Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cách ghi sơ yếu lý lịch tự thuật khiến nhà tuyển dụng đổ gục

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Cách ghi sơ yếu lý lịch tự thuật rất quan trọng. Bởi vì nội dung bên trong mỗi bản sơ yếu lý lịch bao gồm rất nhiều thông tin quan trọng của cá nhân. Nó giúp chúng ta giới thiệu một cách vừa khái quát lại vừa rõ nét về chính bản thân mình, phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau mà chủ yếu là nhu cầu tìm việc làm, thi cử,...

1. Sơ yếu lý lịch tự thuật viết tay

1.1. Thế nào là sơ yếu lý lịch tự thuật viết tay

Sơ yếu lý lịch tự thuật viết tay là bản khai thông tin cá nhân được viết bằng tay trên khổ giấy A4. Trong bản sơ yếu lý lịch tự thuật, người viết vẫn cần đảm bảo mẫu sơ yếu lý lịch heo form tiêu chuẩn được Nhà Nước quy định.

Để viết tay, chúng ta cần chắc chắn mình có thể trình bày tốt: ngay ngắn, sạch sẽ, không tẩy xóa, nét chữ dễ đọc. Có như vậy thì bạn mới có thể dễ dàng chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng.

Giá trị của sơ yếu lý lịch viết tay đó là giúp cho bạn thể hiện được thái độ nghiêm túc, sự kỳ vọng đối với vị trí việc làm đang ứng tuyển. Đó cũng là một cách để bạn tạo ra được điểm cộng cho bản thân mình trong mắt nhà tuyển dụng.  

Xem thêm: Sơ yếu lý lịch tự thuật mẫu 03

1.2. Cách ghi sơ yếu lý lịch tự thuật viết tay tạo ấn tượng tốt

Bạn thường nghĩ rằng, tôi hoàn toàn có thể biết được làm cách viết sơ yếu lý lịch xin việc hoàn chỉnh. Thế nhưng trên thực tế thì sao? Hơn 60% các bản sơ yếu lý lịch được gửi tới các nhà tuyển dụng nhân sự chứa rất nhiều sai sót, thậm chí là ngốc nghếch và lố bịch.

Để tạo nên được bản sơ yếu lý lịch viết tay thì dưới đây chính là một vài lưu ý quan trọng để có được một bản sơ yếu lý lịch đầy ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.

- Viết sơ yếu lý lịch tự thuật dễ nhìn, dễ hiểu, phù hợp

Bản sơ yếu lý lịch là giấy tờ được xem xét đầu tiên khi nhà tuyển dụng nhận hồ sơ xin việc của ứng viên. Việc bạn có được mời tham gia phỏng vấn hay không đều phụ thuộc vào việc bản sơ yếu lý lịch của bạn có thu hút được nhà tuyển dụng hay không.

cách ghi sơ yếu lý lịch

Bạn cần phải tạo ra được cho mình một bản sơ yếu lý lịch tự thuật khoa học, gọn gàng, có thể làm nổi bật được những điềm mạnh của bạn. Quan trọng nhất là thực sự sáng tạo.

Qua đó bạn thỏa sức chứng tỏ bản thân chính là một người nhiệt huyết đối với công ty cũng như với chính vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nhưng quan trọng nhất vẫn là việc bạn cần làm sao để có thể thể hiện được một cách rõ ràng những kinh nghiệm việc làm của mình cùng với các kỹ năng.

- Viết tất cả kinh nghiệm việc làm

Hãy ghi ra tất cả những doanh nghiệp, nơi mà bạn đã có được kinh nghiệm việc làm. Nếu là sinh viên thì có thể viết những kinh nghiệm trong quá trình đi làm thêm. Còn nếu là một người đã ra trường và đi làm chính thức thì chỉ cần ghi rõ những kinh nghiệm trong công việc đã từng trải qua mà không cần phải ghi kinh nghiệm làm thêm từ thời sinh viên.

Trong những trường hợp khác, nếu công ty của quý vị có thay đổi tên hoặc liên doanh với các công ty khác, chẳng hạn như mua lại hoặc sáp nhập, không cần phải phân loại thành hai mục riêng biệt, chỉ cần ghi chú lại sự thay đổi đó là đủ.

Trong CV cũng có phần liệt kê kinh nghiệm làm việc, khi viết mẫu CV bạn nên chú ý để tránh nhầm lẫn để viết hồ sơ hấp dẫn và hiệu quả!

- Liệt kê nội dung công việc và thông tin công ty

Khi bạn có sự tham khảo những bản sơ yếu lý lịch khác thì bạn chắc chắn sẽ thấy được có rất nhiều người đã không ghi nội dung thông tin về những công ty họ đã có kinh nghiệm việc làm ở đó. Tuy vậy thì điều này cũng chính là một sự thiếu sót lớn. Hãy viết thêm vào một số các thông tin về công ty đó như là quy mô, sứ mệnh, lĩnh vực hoạt động.

Tham khảo ví dụ sau để có hình dung rõ ràng hơn:

Nội dung công việc:

Nội dung công việc – Ví dụ 1

Nội dung công việc – Ví dụ 2

- Công ty cổ phần A

- Số lượng nhân viên: 50 người

- Số vốn đầu tư: 1 tỉ đồng ( Việt Nam)

- Hình thức: nhân viên chính thức

- Chức vụ: phó phòng

- Quản lý, buôn bán, cho vay bất động sản

- Tư vấn bất động sản, nghiệp vụ đại lý bảo hiểm.

