Tác giả: Hạ Linh
Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 06 năm 2024
Trong kinh doanh, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư, việc tìm hiểu và tính toán chỉ số ROA - tỷ số lợi nhuận trên tài sản mang lại rất nhiều hữu ích. Loại chỉ số này cho phép chúng ta xây dựng nên một thước đo quan trọng để đánh giá tiềm năng hoạt động của một doanh nghiệp, nhưng khác với thước đo của chỉ số ROE. Giá trị của chỉ số ROA có thể thay đổi theo từng lĩnh vực. Vậy chỉ số ROA là gì? Cách tính toán chỉ số này ra sao và nó mang lại những ý nghĩa gì?
Chỉ số ROA, hay được hiểu đầy đủ hơn chính là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, cho biết mức độ lãi của một công ty hay doanh nghiệp so sánh với tổng tài sản trung bình của công ty, doanh nghiệp đó. Thông qua chỉ số ROA, không chỉ bản thân chủ thể doanh nghiệp, mà đối với các chuyên viên phân tích đầu tư tài chính hay các nhà đầu tư có thể biết được công ty, doanh nghiệp đó sử dụng tài sản của họ theo cách hiệu quả hay không hiệu quả. Chỉ số ROA khi được tính toán được hiển thị dưới dạng phần trăm.
Nói tóm lại, chúng ta có thể hiểu đơn giản chỉ số ROA là gì? Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản - Chỉ số ROA là một chỉ số cho thấy công ty, doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình tốt như thế nào, bằng cách xác định mức độ lợi nhuận của một công ty, doanh nghiệp so với tổng số tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ số ROA được sử dụng tốt nhất khi so sánh với các công ty tương tự hoặc so sánh với một công ty với hiệu suất trước đó, không giống như các số liệu khác, chẳng hạn như tỷ lệ lợi nhuận (hoàn vốn) trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Các doanh nghiệp (ít nhất là các doanh nghiệp còn tồn tại) cuối cùng là về hiệu quả: tận dụng tối da nguồn lự hạn chế. So sánh lợi nhuận với doanh thu là một thước đo hoạt động có hữu ích, nhưng so sánh chúng với các tài nguyên mà một công ty sử dụng để kiểm được chúng cắt giảm tính khả thi của sự tồn tại của công ty đó. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản - chỉ số ROA là cách đơn giản nhất trong các chiến lược “Bang for the buck” (nhận được một món hời) của công ty và doanh nghiệp. Vậy cách tính chỉ số ROA là gì?
Theo công thức phổ biến nhất, bằng cách lấy thu nhập ròng của một chủ thể công ty chia cho tổng số tài sản trung bình của công ty đó, thì sẽ cho ra chỉ số ROA. Chỉ số ROA được tính trên một công thức và công thức đó được thể hiện như sau:
ROA cao hơn cho thấy hiệu quả tài sản lớn hơn. Chẳng hạn như công ty X có tổng tài sản trung bình là 5.000.000 USD, trong khi thu nhập ròng là 2.000.000 USD. Như vậy áp dụng theo công thức trên, chúng ta có thể thấy chỉ số ROA của doanh nghiệp X là 40%. Mặt khác, công ty Y cũng có thu nhập ròng 2.000.000 USD trên tổng số tài sản trung bình là 10.000.000 USD, thì chỉ số ROA của công ty Y sẽ là 20%. Như vậy, nếu thông qua chỉ số ROA, chúng ta có thể nhận ra công ty X so với công ty Y sử dụng tài sản tốt hơn và như vậy, hoạt động kinh doanh cũng có hiệu quả hơn.
Việc làm chuyên viên tư vấn tài chính
Tìm hiểu chỉ số ROA là gì? Chúng ta sẽ thấy chúng mang lại những ý nghĩa nhất định cho các nhà đầu tư tiềm năng. Đối với các nhà đầu tư, thông qua chỉ số ROA, họ có thể thấy được mức doanh thu doanh nghiệp tạo ra trên mỗi đơn vị tài sản.
Nói một cách dễ hiểu hơn, loại chỉ số này có thể tính toán và thể hiện được mức thu nhập ròng của một doanh nghiệp, có quan hệ mật thiết với hầu hết các tài sản, nguồn lực mà của doanh nghiệp sau khi xử lý các khoản vay nợ ngắn hạn, dài hạn cũng như các khoản vốn từ các cổ đông. Do đó, chỉ số ROA được xem là một bài kiểm tra lợi nhuận tương đối nghiêm ngặt nhất đối với các cổ đông trong một công ty cổ phần. Chỉ số ROA và chỉ số ROE sẽ tương tự như nhau nếu như một doanh nghiệp không có các khoản vay nợ.
Trên thực tế, bạn sẽ thấy một sự thay đổi nhất định khi thực hiện đo lường chỉ số ROA của một công ty ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Và tất nhiên, điều này hoàn toàn cho chúng ta thấy được nhiều dấu hiệu từ sự phát triển của doanh nghiệp đó, dấu hiệu đó có thể là báo hiệu cho một tiềm năng phát triển thịnh vượng, tuy nhiên nó cũng có thể báo hiệu về một điều tồi tệ nào đó sắp xảy ra.
Chỉ số ROA cũng là một cách chắc chắn để đánh giá cường độ tài sản của một doanh nghiệp. Lợi nhuận trên mỗi đô la tài sản càng thấp, doanh nghiệp càng sử dụng nhiều tài sản. Lợi nhuận trên mỗi đô la tài sản càng cao, chứng minh cho việc doanh nghiệp sử dụng ít tài sản. Tất cả mọi thứ đều bình đẳng, một doanh nghiệp sử dụng nhiều tài sản, càng phải đầu tư nhiều tiền vào đó để tiếp tục tạo thêm thu nhập. Đây là một dấu hiệu xấu.
