Không phải chỉ có bộ phận nhân sự hay kế toán phải nắm vững cách tính lương mà ngày nay, mỗi người lao động nên tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về cách tính lương để kiểm soát và tra cứu lương mà mình được nhận.
Dựa trên hình thức trả lương mà có cách tính lương khác nhau:
Mỗi doanh nghiệp có một cơ chế các cách thực hoạt động khác nhau, nên hình thức trả lương cũng khác nhau, chủ yếu là phụ thuộc vào loại hình và các sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, yêu cầu và đặc điểm của mỗi công việc, ngành nghề. Các hình thức trả lương phổ biến hiện nay: 1. Trả lương theo thời gian: Trả lương theo thời gian là hình thức trả lượng dựa trên số thời gian mà người lao động đã làm việc, thang lương và cấp bậc của người lao động. Cách tính lương theo hình thức này như sau: Cách 1: Lương tháng = Lương cứng + Phụ cấp (nếu có)/ngày công chuẩn của tháng x Số ngày làm việc thực tế Theo cách này thì lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương, người lao động không thắc mắc về mức thu nhập của mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định nghỉ bao nhiêu ngày thì trừ từng đấy ngày lương và ngược lại tháng nào đi làm đủ theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương. Ngày công chuẩn cảu tháng là ngày làm việc trong tháng không bao gồm các ngày nghỉ được công ty quy định. Cách 2: Lương tháng = Lương cứng + Phụ cấp (nếu có)/26 x Số ngày công thực tế Theo cách thứ 2 này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng là khác nhau. (Vì có tháng 28/29/30/31 ngày nên suy ra số ngày công chuẩn có thể là 24/26/27). Với cách tính này người lao động cần cân nhắc thời gian nghỉ để có thể lấy được mức lương một cách tối đa. Với hình thức trả lương theo thời gian, doanh nghiệp cần có sự theo dõi tỉ mỉ về thời gian làm việc và so sánh lương khi thỏa thuận với từng nhân viên.
Những doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo thời gian là khi chưa xây dựng được định mức lao động, hình thức này thường áp dụng cho các công việc văn phòng: hành chính, thống kê, tài vụ, nhân sự,...
2. Trả lương theo sản phẩm Đây là hình thức trả lương dựa trên mức độ hoàn thành công việc trong đó bao gồm cả chất lượng và số lượng của sản phẩm hay công việc đã hoàn thành. Lương = Sản lượng sản phẩm x Đơn giá sản phẩm Hình thức này có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất ra thành phẩm hoặc cũng có thể áp dụng với các lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp. Việc trả lương theo hình thức này đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo chất lượng và khối lượng lao động, khuyến khích thúc đẩy người lao động hăng say làm việc hiệu quả hơn. 3. Hình thức trả lương "Lương khoán" Đây là hình thức trả lương mà khi người lao động hoàn thành khối lượng công việc theo đúng yêu cầu về chất lượng được giao Lương = Mức lwong khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc 4. Hình thức trả lương theo doanh thu Đây là hình thức trả lương mà thu nhập của người lao động đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách về lương/thưởng của công ty. Với hình thức trả lương này, thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên tư vân và chăm sóc khách hàng ... hưởng lương phụ thuộc vào doanh thu. Chính sách thưởng theo doanh thu có thể là thưởng doanh số cá nhân, thưởng doanh số theo nhóm đội, thưởng doanh thu "nóng"...
>>>Xem thêm: Hiểu biết thêm về mức lương tối thiểu
Cách tính tiền lương làm việc dịp nghỉ lễ:
Dựa trên đặc thù và tính chất công việc khác nhau mà nhiều người lao động sẽ phải làm việc cả vào dịp nghỉ lễ trong năm. Tiền lương làm thêm giwof vào dịp nghỉ lễ được quy định tại Điều 97 Bộ Luật lao động năm 2012 như sau: Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Tiền lườn làm việc dịp nghỉ lễ = Tiền lương được hưởng theo ngày lễ + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x 300% VD: 1 ngày làm việc 8 tiếng người lao động được trả lương là 240.000 đồng, mỗi giờ người lao động được trả 30.000 đồng. Vậy tổng lương người lao động được nhận ít nhất khi làm việc như bình thường trong ngày nghỉ lễ 30/04 - 01/05: 240.000 + (240.000x300%) = 960.000 đồng
Theo điều 115 Bộ Luật lao động năm 2012 về nghỉ lễ tết theo quy định người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: Tết dương lịch nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch hàng năm) Tết âm lịch nghỉ 05 ngày Ngày Giải phóng MN nghỉ 01 ngày (ngày 30 tháng 04 dương lịch) Ngày Quốc tế lao động nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 05 dương lịch) Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 03 âm lịch) Ngày Quốc khánh nghỉ 01 ngày (ngày 02 tháng 09 dương lịch)
Dựa trên những hình thức trả lương theo quy định mà mỗi doanh nghiệp có một cách tính lương và trả lương thưởng cho người lao động khác nhau, để kiểm soát được tiền lương mình thực nhận và những quy định trong cách tính lương mỗi người lao động hãy thường xuyên cập nhật những thông tin, quy định mới về tính lương ngày thường và cả cách tính lương những ngày nghỉ lễ, tết nếu tính chất công việc bắt buộc đi làm.
Từ khóa liên quan