- Tóm tắt kinh nghiệm làm việc

Để giúp cho nhà tuyển dụng của bạn có thể hiểu và nắm bắt được kinh nghiệm việc làm của bạn một cách nhanh chóng nhất thì bạn cần ghi lại một cách tóm tắt công việc đã làm trước đây ở phần nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch. Nếu đã từng được thăng chức thì càng nên ghi vào sơ yếu.

Ví dụ về tóm tắt kinh nghiệm việc làm:

Loại việc làm: Hành chính nhân sự

Kinh nghiệm được tóm tắt: ngay sau khi ra trường được tuyển dụng luôn vào công ty, phụ trách về mảng nhân sự nói chung. Sau 2 năm làm việc, được thăng chức thành trưởng phòng nhân sự, quản lý 5 nhân viên cấp dưới.

Chỉ cần những thông tin ngắn gọn như vậy là bạn đã có thể đem tới cho nhà tuyển dụng nguồn thông tin đầy đủ, cần thiết và phù hợp.

- Thông tin cá nhân

Không nhất thiết phải ghi cụm từ “Bản sơ yếu lý lịch tự thuật” ngay tại phần đầu của tờ giấy.  Vì bản thân nó đã rất rõ ràng. Thay vào dòng chữ này, bạn hãy viết ngay tên của mình ở trên đầu với cỡ chữ to hơn hẳn các nội dung còn lại bên dưới nhằm tạo ra sự nổi bật, tạo ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng.

Phần phía dưới sẽ ghi địa chỉ và thông tin liên lạc của bạn. Lưu ý chớ có ghi một thông tin địa chỉ email lạ, thiếu tính nghiêm túc như là hotgirlhathanh@gmail.com,... Nhà tuyển dụng không thích cách này dù với độ tuổi của bạn còn rất xì teen chẳng hạn.

- Mục tiêu công việc

Không bắt buộc bạn phải đưa vào nhưng đây lại là gợi ý để bạn có cách ghi sơ yếu lý lịch tự thuật đầy sức hút trong sự cảm nhận của nhà tuyển dụng. Vì thế hãy ghi chắc chắn,  không chung chung, không ghi mập mờ. Chỉ nên ghi giới hạn trong khoảng 3 đến 4 dòng.

Thể hiện mục tiêu ở trong công việc bạn có thể đưa vào 2 đến 3 điềm mạnh. Chỉ rõ những điểm mạnh đó đã được phát triển ở trong những môi trường nào..

Nên biến đổi một chút ở phần này để tạo nên sự thích hợp với vị trí bạn đang xin làm việc tại công ty. Để có thể tiết kiệm diện tích thì mục nên được gửi đính kèm với một lá thư giải thích bạn nhé.

- Giáo dục và bằng cấp

Bạn nên bắt đầu từ việc học gần nhất thông qua việc đưa ra bằng chứng cụ thể như bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghiệp vụ, ngành nghề. Một tấm bằng đại học sẽ mang tới sức mạnh hấp dẫn những nhà tuyển dụng hơn là việc bạn nêu ra mình đã từng làm được những gì ở trường.

Vì thế cho nên cần dành ra nhiều thời gian trống cho vấn đề này. Bạn nên ghi cả thời gian học tập, tên trường theo học, tên bằng nhận được.

Bạn nên ghi thêm vào bất kỳ điều gì đó mà bạn đã học được có liên quan đến công việc đang ứng tuyển. Ví dụ như những luận văn, luận án nghiên cứu được hay trình bày những dự án mà bạn từng đảm nhận. Những khóa học để lấy chứng chỉ hay vị trí công việc khi công tác ở nước ngoài cũng cần phải được đề cập tới.

Đối với những thành tích ở trường, bạn không nhất thiết phải đưa vào trong bản sơ yếu  lý lịch tự thuật. Hãy chỉ đưa vào thông tin về thành tích đặc biệt và đáng nể của bạn khi nói chuyện với nhà tuyển dụng.

- Kinh nghiệm việc làm

Khi nêu kinh nghiệm việc làm trong bản sơ yếu lý lịch tự thuật, bạn nên nhớ rằng, đây chính là mục mà nhà tuyển dụng sẽ chú ý tới nhiều nhất. Vì vậy cho nên cần phải nêu rõ cả thời gian đã làm việc, vị trí, chức danh cụ thể đối với công việc, thậm chí nêu cả thên công ty cũ.

nhứng cách ghi sơ yếu lý lịch

Đối với những mẫu đơn xin việc chuẩn ở tầm quốc tế thì bạn cần phải trích dẫn thêm về đất nước nào bạn đã được tuyển dụng và làm việc ở đó. Nhà tuyển dụng là người rất thực tế đối với vấn đề sinh viên hiện nay rất năng động, hầu hết đều tham gia vào những công việc làm thêm, làm hè và biết rằng, những công việc đó chỉ phục vụ chủ yếu cho sinh viên kiếm kế sinh nhai chứ không có nhiều liên quan đến công việc mà họ đang theo đuổi.

Dù sao thì họ vẫn luôn mong bạn có thể thể hiện được trách nhiệm của bản thân cùng những kỹ năng có được bên cạnh kinh nghiệm việc làm. Một cách thông dụng nhất để bạn thể hiện kinh nghiệm công việc đó chính là làm theo trình tự thời gian được đảo ngược, tức là thể hiện những cái gì gần nhất trước.

Dù thế nào đi nữa, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đang nộp đơn thì bạn có thể đưa điều đó lên đầu tiên dưới một mục riêng, có thể đặt tên là: Kinh nghiệm liên quan đến vị trí công việc, sau đó liệt kê vài công việc khác để chứng minh sự trải nghiệm đa dạng của bạn.

Điều này ngay lập tức sẽ được nhà tuyển dụng nhìn nhận, đánh giá bạn là người có năng lực, có kiến thức ở lĩnh vực đó, và có cả kinh nghiệm làm việc trong nhiều môi trường.

Cũng đừng nên thất vọng nếu như bạn không nằm ở trong trường hợp này. Bởi vì có rất nhiều người ứng viên không có được những kinh nghiệm quý báu đó thế nhưng họ vẫn giành được một vị trí mong muốn bởi vì bản thân họ đã tận dụng được kinh nghiệm vốn có và cần thiết.

Chúng ta nên nhớ rằng, những nhà tuyển đụng đều tìm kiếm kỹ năng mà bạn đã sử dụng, mong muốn bạn có thể phát triển những kỹ năng đó. Đặc biệt hơn cả, họ có thể tìm ra được mối liên hệ giữa kinh nghiệm của bản thân bạn có tương thích với những kỹ năng mà họ yêu cầu đối với công việc.

Hãy thử thực hiện theo những gợi ý sau đây:

• Hướng bản lý lịch của bạn đến những yêu cầu cụ thể ở trong thông tin đăng tải của nhà tuyển dụng

• Đọc qua các thuật ngữ được sử dụng trong bản tin và kỹ năng được đề cập, tìm chỗ thích hợp để đưa những từ ngữ này vào trong bản sơ yếu lý lịch của bạn.

• Tránh viết nội dung nhàm chán. Nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt thì hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn chắc chắn sẽ sử dụng chúng thật hiệu quả.

>>> Xem thêm: Thay vì mất nhiều thời gian để tìm việc làm tại Vĩnh Phúc theo cách thông thường thì bạn hãy click ngay vào đường link để tham khảo tin tuyển dụng và ứng tuyển công việc phù hợp nhất ngay trên Timviec365.vn

- Nói về sự đóng góp của bạn

Thật đơn điệu và nhàm chán, lại không mang thêm chút lợi ích nào cho bạn nếu như chỉ đơn giản liệt kê ra những điều bạn đã làm. Vậy nên bạn hãy nghĩ về cách để giúp bản thân có thể thể hiện được sự thành công ở trong một vai trò cụ thể nào đó.

Đề cập đến những thành tựu mà bạn đạt được ở trong công việc, kết quả cụ thể nào bạn đã từng tạo ra. Ví dụ như thay vì bạn viết: từng thiết kế website cho công ty, bạn có thể viết bằng cách hay hơn rằng: thiết kế website cho công ty góp phần kéo thêm 20% lượng khách truy cập so với tháng trước.

Khi bạn nói tới trách nhiệm đối với công việc, không nên tạo ra sự đơn điệu ở trong bản sơ yếu lý lịch. Nên dùng những động từ thể hiện hành động và kỹ năng bạn có.

- Kinh nghiệm chuyên môn

Hãy liêt kê ra bất cứ kinh nghiệm chuyên môn và bằng cấp liên quan đến công việc tại mục riêng, nên thiết kế đặc biệt hơn một chút so với những phần khác.

Phần này giống như bạn đang tâm sự với nhà tuyển dụng vậy. Mà những lời tâm sự luôn dễ nghe hơn những lời nói thông thường khác.

- Thông tin phụ

Hoạt động – Sở thích – Vị trí – Trách nhiệm trong công việc

Đây đều là mục có liên quan cần được bổ sung vào trong sơ yếu lý lịch bởi vì chúng giúp bạn thể hiện động lực theo đuổi những hoạt động khác, chứng tỏ bạn là một con người toàn diện. Địa vị trách nhiệm, thành tựu có thể đến từ trong hoạt động ngoại khóa của bạn, chẳng hạn như bạn nắm giữ vị trí quan trọng trong một tổ chức cộng đồng, câu lạc bộ nào đó.

Hãy luôn cố gắng chỉ ra tầm quan trọng của mình cũng như những gì bản thân đã đạt được từ trong hoạt động đó.

Khả năng ngoại ngữ

Với trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch khi bạn xin việc ở nước ngoài, vậy thì bạn cần thể hiện rõ ràng khả năng ngôn ngữ của chính mình trước hết là tiếng mẹ đẻ, sau đó thể hiện sự tài giỏi, thành thạo khi sử dụng ngôn ngữ nước ngoài nào đó, nếu có kỹ năng đối với thứ ngôn ngữ mà công ty yêu cầu thì càng tốt, không thì tối thiểu cũng nên thể hiện được trình độ tiếng Anh của bạn.

Những kỹ năng

Mục này sẽ chứa bất cứ kỹ năng nào bạn có nhưng chưa xuất hiện ở những phần trên. Ví dụ như kỹ năng xử lý thông tin chẳng hạn. Bạn cần liệt kê những kỹ năng mềm, ứng dụng, mức độ am hiểu của bạn. Các chứng chỉ bất kể nào cũng sẽ được khuyến khích đưa vào đây dù cho mức độ liên quan của nó đến công việc không có nhiều.

Hội nghị, hội thảo

Đây là những hoạt động xã hội mà bạn đã tham gia để củng cố thêm kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Vậy thì hãy liệt kê những cuộc hội thảo, hội nghị mà bạn đã tham gia mà có liên quan tới công việc đang ứng tuyển. Nên nêu ra chi tiết tên của hội nghị, ngày tháng, địa điểm, người tổ chức.