Các công ty như các doanh nghiệp viễn thông, sản xuất và phân phối xe ô tô, hãng hàng không hay đường sắt rất tốn tài sản vì họ phải cần các máy móc cũng như các thiết bị lớn, đầu tư máy móc để tạo ra lợi nhuận.
Trong thị trường tài chính ngân hàng, đối với các ngân hàng thương mại, số lượng hay tổng số tài sản của họ có thể được thể hiện trên nhiều hình thức, cho vay, hoạt động đầu tư và cả tiền mặt. Với các ngân hàng có quy mô lớn, họ có thể có một tổng tài sản rất rất lớn, trong khi so với các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác, họ vẫn đảm bảo được một mức thu nhập ròng tương tự. Mặc dù thu nhập ròng của các ngân hàng có thể khi so sánh với các doanh nghiệp không liên quan đến lĩnh vực này là tương tự nhau, nhưng chỉ số ROA của các ngân hàng có thể thể hiện trên một con số phần trăm thấp hơn.
Cũng tương tự như thế, với các công ty chuyên lĩnh vực sản xuất ô tô, hay các sản phẩm mà yêu cầu nguyên liệu, vật liệu cũng như các máy móc nhiều và chuyên dụng hơn thì tất nhiên tổng tài sản trung bình sở hữu sẽ lớn hơn. Với các công ty phát triển phần mềm, họ có thể tạo ra các mức thu nhập ròng tương tự nhưng lại cho ra chỉ số ROA cao hơn so với các công ty cần tài sản nặng hơn.
Khi so sánh, điều quan trọng là so sánh các công ty có quy mô và hoạt động trên các ngành công nghiệp tương tự. Vì vậy, có thể kết luận rằng, chỉ số ROA sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu suất của các công ty, cần tính đến loại tài sản nào là phù hợp, trên các ngành công nghiệp tương tự, chứ không chỉ nên dừng lại ở việc khách quan trong so sánh các số liệu.
Nhìn chung, chúng ta có thể nhìn nhận về ý nghĩa mà chỉ số ROA mang lại như sau:
Như vậy, có thể hiểu rằng việc nhận thêm nợ sẽ có tác động và được phủ nhận bằng cách gộp chi phí vay nợ và thu nhập ròng, cũng như tài sản trung bình trong một thời điểm nhất định sẽ làm mẫu số. Vì số thu nhập ròng không bao gồm chi phí lãi vay, chính vì vậy chi phí lãi vay mới được thêm vào.
Chỉ số ROA là gì? Như đã đề cập từ đầu bài viết. Trong kinh doanh, cả chỉ số ROA và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE đều là các thước đo về cách một công ty sử dụng các nguồn lực của mình như thế nào. ROE chỉ đo lường được lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu công ty về cơ bản, và nó loại bỏ các khoản vay nợ. Cũng chính vì vậy, có thể thấy trong khi chỉ số ROA bao gồm cả một khoản nợ của doanh nghiệp còn chỉ số ROE thì không. Công ty càng có nhiều khoản nợ, ROE càng cao và nó sẽ ảnh hưởng đến ROA.
Một hạn chế của chỉ số ROA nữa đó chính là nó không được sử dụng và ứng dụng cho mọi doanh nghiệp trên mọi ngành công nghiệp khác nhau. Đó là bởi các công ty trong một ngành công nghiệp, chẳng hạn như ngành công nghiệp công nghệ và một ngành công nghiệp khác như máy khoan dầu sẽ có những cơ sở tài sản khác nhau.
Một số nhà phân tích cũng cảm thấy rằng công thức về chỉ số ROA cơ bản bị hạn chế trong các ứng dụng của nó, nó chỉ phù hợp nhất cho các ngân hàng. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thể hiện tốt hơn giá trị thực của tài sản và các khoản vay nợ của họ bởi vì chúng được mang theo giá trị thị trường hoặc ít nhất là ước tính giá trị thị trường, so với chi phí lịch sử. Cả chi phí lãi và thu nhập lãi đều đã được tính vào.
Đối với các công ty phi tài chính, nợ và vốn chủ sở hữu được phân tách chặt chẽ, cũng như lợi nhuận của mỗi công ty. Chi phí tài chính như chi phí lãi vay là tiền lãi cho các nhà cung cấp nợ, thu nhập ròng là lợi nhuận cho các nhà đầu tư vốn cổ phần. Vì vậy, công thức tính chỉ số ROA phổ biến làm xáo trộn mọi thứ bằng cách so sánh lợi nhuận với các nhà đầu tư vốn cổ phần (thu nhập ròng) với tài sản được tài trợ bởi cả các nhà đầu tư nợ và vốn cổ phần (tổng tài sản).
Hai biến thể trong công thức tính chỉ số ROA dưới đây sẽ khắc phục được sự không thống nhất về mẫu tử số này bằng cách đưa chi phí lãi suất (thuần thuế) vào tử số. Vì vậy, các công thức biến thể sẽ là:
Trên đây là toàn bộ những thông tin về khái niệm chỉ số ROA là gì cũng như công thức tính và ý nghĩa mà chỉ số này mang lại trong hoạt động kinh doanh. Hy vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết này, bạn sẽ áp dụng được nó trong sự nghiệp của mình!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc