Người lao động đi làm hiện nay đã nắm vững các quy định về tiền lương chưa, việc cập nhật các thông tin quy định mới sẽ giúp ích rất nhiều cho người lao động trong việc tra cứu lương nhận được.
4 khoản tiền lương được miễn thuế thu nhập:
Căn cứ vào Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2009, Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012, Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014 thì có 4 khoản thu nhập từ tiền lương được miễn thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau: - Phần tiền lương làm việc vào ban đêm,làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của Pháp luật. - Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. - Tiền lương hưu do Quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng - Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
Đề xuất tăng lương hưu thêm 6,92%, trợ cấp từ ngày 01/07/2018 Tại Dự thảo Nghị định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đề xuất điều chỉnh tăng thêm 6,92% lương hưu từ ngày 01/07/2018 cho 4 đối tượng dưới đây: - Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTG ngày 16/03/2009); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng; - Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP đang hưởng lương hư và trợ cấp hàng tháng. - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định pháp luật, người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTG ngày 04/08/2000, Quyết định 613/QĐ-TTG ngày 06/05/2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 130/CP ngày 20/06/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng. - Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTG ngày 27/10/2008, Quyết định 38/2010/QĐ-TTG ngày 06/05/2010. - Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTG ngày 20/08/2010; - Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTG ngày 09/11/2011; - Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu về chính sách lương KPI
Bình quân tiền lương được hưởng khi về hưu được tính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau: "1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau: a) Tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu; b) Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước nghỉ hưu; c) Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu; d) Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước nghỉ hưu; đ) Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu; e) Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu; g) Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. 2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thười gian đóng BHXH theo chế dộ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Điều này".
Việc nắm vững các quy định liên quan đến tiền lương giúp cho người lao động chủ động kiểm soát được tiền lương và không để bị thiệt cho bản thân, đồng thời cũng cần cập nhật thêm các chính sách và quy định mới một cách thường xuyên.
Từ khóa liên quan