 

>> Tải ngay biểu mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất tại đây!!

File mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật

Bieu mau so yeu ly lich tu thuat.rar

2. Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc

Sơ yếu lý lịch tự thuật là một giấy tờ quan trọng không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc, có thể giúp cho nhà tuyển dụng nhận diện tổng quát về thông tin cá nhân, quá trình học tập và công việc của người ứng viên. Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc làm bao gồm những nội dung gì, có cách viết ra sao?

Nếu muốn hiểu rõ hơn nữa về những điều đó và tiến đến mục tiêu viết được một bản sơ yếu lý lịch xin việc làm thực sự cuốn hút và ăn điểm ngay từ đầu thì bạn cần tham khảo nội dung dưới đây.

Nếu bản CV xin việc tập trung vào trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm việc làm nhằm thể hiện được năng lực  cá nhân thì bản sơ yếu lý lịch lại bao quát được toàn bộ những thông tin về nhân thân của bạn, về quá trình công tác theo một trình tự thời gian cụ thể thậm chí bạn còn phải khai báo vào đó cả tình trạng hôn nhân, thành phần gia đình, ... Nhìn chung bản sơ yếu lý lịch chính là một bản cam kết về chính con người, giúp cho nhà tuyển dụng nắm được một cách toàn diện về người ứng viên.

So với CV xin việc thì sơ yếu lý lịch dài hơn và phức tạp hơn trong cấu trúc. Vì thế cho nên nếu như không cẩn thận thì nhiều người ứng viên sẽ dễ viết sai. Cách tốt nhất là ứng viên nên hiểu rõ những nội dung cũng như cách viết để tạo nên được một bản sơ yếu lý lịch chỉn chu, phù hợp nhất.

2.1. Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc file word và những yêu cầu cơ bản nhất

Với bản sơ yếu lý lịch word xin việc cần phải được viết đầy đủ thông tin quan trọng, hợp lý. Nội dung cần trình bày súc tích và là những thông tin cần thiết.

Đồng thời, bạn cần phải đảm bảo sự nhất quán về kiểu chữ, phông chữ, lựa chọn màu mực truyền thống. Đặc biệt không tẩy xóa làm bản sơ yếu lý lịch bị mất đi tính thẩm mỹ.

Xem thêm: Sơ yếu lý lịch nên viết bằng tay hay đánh máy

2.2. Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc

- Viết phần thông tin cá nhân

Bạn trình bày các nội dung sau: họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, giới tính. Chú ý rằng cần phải viết chính xác theo thông tin trên chứng minh thư, với họ tên phải viết bằng chữ in hoa.

- Viết phần địa chỉ

Bạn sẽ phải kê khai nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện tại. Ghi từ bậc thôn, xã phường, quận huyện, tỉnh thành. Ghi đúng theo thông tin trong sổ hộ khẩu và chú ý nếu có số nhà đường phố thì cũng ghi cụ thể.

Ghi nguyên quán chính là nơi sinh sống của ông bà nội, bố mẹ đẻ. Trường hợp cá biệt có thể ghi quê quán theo người mẹ sinh ra mình hoặc là người nuôi dưỡng nếu như cá nhân không biết rõ được bố mẹ là ai.

Đây là những thông tin vô cùng quan trọng, không chỉ giúp hiểu hơn về ứng viên mà còn thuận lợi cho việc quản lý nhân sự sau này.

- Dân tộc

Đa số thuộc diện dân tộc Kinh. Nếu như người viết sơ yếu lý lịch là dân tộc khác thì viết tên dân tộc của mình vào trong đó thật chính xác. Nếu trường hợp người viết là con lai với người nước ngoài thì phải ghi rõ quốc tịch, dân tộc của người cha/ mẹ là người nước ngoài.

- Tôn giáo

Ghi vào tôn giáo của bạn. Ở Việt Nam thường có những tôn giáo sau đây: đạo Phật giáo, đạo Thiên chúa giáo, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài. Chú ý phải ghi rõ cả chức sắc của bạn là gì trong tôn giáo của mình nếu như có. Trường hợp không theo bất kỳ một đạo nào thì bạn ghi “không”.

- Hoàn cảnh gia đình

Cần phải khai rõ cha mẹ đẻ hoặc là người có công nuôi dưỡng bạn từ nhỏ, khai cả anh chị em ruột, vợ/ chồng, con cái. Khi khai thì cần chú ý viết rõ ràng những thông tin: Họ và tên, năm sinh, quê quán, nghề nghiệp, ...  của từng người trong gia đình bạn.

cách viết sơ yếu lý lịch xin việc

- Quá trình hoạt động của bản thân

Mục này bạn hãy tóm tắt về quá khứ của bạn, tính từ thời thiếu niên cho tới khi bạn tham gia vào các hoạt động xã hội, khai bạn đã đi học và đi làm ở đâu, từng giữ những chức vụ gì?

- Những mục khác

Ngoài những phần quan trọng vừa kể, trong bản sơ yếu lý lịch còn các mục khác mà bạn cũng cần phải điền đầy đủ. Nhưng những phần này sẽ điền ngắn gọn.

+ Thành phần gia đình là gì? Hãy điền thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: điền đúng thông tin về gia đình theo quy định của pháp luật. Có thể là các thành phần sau: bần nông, cố nông, trung nông, điak chủ, công – viên chức.

+ Thành phần bản thân gia đình hiện nay:  công chức, viên chức, công nhân, ...

