới của thị trường, được mua hàng tại công ty với mức giá chiết khấu cao.
- Được đào tạo về các kiến thức, kỹ năng liên quan đến thời trang, thẩm mỹ, giao tiếp,…

- Hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ dành cho người lao động đó là đóng bảo hiểm, nghỉ các ngày cuối tuần, lễ, Tết theo quy định, thưởng các ngày đặc biệt, phụ cấp gửi xe, xăng xe, ăn trưa, được xét tăng lương theo quy định hàng năm, tham gia du lịch,…
- Đối với những ai có kiến thức về thời trang, có năng lực tốt và cố gắng thì còn có cơ hội được thăng tiến lên các vị trí cao hơn và làm việc tại trụ sở chính của công ty.
5. Tiêu chí tuyển dụng quản lý cửa hàng thời trang là gì?
Để trở thành quản lý tại các cửa hàng thời trang, các bạn cần đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí cơ bản dưới đây:
- Tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, có kiến thức về thời trang, có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên ở vị trí tương đương.
- Đối tượng ứng tuyển cho vị trí này cần có độ tuổi từ 25 – 30, là người có đam mê về thời trang, thẩm mỹ.
- Có khả năng giao tiếp, tư vấn tốt, xử lý được các vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình làm việc, nhất là vấn đề liên quan đến khách hàng.

- Có khả năng làm việc được nhiều giờ liên tục, nhất là những giai đoạn giảm giá, đông khách hàng thì cần phải có sức khỏe tốt để phục vụ khách hàng.
- Có khả năng chịu được áp lực lớn trong công việc, đặc biệt là áp lực về chạy doanh số và các vấn đề từ phía khách hàng.
- Yêu cầu cần là người trung thực, thật thà, làm việc có trách nhiệm.
Hy vọng qua những thông tin trên đây của timviec365.vn, các bạn đã nắm rõ về các vấn đề liên quan đến việc làm quản lý cửa hàng thời trang. Chúc các bạn tìm được một việc làm ưng ý và đạt được thành công nhé!
- Rút gọn