Với mỗi người lao động đi làm thì thang lương, hệ số lương là một thuật ngữ khá quen thuộc, tuy vậy mọi người đã nắm rõ về thang lương, hệ số lương là gì chưa, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây:
Khái niệm thang lương, hệ số lương?
- Thang lương là hệ thống các nhóm lương (ngạch lương), bậc lương (hệ số lương) được quy định sẵn làm căn cứ để doanh nghiệp tra cứu mức lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động. Với hình thức thang lương này thường được chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, còn đối với những doanh nghiệp tư nhân thì thực hiện những quy định chi trả tiền lương theo quy định riêng của doanh nghiệp.
+ Kết cấu của thang lương: Trục dọc: nhóm lương Trục ngang: hệ số lương Với mỗi một nhóm lương thì sẽ có một hệ số lương cơ sở tương ứng, số nhóm lương nhiều hay ít là phụ thuộc vào số lượng chức danh và tính chất đa dạng, phong phú cảu các chức danh công việc. + Cách xây dựng nhóm lương: Việc xây dựng nhóm lương thực chất là việc xếp hạng các công việc theo giá trị từ thấp đến cao, để xây dựng được nhóm lương một cách hợp lý cần căn cứ vào mô tả công việc của từng chức danh công việc, sau đó chấm điểm dựa trên giá trị công việc và xếp hạng, chia thành có nhóm lương khác nhau. - Hệ số lương là hệ số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, bậc lương (lương cơ bản) và mức lương tối thiểu. Hiện nay, lương tối thiểu vùng 2019 là mức lương được áp dụng mới nhất. Hệ số lương chính là một trong các yếu tố cơ bản của thang lương, bản lương. Đây chính là cơ sở để trả lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, tính tiền làm thêm giờ, ngừng việc, nghỉ phép,... cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Còn tại các doanh nghiệp tư nhân, người lao động có thể xây dựng, điều chỉnh hệ số lương phù hợp với yêu cầu của đơn vị và theo quy định của pháp luật. + Cách xây dựng hệ số lương: Hệ số lương và mức lương nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1. Biên độ của nhóm lương: là khả năng àm doanh nghiệp có thể chi trả cho một nhóm lương nào đó, phù hợp với thị trường lao động và chiến lược định hướng phát triển của doanh nghiệp. 2. Mức lương thực tế: được xây dựng theo nguyên tắc đi từ thấp tới cao.
3. Mức tăng ở mỗi hệ số lương: mức tăng được khuyến khích là không thấp hơn 5% và không nên vượt quá 20%. Nếu tăng lương ít hơn 5% sẽ không tạo được động lực làm việc cho người lao động, và nếu tăng hệ số lương quá 20% sẽ dẫn tới kịch trần lương. 4. Vòng đời của nghề: đi từng bước từ việc bắt đầu làm quen, học hỏi, thành thạo, chuyên gia. Lao động có kinh nghiệm và trình độ càng thấp thì hệ số lương sẽ càng nhiều. VD: công nhân thì chủ yếu thời gian lao động sẽ gắn bó với chức danh này, ít có cơ hội để được phân lên nhóm cao hơn. 5. Độ chồng của các nhóm lương: hệ số thứ nhất cảu nhóm trên, có thể tương đương với hệ số thứ 3 của nhóm dưới. 6. Tỷ lệ lạm phát: căn cứ vào tỷ lệ lạm phát mà nhà nước có thể điều chỉnh thang lương để đảm bảo thu nhập, đời sống cho người lao động.
>>> Ngoài ra còn hai hình thức tính lương là lương net và gross, bạn có biết gì về hai hình thức này hay không? Truy cập và tìm hiểu ngay tại Timviec365.vn ngay nhé!
Phụ cấp lương là gì? Những khoản phụ cấp lương bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội?
Ngoài mức lương cơ bản theo thỏa thuận ký kết hợp đồng làm việc, người lao động còn nhận được các khoản phụ cấp lương tùy theo tính chất công việc. - Phụ cấp lương là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ cho người lao động để bù đắp cho các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt,... chưa được tính đến hay tính chưa được đầy đủ trong mức lương.
>>>Xem thêm: Cách tính lương và các hình thức trả lương hiện nay
- Những khoản phụ cấp lương bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, nếu người lao động nào nhận được các khoản phụ cấp lương sau thì bắt buộc phải cộng vào lương để trích tỷ lệ phần trăm theo quy định đóng bảo hiểm xã hội: + Phụ cấp chức vụ, chức danh + Phụ cấp khu vực + Phụ cấp trách nhiệm + Phụ cấp thâm niên + Phụ cấp lưu động + Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm + Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
4 thay đổi lớn về chính sách tiền lương của cán bộ, công chức:
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thông qua nội dung cơ bản của Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân nhân và ngườilao động trong các doanh nghiệp. Theo đó, đối với chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ có những thay đổi lớn sau: - Bãi bỏ các khoản thu nhập ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức. - Xây dựng hệ thống bảng lương mới, quy định mức lương bằng số tiền tuyệt đối theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay cho hệ số lương hiện nay, cụ thể như sau: + Sẽ có một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; + Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng chung với công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo; và ba bảng lương với lực lượng vũ trang. - Mở rộng thí điểm cơ chế áp dụng mức thu nhập tăng thêm ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhất là vùng động lực. - Năm 2021, mức lương Nhà nước thấp nhất sẽ tiếp cận với mức lương thấp nhất của khối doanh nghiệp.
Nắm bắt được những thông tin liên quan đến các chính sách lương, hiểu rõ hơn về các khái niệm như hệ số lương, thang lương và cách xây dựng nên hệ số lương hay thang lương góp phần giúp cho người lao động kiểm soát được lương, nắm rõ được lợi ích mà mình được hưởng, những quyền lợi mà bản thân người lao động xứng đáng được hưởng.
Từ khóa liên quan