+ Trình độ văn hóa: hệ chính quy hay bổ túc. Trong mỗi hệ bạn đã theo học mức độ như thế nào theo bậc trung học phổ thông.

Trình độ ngoại ngữ: ghi các băn bằng liên quan đến trình độ ngoại ngữ. Ví dụ điển hình như bằng đại học, bằng Tiếng Anh, ...

+ Thời gian kết nạp vào Đoàn/ Đảng

+ Nghề nghiệp/ Trình độ chuyên môn: ghi rõ bạn đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ gì, kỹ thuật làm việc như thế nào. Nhớ là viết theo những bằng cấp đã được cấp.

+ Cấp bậc: nếu có bậc lương đang được hưởng thì bạn cũng nên ghi vào trong sơ yếu lý lịch

+ Lương chính: lương chính theo ngạch gì? Kỹ thuật viên, chuyen viên hay kỹ sư, ... ?

+ Ngày nhập ngũ ( nếu có ) , ngày xuất ngũ, lý do xuất ngũ – nhập ngũ.

+ Khen thưởng/ Kỷ luật: viết rõ ràng thời gian được nhận khen thưởng hay bị kỷ luật. Hình thức cụ thể là gì? Nếu bị kỷ luật thì lý do sai phạm ở đâu?

Để tránh khỏi tình trạng viết sai thì bạn nên tải về mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật. Trước khi viết nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ quan trọng như chứng minh thế, sổ hộ khẩu, các văn bằng, chứng chỉ,... để phục vụ việc điền thông tin thật chính xác.

Nếu bạn đang có ý định xin việc tại một công ty, doanh nghiệp nước ngoài thì đừng bỏ qua cách tạo. sơ yếu lý lịch tiếng Anh chuẩn nhất tại đây nhé.

>> Tải ngay biểu mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất tại đây!!

Bieu mau so yeu ly lich tu thuat.rar

3. Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật

3.1. Sơ yếu lý lịch tự thuật mẫu 03

Những nội dung cơ bản, quan trọng nhất cần phải có ở trong một bản Sơ yếu lý lịch tự thuật:

– Ảnh thẻ kích thước 4×6

– Thông tin cơ bản về chính bản thân người viết đơn như tình trạng sức khỏe trong sơ yếu lý lịch,...

– Thông tin về quan hệ trong gia đình: xuất thân gia đình trong sơ yếu lý lịch tự thuật, nghề nghiệp bố mẹ trong sơ yếu lý lịch,...

– Tóm tắt quá trình đào tạo, công tác

– Chữ ký của người khai lý lịch và dấu xác nhận của địa phương

Cùng tham khảo một mẫu sơ yếu lý lịch bản mẫu 03 dưới đây để nắm chắc cách viết hơn nữa.

Xem thêm: Sơ yếu lý lịch thực tập

3.2. Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật thi công chức

Giống như các bản sơ yếu lý lịch giáo viên hay mẫu sơ yếu lý lịch viên chức, bản sơ yếu lý lịch công chức có nhiều điểm khác biệt. Để có được một mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật thi công chức hoàn hảo, bạn hãy đọc ngay nội dung hướng dẫn chia sẻ về cách viết hồ sơ dành cho cán bộ - công chức đưới đây. Theo quy định của Nhà nước hiện nay thì bản sơ yếu lý lịch cán bộ - công chức được sử dụng thống nhất cùng một mẫu, đó là mẫu 2c – BNV/2024.

mẫu sơ yếu ký lịch tự thuật

Trong bản sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức bao gồm các nội dung sau:

- Họ và tên ( khai sinh ): cần viết chữ in hoa, viết đúng theo tên được ghi ở trong giấy khai sinh.

- Tên gọi khác: là bí danh hoặc một tên khác được sử dụng trong hoạt động báo chí, văn học, cách mạng... ( nếu có thì ghi )

- Sinh ngày: ghi đúng đủ ngày tháng năm sinh giống trong tờ giấy khai sinh

- Nơi sinh: nơi người cán bộ công chức được sinh ra theo địa chỉ ghi trong giấy khai sinh. Nếu như khu vực có thay đổi tên và đơn vị hàng chính thì hãy ghi theo tên đơn vị mới được đổi.

- Quê quán: ghi theo địa chỉ cán bộ công chức sinh trưởng theo cha đẻ - ông nội. trong trường hợp đặc biệt thì có thể ghi quê quán của người mẹ đẻ hay là người đã nhận nuôi từ bé. Trường hợp thứ ba áp dụng khi người khai sơ yếu lý lịch không biết rõ cha mẹ đẻ của mình là ai.

- Dân tộc: nên ghi rõ tên của dân tộc dựa vào quy định của Nhà Nước. Bao gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái, ...

- Tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Đạo Cao Đài, ... Nếu cán bộ công chức không theo đạo giáo nào thì có thể ghi là “ Không” nhưng không được bỏ trống ô.

- Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú: ghi theo địa chỉ của nơi quý vị đăng ký hộ khẩu thường trú

- Nơi ở hiện nay: ghi vào địa chỉ nơi đang ở hiện tại

- Nghề nghiệp: bạn cần ghi rõ ràng đã từng làm những công việc gì trước khi tham gia thi công chức. Nếu là người chưa có nghề thì ghi là “Không nghề nghiệp”.

- Trình độ giáo dục phổ thông: tốt nghiệp lớp mấy, hệ đào tạo nào? Ví dụ với hệ 10 năm có thể ghi 10/10, hoặc hệ 12 năm thì ghi 12/12. Con số ở phía trước còn tùy thuộc vào số năm cán bộ công chức tham gia rèn luyện, phấn đấu học tập.

