Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Kiểm tra hành chính là gì? Những vấn đề về kiểm tra hành chính

Tác giả: Vi Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 13 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều trường hợp cần kiểm tra hành chính. Kiểm tra hành chính là gì? Những ai là người có thẩm quyền kiểm tra và nhà nước ban hành ác quy định cho công tác này như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu từ bài viết này nhé.

1. Đối với nước ta, hoạt động kiểm tra hành chính là gì?

1.1. Khái niệm về kiểm tra hành chính

Rất nhiều trường hợp chúng ta cần đến công việc kiểm tra hành chính. Đặc biệt có thể lấy các ví dụ về kiểm tra hành chính như trong quá trình chúng ta tham gia giao thông, khi vi phạm cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra những giấy tờ, bằng lái xe. Hay đơn giản khi đăng ký tạm trú tại một nơi nào đó, công an địa phương cũng có quyền kiểm tra hành chính đối với mọi người.

Vậy kiểm tra hành chính là gì? Chúng ta có thể hiểu khái niệm này như sau:

+ Kiểm tra là việc thực hiện các chức năng về quản lý chu trình quản lý theo đúng với quy trình, dựa theo đó xem xét, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan đơn nhằm xử lý và phát hiện các vi phạm trong việc thực thi các chính sách pháp luật để điều chỉnh trật tự, an ninh xã hội theo chuẩn mực quy định của nhà nước.

Khái niệm về kiểm tra hành chính

+ Kiểm tra hành chính: là quá trình đảm bảo về pháp chế và kỷ luật trong công tác quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Kiểm tra hành chính được hiểu là những hình thức quản lý trong công tác hành chính nhà nước xem mọi người có thực hiện và áp dụng đúng với pháp luật hay không và áp dụng biện pháp kịp thời nhằm xử lý những sai phạm nhằm thực hiện đúng với quy định.

1.2. Những đặc điểm của kiểm tra hành chính

Trong công tác kiểm tra hành chính, nhưng đặc điểm chúng ta cần nắm rõ để hiểu hơn về vấn đề này. Kiểm tra hành chính có những đặc điểm cơ bản như sau:

Kiểm tra trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước, tiến hành kiểm tra các đối tượng trong phạm vi quản lý hành chính của nhà nước quản lý.

Đây là một hoạt đông diễn ra thường xuyên các cơ quan hành chính nhà nước.

Đối với hoạt động kiểm tra hành chính là gì? Đây được hiểu là hoạt động mang tính quyền lực của nhà nước, bất kể ai cũng phải tuân thủ, bắt buộc các đối tượng phải Làm theo.

Khi các cơ quan đơn vị tiến hành kiểm tra có quyền thực hiện và áp dụng các biện pháp cưỡng chế, kỷ luật hoặc có thể dùng các biện pháp tác động đối với các đối tượng bị kiểm tra về vấn đề vật chất, tinh thần.

Hoạt động kiểm tra hành chính được tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc cũng có thể được kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất.

Các cách thức áp dụng cho các hoạt động về kiểm tra hành chính bao gồm nhiều phương pháp khác nhau như: Tổ chức các đoàn kiểm tra, thực hiện thông qua các hoạt động báo cáo, đánh giá báo cáo của đối tượng,...

>>> Tìm hiểu thông tin việc làm nhân viên văn phòng cập nhật liên tục 24/7 tại Timviec365.vn để tìm việc làm phù hợp nhất.

1.3. Chủ thể và đối tượng áp dụng kiểm tra hành chính

Đối với hoạt động về kiểm tra hành chính của nhà nước, trước hết hoạt động muốn diễn ra, thành lập thì phải có chủ thể và xác định các đối tượng cần kiểm tra.

Chủ thể trong việc kiểm tra hành chính bao gồm các cơ quan đơn vị như sau:

- Các cơ quan hành chính nhà nước tại trung ương: Bao gồm cơ quan đứng đầu nhà nước là Chính phủ. Tiếp đến là các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ,

- Các cơ quan tại địa phương: Bao gồm Ủy ban nhân dân các cấp, những đơn vị, cơ quan chuyên môn thuộc UBND và người đứng đầu trong các cơ quan đó.

Các chủ thể được xác định rõ những vai trò trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra đối với các đối tượng trong cơ quan hành chính, thực hiện tiến hành xử lý đối với những trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước hiện hành.

Đối tượng bị áp dụng hình thức kiểm tra vi phạm hành chính là các cơ quan, tổ chức cá nhân sau:

- Đó có thể là những cơ quan hành chính nhà nước, các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã,...

- Đó là toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, đồng thời có thể là các tổ chức, tập thể, cá nhân nằm trong phạm vi thuộc đối tượng quản lý của hệ thống hành chính.

