Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Bạn đã từng đòi tăng lương bằng tâm thư nghỉ việc?

Trong quá trình làm việc lâu dài tại một công ty thì người làm việc nhận ra một điều rằng, bạn khó có thể đạt được mức lương cao hơn nếu như vẫn tiếp tục gắn bó với môi trường hiện tại. Cho dù bạn đã nỗ lực hết mình để đạt được những thành quả thì lương của bạn vẫn không hề tăng. Như vậy sẽ khiến cho người làm công cảm thấy bực bội và thấy bản thân được trả công không xứng đáng. Nhiều người cho rằng, đánh động với sếp bằng cách gợi ý nghỉ việc vì lương không được tăng để mong sếp có thể suy nghĩ lại mà tăng lương cho bạn.

Yêu cầu tăng lương

1. Lương có tăng sau khi bạn báo nghỉ việc?

Nhiều người lựa chọn cách nghỉ việc để được tăng lương, và cho rằng đây là cách tối ưu giúp sếp có thể vì sợ nhân viên của mình nghỉ việc mà tăng lương. Liệu thực sự lương có tăng lên sau khi bạn đề đơn xin nghỉ việc với sếp hay không. Lương tăng là điều ai cũng mong muốn khi đi làm, thế nhưng sử dụng cách nghỉ việc để ép sếp tăng lương liệu có mang lại hiệu quả cao, hay chỉ mang đến tác dụng ngược lại. Thực tế, đây là cách lợi bất cập hại khiến chúng ta không thể nào lường trước được. Có những người đòi tăng lương bằng cách này thực sự mang lại hiệu quả, nhưng có những người lại không được tăng lương mà ngược lại còn có nguy cơ nghỉ việc thật.

Lương có tăng sau khi bạn báo nghỉ việc?

Các bạn nên nhớ rằng, số người nghỉ việc để được tăng lương là có nhưng rất hi hữu, chỉ những người có những cống hiến nhiều và thâm niên lâu năm thì mới có cơ hội tăng lương cao hơn. Trong khi đó những người chưa gắn bó với công ty nhiều và chưa có đóng góp nhiều cho công ty mà đòi tăng lương theo cách đó thì thực sự không phải cách an toàn trừ khi bạn có ý định nghỉ việc thật thì áp dụng cách này để được tăng lương thì ăn may, còn không thì bạn vẫn sẽ nghỉ việc mà không có gì phải tiếc nuối. Vậy, trước khi xin nghỉ việc để được tăng lương thì bạn cần cân nhắc các vấn đề sau:

Điều kiện cần:

- Bạn hãy thử kiểm tra xem bản thân mình có giống với chân dung được “săn đón” bên dưới đây hay không nhé!

- Là một nhân viên giỏi, chăm chỉ với quá trình làm việc và kết quả được công nhận, công ty và đồng nghiệp rất nể trọng và yêu mến.

- Đã đóng góp rất nhiều thành tích cho công ty và là nhân tố hứa hẹn còn mang đến nhiều tiềm năng giúp công ty phát triển xa hơn nữa trong tương lai.

- Có chuyên môn nghề nghiệp cao, sở hữu trong tay những kỹ năng đặc biệt và đang đảm nhiệm vị trí mà công ty khó tìm người thay thế.

Điều kiện đủ:

-.Bên cạnh đó, yếu tố phù hợp cũng là vấn đề quyết định sự thành bại.

- Ngân sách: Mức lương khi bạn tra cuu luong mong muốn có thực sự nằm trong khả năng cho phép và đáp ứng của công ty.

- Lý lẽ: Bạn có đủ lý lẽ xác đáng và viện dẫn cụ thể để chứng minh cho yêu cầu của mình một cách hợp lý.

- Thời điểm: Bạn đã đề cập đến mong muốn này trước đây, đã trình bày nguyện vọng và thương thảo về lương nhiều lần trước đó nhưng chưa được duyệt. Nghĩa là bạn đã làm hết sức và hết khả năng, đây chính là thời điểm nên ra quyết định.

Thực tế cho thấy chúng ta có thể được tăng lương khi “doạ nghỉ việc”, nhưng đây thực sự có đúng là “kế hay” không lại là vấn đề hoàn toàn khác.

2. Lợi ích chỉ tồn tại trong những lời kể của người khác và hi vọng của bạn

Những lợi ích khi bạn đòi tăng lương

Theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước, cả nhân viên lẫn nhà quản lý nhân sự, xin nghỉ việc chỉ nhằm vào mục đích được tăng lương là hành động “lợi bất cập hại”:

Tác động tiêu cực đầu tiên phải kể đến chính là cảm giác đổ vỡ và sứt mẻ tình cảm. Bạn nghĩ gì về điều này khi quyết định dùng “sự ra đi” để gây áp lực lên công ty nhằm giành lấy quyền lợi tốt hơn. Sau tất cả, dù bạn thành công hay thất bại với mục tiêu tăng lương, đôi bên sẽ còn lại cảm giác khá gượng gạo và ngờ vực khi đối diện với nhau. Chắc chắn là niềm tin của mọi người về sự gắn bó của bạn đối với tổ chức sẽ giảm sút rất nhiều. Điều này thậm chí đúng với cả cá nhân bạn nữa, từ đây về sau bất cứ khi nào bạn nghĩ đến việc ra đi, mọi chuyện đã có vẻ dễ dàng hơn!