- Trình độ chuyên môn cao nhất: trình độ nào được bồi dưỡng, đào tạo cao nhất tại thời điểm người ứng viên tham gia thi công chức kê khai sơ yếu kèm theo những chuyên ngành được đào tạo. Ví dụ như: Thạc sĩ + Chuyên ngành đào tạo.

- Lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị cao nhất được bồi dưỡng và đào tạo là gì?

- Quản lý nhà nước: Trình chứng chỉ đào tạo công cụ, chứng chỉ bồi dưỡng tính theo ngạch công chức, những văn bằng có giá trị thay thế những loại chứng chỉ bồi dưỡng về kiến thức mặt quản lý nhà nước.

- Có nhiều loại chứng chỉ như: chứng chỉ đào tạo theo chức danh của cán bộ lãnh đạo ở cấp phòng, cấp sở, cấp vụ, thứ trưởng và tương đương; cũng như chứng chỉ Chủ tịch - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện; chứng chỉ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức ở cấp xã; cũng như chứng chỉ đào tạo và bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp Xã – Huyện – Tỉnh.

- Trình độ ngoại ngữ

Ghi tên ngoại ngữ bạn theo học và trình độ xếp loại của chứng chỉ được cấp. Ví dụ Tiếng Anh B1. Trường hợp người đã làm việc ở nước ngoài và giỏi tiếng của đất nước đó, nhưng không học bất kỳ khóa học ngoại ngữ nào để lấy bằng, thì người đó sẽ được xếp vào phân loại trình độ D về ngoại ngữ.

Trường hợp khác, khi Cán bộ công chức có bằng ngoại ngữ từ cử nhân trở lên thì hãy ghi cả tên văn bằng kèm theo tên ngoại ngữ, nhưng đứng ở phía trước tên của ngoại ngữ. Một ví dụ rất dễ hình dung, bạn chỉ cần  ghi ngắn gọn như thế này: Cử nhân Anh, ...

- Trình độ tin học. Hãy ghi trình độ tin học ở mức độ cao nhất của bạn, có sự phù hợp đối với chứng chỉ, văn bằng của Cán bộ công chức, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp. Ví dụ đây: Tin học văn phòng Phổ thông, Cao đẳng, tin học văn phòng (loại) A/B/C, ...

- Ngày vào Đảng

Hãy ghi rõ ngày tháng mà bạn được kết nạp vào trong Đảng. Nếu như bạn kết nạp vào Đảng lần thứ hia nhưng tuổi Đảng lại được tính liên tục, vậy thì ngày vào Đảng sẽ được tính ngay từ lần thứ nhất. Còn nếu tuổi Đảng không được tính liên tục thì hãy ghi ngày cán bộ công chức vào đảng ở lần thứ 2.

- Ngày tham gia tổ chức chính trị - xã hội: ghi kèm theo cả công việc đã làm trong tổ chức.

- Ngày nhập ngũ

Ghi thời gian cụ thể ngày / tháng / năm đi bộ đội – công an và ngày xuất ngũ. Cần ghi rõ quân hàm, chức vụ cao nhất mà người khai lý lịch đã đảm nhận ở trong quân đội, công an nếu có.

Nếu người khai lý lịch có thời gian tái ngũ thì nên ghi thêm cả ngày tái ngũ ngay cạnh bên ngày nhập ngũ

Danh hiệu cao nhất được phong tặng: Nhà giáo, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, ... kèm theo cả năm được phong tặng.

Sở trường trong công tác: người cán bộ công chức làm công việc gì thì thích hợp nhất, hiệu quả nhất. đó có thể là công tác đoàn thể, công tác Đảng; quản lý hành chính, kinh tế, hay doanh nghiệp; sở trường trong việc nghiên cứu về vấn đề gì, giảng dạy trong lĩnh vực nào; vận động viên, ca sĩ, họa sĩ, diễn viên, nghệ nhân, nhà văn, ...

- Khen thưởng

Nêu cụ thể thời gian được nhận khen thưởng ( ngày/ tháng/ năm)

Nội dung và hình thức khen thưởng chi tiết như thế nào? Khen thưởng đối với thành tích gì, được khen với hình thức nào? Bằng khen, Giấy khen, Huân – Huy chương, cấp đưa ra quyết định khen thưởng.

- Kỷ luật

Thời gian người khai sơ yếu lý lịch bị xử lý về kỷ luật: tháng/ năm nào?

Lý do kỷ luật là gì? Hình thức kỷ luật cụ thể như thế nào? Cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương và ngạch lương. Nặng hơn là cách chức, bắt buộc nghỉ việc. Ghi rõ các cấp quyết định kỷ luật.

- Tình trạng sức khỏe: nêu tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân như thế nào ( Tốt, kém, .. )?, có mang bệnh mãn tính hay không? Ghi rõ chiều cao của cơ thể, cân nặng và nhóm máu gì?

- Hạng thương binh. Trong trường hợp người viết khai lý lịch là thương binh thì cần nói rõ là thương binh thuộc hạng mấy. Còn trong trường hợp là con của gia đình nằm trong diện chính sách thì sẽ ghi rõ là con cái của liệt sĩ, thương binh là người nhiễm chất độc chiến tranh ( chất độc Dioxin, Chất độc màu da cam,...)