- Những đối tượng khi bị kiểm tra sẽ phải chấp hành theo đúng quy định của những cơ quan đơn vị chủ quản. Đồng thời, thực hiện chấp hành các hình thức xử phạt khi mắc lỗi vi phạm nếu có.

2. Thực trạng về công tác kiểm tra hành chính hiện nay

2.1. Công tác kiểm tra hành chính được quy định như thế nào?

Khi tiến hành kiểm tra hành chính các cơ quan được giao trách nhiệm kiểm tra phải tổ chức thực hiện theo đúng với pháp luật về kết quả cuộc kiểm tra.  

Ủy ban nhân dân các cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra vi phạm hành chính khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành xuống.

Cơ quan thực hiện các trách nhiệm liên quan đến kiểm tra phải tổ chức xác minh đầy đủ, chặt chẽ, đảm bảo chính xác những vấn đề được cho là hoạt động trái pháp luật, đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm đối với những quyết định của mình.

Công tác kiểm tra hành chính được quy định như thế nào?

Khi kiểm tra yêu cầu các đối tượng bị kiểm tra xuất trình các giấy tờ, có thể yêu cầu các khám xét, địa điểm nơi cần kiểm tra, có trách nhiệm đối chiếu những bằng chứng với tình hình cụ thể và căn cứ vào các quy định để có thể phát hiện kịp thời các hành vi bị vi phạm.

Trong khi kiểm tra, trách nhiệm của cán bộ kiểm tra hành chính là gì? Không được tự ý ban hành hay thực hiện các quy định riêng cho đối tượng mình đang kiểm tra. Không được tự ý khám xét người, nhà ở, đồ vật trái pháp luật khi chưa có quyết định của cấp trên có thẩm quyền ban hành xuống bên dưới.

Khâu kiểm tra hành chính cũng phải đảm bảo theo đúng với các nguyên tắc kiểm tra, nghiêm cấm việc các cá nhân tự ý tác đoàn riêng đi kiểm tra.

Khi cần kiểm tra vật gì, nơi nào thì yêu cầu đối tượng bị kiểm tra đưa đi để xem xét. Đối tượng bị kiểm tra phải chấp hành các yêu cầu của cán bộ kiểm tra.

Khi thực hiện kiểm tra hành chính nếu đối tượng bị kiểm tra không chấp hành các yêu cầu, có ý muốn chống đối hoặc hành hung, hay cố tình tiêu hủy tang vật thì cán bộ phụ trách kiểm tra hành chính đó được sử dụng các biện pháp cưỡng chế mà pháp luật quy định trong trường hợp này.

Việc kiểm tra hành chính của các cơ quan cần có sự đại diện của cơ quan đã đề nghị kiểm tra, Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, hoặc những người đại diện từ nơi được kiểm tra đi cùng, như tổ trưởng tổ dân phố, công an xã, phường, thị trấn,...

Bên cạnh đó phối hợp với các đơn vị chức năng có thẩm quyền về việc thực hiện kiểm tra hành chính để được thuận lợi nhất. Hãy kết hợp thực hiện các giai đoạn của quy trình kiểm tra hành chính để đảm bảo việc kiểm tra diễn ra chất lượng và hiệu quả nhất.

Sau khi kiểm tra và xác định mức vi phạm hành chính của các đối tượng, tiến hành báo cáo kết quả với cơ quan, đơn vị chủ quản và thực hiện áp dụng các hình thức xử phạt theo đúng với yêu cầu.

Việc kiểm tra vi phạm hành chính phải đảm bảo đúng và đạt yêu cầu, nhằm ngăn ngừa các vi phạm, đảm bảo trật tự an ninh của mọi người, thực hiện áp dụng chính xác theo yêu cầu của luật nhà nước quy định.

>>> Xem thêm: Công chứng vi bằng là gì? Tất tần tật những thông tin có liên quan

2.2. Ưu điểm kiểm tra hành chính hiện nay

+ Trong lĩnh vực kiểm tra hành chính đã đạt được những thành tựu tiêu biểu, lực lượng tiến hành kiểm tra đã sử dụng đúng những quyền hạn của mình theo các văn bản hướng dẫn quy định. Việc kiểm tra hành chính được thực hiện đúng lúc, không có tình trạng lạm dụng chức quyền.

Ưu điểm kiểm tra hành chính hiện nay

- Việc thực hiện và ban hành các văn bản, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng thanh tra cũng được thực hiện đúng tuân thủ theo quy định nhà nước ban hành, áp dụng đúng với mọi đối tượng, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của kiểm tra hành chính là gì? Từ đó đạt được các kết quả tốt nhất.

+ Trong quá trình thực hiện quyền trong hoạt động kiểm tra của các đơn vị có thẩm quyền, thông qua đó có các đơn vị có thể có những biện pháp để giáo dục, thuyết phục, giải thích cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng bị kiểm tra hành chính hiểu và nắm bắt được mình đã bị vi phạm những lỗi sai gì. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của cá nhân tổ chức hay cơ quan, đơn vị sự nghiệp, hay của cá nhân khi vi phạm hành chính sẽ biết lỗi để cải tạo, sửa đổi, nâng cao chất lượng công việc của mình.