>>>Xem thêm: Những cách yêu cầu tăng lương gây “tác dụng phụ”

Bạn đã từng đòi tăng lương

Kế đến là khả năng bị nghi kị, dò xét và dòm ngó. Bởi vì bạn từng gây một áp lực lớn lên nhà quản lý nên sau đó bạn sẽ được đưa vào “danh sách đen”. Với công việc hiện tại, bạn sẽ được giám sát chặt chẽ từng li từng tí và công ty sẽ đòi hỏi bạn làm việc “quần quật” cho xứng đáng với mức lương mới mà họ bỏ ra. Bên cạnh đó, dù công ty rất ưa thích và muốn phát triển bạn nhưng đôi khi bạn sẽ mất đi cơ hội phát triển lên một vị trí chủ chốt hoặc quan trọng trong công ty. Bởi từ chuyện đó về sau, sếp luôn mang tâm lý ngờ vực, không biết lúc nào bạn lại doạ ra đi nên sẽ rất đắn đo khi cất nhắc cho bạn. Và không ít trường hợp, sếp sẽ chọn một người khác ít tiềm ẩn rủi ro hơn bạn.

Thứ ba, nếu bạn giỏi và được công ty trọng dụng thì tất nhiên họ sẽ không bao giờ muốn để mất. Nhà tuyển dụng luôn thừa hiểu rằng khi không thoả mãn yêu cầu thì có khả năng nhân viên sẽ ra đi. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ xem có cần thiết phải “dằn mặt” sếp và phòng nhân sự bằng cách này hay không? Và nếu họ tự biết điều đó rồi thì bạn làm như vậy có tác dụng nhiều hay không?

Có nên yêu cầu tăng lương

Thứ tư là cái nhìn tiêu cực về hành động bạn đã làm. Chỉ trừ khi bạn thực sự muốn được nghỉ việc mà vô tình lại được “níu kéo” bằng cách tăng lương, tất cả những trường hợp còn lại dù bạn tự gọi đó là phương pháp hay hướng đi cuối cùng thì nó vẫn sẽ được mọi người nhìn nhận với cụm từ “chiêu trò”. Đạt được thành công hay nhận lấy thất bại, sử dụng “chiêu trò” thì phải sẵn sàng tâm lý đón nhận những hệ luỵ kéo theo sau nó. Ví dụ như lời xầm xì từ đồng nghiệp hay suy nghĩ thiếu thiện cảm từ phòng nhân sự vì họ cho rằng bạn cư xử kém văn minh, ánh mắt thất vọng ngờ vực từ sếp sau một cuộc chiến cân não…

Tất nhiên là không phải mọi tình huống xảy ra đều đáng sợ đến như 4 điều bất lợi mà chúng ta vừa nêu. Không hẳn sếp công ty nào cũng sẽ “thù dai” và thích trừng phạt. Có không ít nhân viên vẫn giữ được mối quan hệ rất tốt với công ty sau khi từng xin nghỉ việc. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ, tác động tâm lý là có thật mà đôi khi chúng ta không điều khiển được, nó chỉ đến như là kết quả tất yếu.

Tăng lương bằng thư nghỉ việc có nên không?

Muốn được nâng lương, nhận về thu nhập tương xứng với khả năng đóng góp của bản thân là yêu cầu hết sức chính đáng. Tuy nhiên, hãy làm những việc chính đáng để cải thiện mức lương hiện có. Luôn có cơ hội để người lao động đề nghị tăng lương, chỉ cần bạn biết kiên nhẫn, thực hiện đúng cách và không phạm phải những sai lầm. Lời khuyên dành cho bạn là dù có tài giỏi và tự tin đến đâu, cũng hãy nhớ rằng xin nghỉ việc chỉ nên là bước cuối cùng khi bản thân thật sự cảm thấy hết gắn bó, môi trường hiện tại không còn phù hợp với mình bao gồm việc chi trả lương thưởng không hợp lý so với thị trường. Bạn đừng quên tìm hiểu kỹ càng thông tin về lương bằng những công cụ hoặc thước đo uy tín trên thị trường, nhằm chắc chắn lý do nghỉ việc của mình là chính đáng. Đồng thời, chuẩn bị phương án dự phòng với một công việc khác là cách tốt nhất để tránh tình trạng gián đoạn sự nghiệp nếu chẳng may công ty chấp thuận đơn nghỉ việc.

Rời bỏ một nơi từng gắn bó không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nếu buộc phải thế thì hãy luôn tỉnh táo suy xét! Cần cân nhắc thấu đáo hết mọi điều lợi và hại của hành động này bởi vì nó có thể để lại những ấn tượng xấu khó quên, là “vết sẹo” rất không đáng có trong sự nghiệp lâu dài của chính bạn.


Từ khóa liên quan