- Số chứng minh thư nhân nhân bao gồm ngày cấp và nơi cấp

- Số sổ Bảo hiểm xác hội: điền thật chính xác các chữ và số thể hiện trên sổ Bảo hiểm xã hội.

Bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, khả năng ngoại ngữ, trình độ tin học. Chỉ được liệt kê những yếu tố này sau khi đã tốt nghiệp những chương trình này.

- Tóm tắt quá trình công tác

Hãy nêu rõ các mốc thời gian tương đương với các chức vụ, chức danh đảm nhận và tại đơn vị công tác nào.

- Đặc điểm lịch sử của bản thân

Bạn cần kê khai đảm bảo tính trung thực, đầy đủ những thông tin có liên quan tới bản thân cũng như nhân thân của mình.

- Mối quan hệ trong gia đình: Hãy nêu rõ những mối quan hệ của bạn ở trong gia đình, kê khai tóm tắt đặc điểm, thông tin chính để đảm bảo ngắn gọn mà vẫn đầy đủ.

- Diễn biến quá trình lương: Kê khai lương theo những thông tin được yêu cầu. Bao gồm: thời gian ( tháng/ năm ), Mã ngạch/ Bậc, Hệ số lương.

- Nhận xét đánh giá của đơn vị, cơ quan quản lý: Phần này do chính cơ quan, tổ chức đánh giá người viết sơ yếu lý lịch để xét duyệt mức độ đáp ứng đủ tiêu chuẩn để tham gia thi công chức.

>> Tải ngay biểu mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất tại đây!!

File mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật

Bieu mau so yeu ly lich tu thuat.rar

 

4. Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật hoc sinh đăng ký nhập học

Sau khi nhận được thông báo trúng tuyển vào các trường Cao Đẳng – Đại học, các bạn học sinh mới cần chuẩn bị nhiều vật dụng, trong đó giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ nhập học Đại học, Cao đẳng là điều quan trọng nhất. Bản Sơ yếu lý lịch chính là một trong số những giấy tờ cần thiết phải có.

Bản sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên theo mẫu tiêu chuẩn của Nhà nước sẽ có 4 trang cần điền đầy đủ mọi thông tin. Học cách điền mẫu đơn sơ yếu lý lịch tự thuật dành cho học sinh, sinh viên cũng không phải là việc quá khó nếu như bạn đọc kỹ các mục và làm theo hướng dẫn trong dó.

Trang thứ nhất chính là phần LÝ LỊCH HỌC SINH, SINH VIÊN

Nội dung chính của trang thứ nhất này bao gồm:

- Họ và tên: cần được viết theo kiểu chữ in hoa, có dấu

- Năm sinh: viết rõ ràng, đầy đủ và chính xác ngày tháng năm sinh của bạn theo giấy khai sinh.

- Hộ khẩu thường trú: Viết địa chỉ của nhà bạn theo hộ khẩu thường trú vào mục này

- Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu? Tương tự như bản sơ yếu lý lịch tự thuật của bộ hồ sơ xin việc, bạn cần điền cụ thể chính xác thông tin về người có thể liên hệ. Đó có thể là tên bố hay tên mẹ và có ghi kèm theo địa chỉ chính xác, số điện thoại hiện tại đang dùng.

- Điện thoại liên hệ: hãy ghi số điện thoại của gia đình

Trang thứ hai: phần BẢN THÂN HỌC SINH, SINH VIÊN

- Học sinh dán ảnh thẻ 4x6 mới được chụp gần nhất cách đây không quá 3 tháng. Vị trí dán ảnh theo chỉ dẫn ở góc bên trái bản lý lịch, có đóng dấu giáp lai vào ảnh.

- Họ và tên: Viết IN HOA có dấu giống bìa trang 1

- Ngày/ tháng/ năm sinh: Hãy điền 2 số cuối của ngày tháng năm sinh của bạn vào 6 ô trống theo chỉ dẫn có sẵn.

- Dân tộc: Nếu học sinh, sinh viên là dân tộc Kinh thì hãy điền số 1 vào ô trống, còn không phải dân tộc Kinh mà là dân tộc khác thì điền số 0 vào ô trống.

- Tôn giáo: bạn thuộc vào tôn giáo nào thì hãy ghi chính xác tôn giáo đó. Nếu như không thuộc tôn giáo nào thì cũng không được để trống mà cần phải ghi “Không”. Điều này đã được lưu ý trong nội dung hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch tự thuật cơ bản nhất ở phần trên.

- Thành phần xuất thân: Nếu bạn là công nhân viên chức thì ghi số 1 vào ô trống, còn nếu là thành phần nông dân thì ghi số 2. Không thuộc hai thành phần này tức là thuộc vào thành phần khác thì ghi vào ô trống số 3.

- Đối  tượng dự thi: Hãy ghi giống như trong tờ giấy báo dự thi của bạn vì ở đó đã thể hiện rất rõ. Bạn thuộc đối tượng nào thì điền thành đối tượng đó vào. Còn nếu như không thuộc đối tượng ưu tiên nào thì có thể để trống mục này.

- Ký hiệu của trường dự thi: Bạn nên viết mã trường mà bạn đang chuẩn bị nhập học vào trong 3 ô trống ở bên cạnh mục. Ví dụ khi nhập ký hiệu trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, bạn sẽ điền vào ô trống ký hiệu DCN.

- Số báo danh: đây là số báo danh của bạn khi bạn tham gia dự thi trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trước đó.  

