Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Những cách yêu cầu tăng lương gây “tác dụng phụ”

Nếu bạn muốn được tăng lương, bạn có thể thẳng thắn đàm phán và trao đổi với cấp trên dựa vào những lý do chính đáng. Tuy nhiên, hãy thận trọng trong cách mà bạn yêu cầu tăng lương, nếu không kẻo sẽ gây ra những tác dụng phụ mà bạn không lường trước được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những cách yêu cầu tăng lương sai cách mà mọi người hay gặp phải nhé.

yêu cầu tăng lương

1. So sánh mức lương với đồng nghiệp cùng vị trí, cấp độ

Trong quá trình làm việc, không ít người cảm thấy bất công khi biết được mức lương tối thiểu của đồng nghiệp cùng vị trí với mình lại có mức lương cao hơn mình. Như một phản xạ có điều kiện, bạn ngay lập tức vạch ra hàng loạt những điểm cần so sánh với người đồng nghiệp đó, đồng thời cố chứng minh rằng mình danh sách những điều cần so sánh với mục đích chứng minh rằng mình xứng đáng được tăng lương. Thậm chí nhiều bạn không đủ giữ bình tĩnh sẽ ngay lập tức đến phòng của cấp trên để phản ánh về tình trạng này, dành cho sếp một loạt những câu hỏi “Tại sao?”. Trong khi đó bạn quên mất rằng mình cần phải suy xét lại bản thân mình tại sao lại có mức lương thấp hơn đồng nghiệp đó.

Tra cứu lương chính xác theo ngành nghề tại đây

yêu cầu tăng lương

Bạn hãy nhớ rằng, hành động của bạn khi mất bình tĩnh thường gây ra những hậu quả mà bạn không lường được, ít thu về kết quả như bạn mong muốn. Bạn cần chú ý đến vấn đề tăng lương không chỉ dựa vào vị trí và cấp bậc mà đã có thể tăng lương được đâu. Để tăng lương thì còn cần dựa vào những yếu tố khác như: năng lực cá nhân, thời gian làm việc/cống hiến, thành quả công việc, hiệu suất làm việc và nỗ lực của mỗi cá nhân trong tập thể... Bên cạnh đó, bạn hãy thận trọng khi đưa ra những so sánh hoặc là đánh giá có liên quan đến đồng nghiệp khác. Bởi nếu như không phải là phân công công việc cho đồng nghiệp đó thì bạn làm sao có thể đánh giá được họ đã phải làm những gì và nỗ lực bao nhiêu và kết quả của họ ra sao phải không nào.

Tham khảo thêm thông tin bảng lương nhân viên kinh doanh mà bạn có thể quan tâm để biết mình biết ta và đưa ra quyết định sáng suốt nhất trong việc yêu cầu tăng lương của bản thân bạn nhé.

2. Xin nghỉ việc để ép sếp tăng lương

yêu cầu tăng lương

Bạn đã từng có ý định gửi đơn nghỉ việc với mong muốn sếp giữ lại và tăng lương cho bạn? Một số người thực sự đã thành công với cách này, nhưng không phải là con số lớn. Ngược lại rất hi hữu người đã thành công, còn lại thất bại thảm hại.

Các đề nghị này có thể bói là lợi bất cập hại. Có thể bạn sẽ là người làm sứt mẻ tình cảm giữa bạn và sếp của mình chỉ vì muốn gây sức ép với sếp và có vẻ như là đe dọa. Thậm chí còn thể hiện bạn là người có tính ganh tị, ích kỉ, không thẳng thắn, sếp của bạn sẽ nghĩ bạn là người cơ hội, chớp lấy lợi ích tức thì và chấp nhận đánh mất đi những tiềm năng của bản thân. Có thể sếp bạn cũng có ý định quan sát bạn thêm một thời gian nữa sẽ tăng lương cho bạn nhưng vì hành động của bạn sẽ khiến sếp bạn thất vọng về bạn, thậm chí để bạn nghỉ việc luôn. Trong trường hợp bạn đã áp dụng nhiều cách rồi mà không thể được tăng lương thì hãy áp dụng cách này một cách khéo léo để không gây ra những tiêu cực trong mối quan hệ.

>>>Xem thêm: Yếu tố chi phối việc thương lượng mức lương

3. Đưa việc cá nhân vào để yêu cầu tăng lương

yêu cầu tăng lương

Bạn yêu cầu công ty tăng lương vì bản thân bạn đang có những vấn đề cá nhân như nợ nần, xây dựng nhà cửa, sinh con, cưới hỏi, … là điều tuyệt đối cần tránh. Boeir việc riêng tư của bạn thì công ty không có trách nhiệm phải phụng sự bạn. Nếu bạn muốn thực hiện được những việc ấy thì hãy nỗ lực phấn đấu trong công việc, tự kiếm tiền và tích lũy từ tiền lương cũng như những công việc làm thêm khác để thực hiện được mục đích cá nhân của mình.

Các mà bạn đưa lý do cá nhân riêng tư của bạn để đòi tăng lương với cấp trên rõ ràng là không hợp lý, nên sẽ chẳng có vị sếp nào đồng ý với bạn. Nếu có thể thì bạn hãy lấy những lý do đó làm mục đích để bạn phấn đấu trong công việc mà thôi. Thay vào việc đòi tăng lương, ở những kỳ xét thưởng định kỳ của công ty, bạn có thể lồng ghép vào những lý do này một cách khéo léo để sếp của bạn có thể hiểu được những mong muốn của bạn, thông cảm và chia sẻ nhiều hơn với bạn bằng một số chính sách hợp lý dành cho nhân viên.

4. Tự động gửi email đòi tăng lương đến nhân sự không thông qua quản lý trực tiếp

yêu cầu tăng lương

Việc bạn tự động gửi email đòi tăng lương đến bộ phận nhân sự mà không qua quản lý trực tiếp hay sếp của bạn thì sẽ mang đến hậu quả vô cùng hại. Bạn có thể phải đối mặt với sự tức giận của cấp trên, những ánh mắt dò xét và có phần khinh thường của đồng nghiệp dành cho bạn. Cấp trên của bạn sẽ cảm thấy bị tổn thương và không được tôn trọng. Cách này khiến cho bạn không những không được tăng lương mà còn làm giảm đi tình đồng nghiệp.

Mức lương của một nhân viên sẽ luôn gắn liền với trách nhiệm và khối lương công việc mà họ đảm nhận. Và người quản lý chính là người nắm rõ nhất về khả năng và sự xứng đáng có được tăng lương hay không, kể cả phòng nhân sự! Nếu bạn có ý định muốn được tăng lương thì hãy thương lượng với sếp quản lý trực tiếp của bạn để nhận được sự góp ý. Dù sếp của bạn có thể không nắm được mức lương của bạn nhưng lại là người có ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng được tăng lương của bạn.

Trong cuộc sống và công việc của chúng ta có rất nhiều những nhu cầu. Mục đích làm việc của chúng ta là kiếm được mức thu nhập đủ sống, thậm chí là dư giả và lo cho nhiều hoạt động trong cuộc sống. Vì thế mà ai cũng mong muốn được tăng lương. Thế nhưng, để tăng lương hiệu quả thì còn cần rất nhiều kỹ năng để không gây những hiệu quả ngược, không những không được tăng lương mà còn có nguy cơ mất việc. Chúc các bạn thành công!


Từ khóa liên quan