+ Thực hiện việc kiểm tra một cách công khai, dân chủ, các đơn vị kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ được giao phó đã hoàn thành tốt các kết quả mà mình đã đặt ra, góp phần nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra hành chính từ trung ương cho đến các cơ sở các cấp tại địa phương một cách hoàn chỉnh nhất.

+ Phát hiện được các vi phạm, kiến nghị và xử lý những hành vi vi phạm, qua đó có những biện pháp khắc phục và thực hiện quản lý tốt hơn trong lĩnh vực này.

2.3. Nhược điểm trong vấn đề kiểm tra hành chính

Bên cạnh những ưu điểm của kiểm tra hành chính mang lại cũng tồn tại những khó khăn vướng mắc công việc, từ đó gây nên những điểm hạn chế trong việc làm ý nghĩa này.

Thứ nhất, vấn đề kiểm tra hành chính là gì? Trong các cơ quan kiểm tra của nhà nước còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tổ chức, nhân sự, kinh phí. Những vấn đề như xây dựng chương trình, kế hoạch cũng chưa được linh hoạt và nhanh chóng kịp thời. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ động trong việc kiểm tra hành chính tại các cơ quan.

Thứ hai, thời gian thời kiểm tra hành chính còn bị chậm hoặc kéo dài, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước. Số lần thực hiện kiểm tra vi phạm hành chính, xử phạt của đội ngũ kiểm tra còn rất lớn với những con số cao hàng năm.

Thứ ba, việc báo cáo tình trạng kiểm tra hành chính cũng không được đúng với tiến độ, khi xử phạt vi phạm hành chính còn chưa đúng với quy trình, thủ tục, chưa xử lý hết những trường hợp vi phạm. Vì vậy ảnh hưởng tương đối lớn đối với việc kiểm tra hành chính của nước ta hiện nay.

Thứ tư, hoạt động kiểm tra hành chính còn chưa được tiến hành một cách chủ động. Những lần kiểm tra hành chính còn bị phụ thuộc quá nhiều về sự chỉ đạo của các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị kiểm tra hành chính còn chưa tự giác thực hiện mà vẫn phải đợi lệnh cấp trên. Cùng với đó làm mất đi tính độc lập, hiệu quả và chất lượng của công các kiểm tra hành chính hiện nay.

>>> Bạn đang tìm hiểu về những khái niệm cơ bản liên quan công việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bạn sẽ không thể bỏ qua những thuật ngữ như PO, purchase là gì... Đây đều là những thuật ngữ rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ từ đó khi triển khai công việc có thể có những sai sót không đáng có. Vậy bạn hãy tìm hiểu ngay để không ngừng tìm tòi và vững bước trong công việc.

3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra hành chính

- Tăng cường sự lãnh đạo của đảng và nhà nước cũng như cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện công tác kiểm tra hành chính.

- Chú trọng đổi mới tư duy tiến bộ trong các cấp Đảng ủy, trong đội ngũ cán bộ, tăng cường các văn bản quy định về thực hiện hoạt động kiểm tra ngày càng được tốt hơn.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ, thủ trưởng cơ quan, lực lượng đơn vị kiểm tra ngày càng vững mạnh. Thay đổi tư duy rèn luyện tính chỉ đạo, lãnh đạo đổi mới, hoạt động đúng với nhiệm vụ

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra hành chính

- Nâng cao chất lượng trong các cuộc thanh tra hành chính, thực hiện đúng quy trình, giai đoạn hiệu quả, đảm bảo đúng với thủ tục và ngăn chặn việc lôi kéo đội ngũ kiểm tra hành chính vào những hành vi mua chuộc cán bộ,...

- Đôn đốc kiểm tra, đẩy mạnh ứng dụng cải cách công tác kiểm tra hành chính ngày càng được hoàn thiện, phục vụ đúng với lợi ích của nhân dân.

- Tăng cường ý thức trách nhiệm của từng cán bộ trong việc kiểm tra hành chính, có những sự thay đổi về mặt hành chính. Từ đó kế thừa những kinh nghiệm đáng quý về kiểm tra.

Với những chia sẻ trên, kiểm tra hành chính là gì chắc bạn cũng nắm được các thông tin rồi đúng không. Hãy tìm hiểu các kiến thức cho mình về lĩnh vực này nhé.

Từ đó có thể làm việc và hoàn thành tốt công việc của mình, Các bạn có thể tham khảo và tìm những công việc phù hợp với bản thân của mình thông qua timviec365.vn, tôi tin chắc với những kiến thức tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc, chúc các bạn thành công

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;