- Kết quả học tập lớp cuối cấp ở Trung học phổ thông, Trung học Nghề, Trung học Bổ túc, Trung cấp Chuyên nghiệp: Đây là phần bạn ghi lại thông tin chính xác về kết quả học tập ở lớp 12 của mình. Trong đó, tân sinh viên cần phải ghi lại rõ những xếp loại trong học tập cũng như xếp loại về hạnh kiểm của mình.

- Ngày vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh: mục này ghi thời gian theo trong sổ đoàn của bạn.

- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam:Ghi theo sổ Đảng viên nếu như đã được kết nạp Đảng. Nhưng đa số ở tuổi này, tân sinh viên vẫn sẽ chưa được kết nạp vào Đảng nên có thể bỏ trống phần này.

- Khen thưởng, kỷ luật: Bạn ghi lại thông tin được khen thưởng của mình. Lưu ý ghi chính xác được khen thưởng thành tích gì? Nếu không có thì hãy ghi “không”

- Giới tính: nếu là nữ điền số 1 vào ô, nếu là nam điền số 0.

- Hộ khẩu thường trú của bạn: cần phải ghi chính xác địa chỉ thường trú của bạn theo sổ hộ khẩu gia đình. Trong sổ hộ khẩu có ghi rất chi tiết địa chỉ, từ bậc thông, xóm, cho đến xã – phương – quận – huyện – tỉnh. Bạn cũng cần phải ghi rõ như vậy trong bản sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên của mình.

- Thuộc khu vực tuyển sinh nào? Bạn thuộc khu vực dự tuyển nào thì điền khu vực đó. Và ghi giống với giấy báo dự thi. Các khu vực được phân chia như sau: Khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3, Khu vực 2 NT.

- Ngành học: ngành học bạn theo đuổi, dự thi và đã trúng tuyển ghi vào đây. Khi viết, nhớ phải ghi thật rõ tên của ngành học, điền chính xác mã ngành học đó vào những ô bên cạnh.

- Điểm thi tuyển của học sinh, sinh viên: Ghi tổng điểm của 3 môn xét tuyển vào trường , ghi cụ thể điểm thi của từng môn bạn đạt được.

- Điểm thưởng: điền điểm thưởng vào mục này. Nếu quý vị không có điểm thưởng, vui lòng không điền vào ô này

- Lý do để được tuyển thẳng và được điểm thưởng: Nếu có lý do thì  cần ghi rõ, nếu không có thì bỏ qua.

- Năm tốt nghiệp: ghi năm tốt nghiệp Trung học phổ thông của bạn, chỉ ghi 2 số cuối. Ví dụ, nếu bạn tốt nghiệp năm 2024 thì ghi hai số cuối là 18 vào ô trống.

- Số chứng minh thư nhân dân: hãy điền đúng số chứng minh thư nhân dân của mình vào đây.

- Tóm tắt lại quá trình bạn học tập, lao động hay công tác: ghi rõ ra thời gian bạn học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

cách ghi sơ yếu lý lịch học sinh

Trang 3 + Trang 4: THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH

1. Thông tin về cha

Học sinh – sinh viên cần phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

• Họ và tên cha, Quốc tịch, Dân tộc, Hộ khẩu thường trú, Tôn giáo

• Hoạt động kinh tế - chính trị - xác hội: hãy ghi rõ thời gian và địa điểm hoạt động. Nếu không có thì bỏ qua

2. Thông tin về mẹ

• Họ và tên mẹ đầy đủ, Quốc tịch, Tôn giáo, Dân tộc, Hộ khẩu thường trú

• Hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội: Ghi rõ thời gian, địa điểm hoạt động. Tương tự với thông tin của cha, không có thì bỏ qua.

3. Vợ hoặc chồng: nếu có thì ghi đầy đủ những thông tin, còn nếu chưa có thì hãy bỏ qua.

Cuối trang 4: XÁC NHẬN

4. Thông tin về anh chị em ruột

- Cần ghi rõ thông tin về họ và tên của anh chị ( anh trai/ chị gái, em trai/ em gái ) nếu có. Nêu  cụ thể đang làm gì và ở đâu.

- Tuyên bố từ phía gia đình về thông tin trong bản sơ yếu lý lịch của học sinh sinh viên là đúng đắn. Học sinh – sinh viên cần phải xin chữ ký của phụ huynh ( bố hoặc mẹ ) để có thể xác nhận.

- Người viết sơ yếu lý lịch ký và ghi rõ họ tên vào góc dưới bên phải của bản sơ yếu lý lịch

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin thì bạn cần phải mang bản sơ yếu lý lịch này  tới chính quyền tại địa phương ( xã, phường ) nơi mà bạn đang cư trú để có thể xác nhận được những thông tin đã được nêu trong sơ yếu lý lịch. Bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh là bản sẽ được xác nhận lại và đóng dấu bởi cơ quan có thẩm quyền.

Để không mất nhiều thời gian cho một việc khá đơn giản như viết sơ yếu lý lịch trong bộ hồ sơ nhập học của học sinh sinh viên thì các bạn hãy cố gắng làm theo sát những gì chúng tôi đã hướng dẫn ở trên đây.

5. Biểu mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật 

>> Tải ngay biểu mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất tại đây!!

Bieu mau so yeu ly lich tu thuat.rar

Cuối cùng, đừng quên công chứng sơ yếu lý lịch khi viết đầy đủ các thông tin nhé. Hy vọng với những hướng dẫn, những lời chia sẻ về cách ghi sơ yếu lý lịch nói chung ở trên đây của chúng tôi thì bạn hoàn toàn có thể vững tay để viết nên một bản sơ yếu lý lịch phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;