Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Câu ghép là gì và cách đặt câu ghép cùng bài tập về câu ghép

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Câu ghép là gì? Câu ghép được biết tới là một trong những kiểu câu cơ bản đồng thời cũng chính là nội dung kiến thức quan trọng thuộc phần kiến thức về lý thuyết ngữ pháp trong cả tiếng Việt và một số tiếng nước ngoài khác. Câu ghép được đặt trong tương quan so sánh với câu đơn, bắt buộc người học cần phải nắm rõ kiến thức về câu ghép để phục vụ cho quá trình viết văn bản và sử dụng câu trong hội thoại.

1. Khái niệm câu ghép là gì?

1.1. Định nghĩa câu ghép là gì trong tiếng Việt

 Có rất nhiều cách định nghĩa câu ghép nghĩa là gì song chúng ta đi theo nguồn tài liệu chính thống tại Wikipedia thì có thể định nghĩa như sau:

 Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ - Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên.

 Bởi vì có hai vế trở nên do đó các vế trong câu ghép cần phải được liên kết với nhau một cách hợp lý. Các vế được nối kết với nhau bằng nhiều cách nhưng có ba cách nối cơ bản, thông dụng nhất chúng ta thường sử dụng, đó là cách nối trực tiếp, cách nối bằng cặp từ hô ứng và cách nối bằng quan hệ từ.

Câu ghép là gì?

Câu ghép là gì?

 Bạn có thể hình dung rõ hơn về khái niệm câu ghép qua ví dụ sau đây:

 - Mẹ đi làm và em đi học.

 Một ví dụ khá đơn giản để nhìn ra được hai vế của câu ghép. Phân tích ví dụ ngắn gọn, đơn giản trên, chúng ta có thể thấy:

- Vế thứ nhất của câu ghép là: Mẹ đi làm. Trong đó “Mẹ” là Chủ ngữ (CN1), “đi làm” là Vị ngữ (VN1)

- Vế thứ hai của câu ghép là: con đi học, tương tự như vậy “con” là Chủ ngữ (CN2), “đi học” là Vị ngữ (VN 2)

- Câu ghép này được nối với nhau bằng quan hệ từ: “và”

Trong các bài tập và bài kiểm tra của học sinh về nội dung này, các giáo viên thường sẽ ra đề có dạng câu hỏi như “Câu ghép là gì lấy ví dụ?” hoặc hỏi kết hợp dạng: câu đơn câu ghép là gì? để học sinh vừa bao quát được các loại câu và có thể so sánh cũng như biết cách phân biệt câu đơn, câu ghép.

Tuy định nghĩa một như vậy nhưng các nhà làm giáo dục nghiên cứu về mảng ngôn ngữ học sẽ đưa ra những cách định nghĩa khác nhau theo từng cấp bậc để phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh theo từng lứa tuổi. Tất nhiên về nội dung ý nghĩa của câu ghép thì không hề thay đổi, chỉ là cách dùng câu để định nghĩa theo những mức độ ngôn ngữ khác nhau mà thôi.

Chẳng hạn định nghĩa câu ghép là gì lớp 8 cũng sẽ khác với định nghĩa là gì lớp 5. Theo đó, có định nghĩa về câu ghép như sau: “Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm Chủ - Vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu”. (Theo định nghĩa ở Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8).

Một định nghĩa khác về câu ghép mà bạn cũng có thể tham khảo: Câu ghép là câu có từ hai nòng cốt. Giữa các vế câu có mối quan hệ về ngữ pháp và hình thức tổ chức trong câu.

>>>> Hàng ngàn tin tức mới nhất được cập nhật giúp bạn tìm việc nhanh chóng, cập nhật ngay để tìm việc nhanh trong một nốt nhạc bạn nhé!

1.2. Câu ghép trong tiếng anh là gì?

Trên đây chúng ta mới đưa ra khái niệm câu ghép trong tiếng Việt, thiết nghĩ, tìm hiểu thêm khái niệm câu ghép tiếng anh là gì cũng là nội dung vô cùng quan trọng giúp bạn “hội nhập” tốt hơn. Đất nước ta hiện nay đang bước vào thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, những sự cải tiến được thể hiện ngay từ chương trình giáo dục để nhằm đào tạo con người “tiệm cận” được gần hơn nữa với những nền văn minh phát triển, sự giao lưu văn hóa, du nhập tri thức tốt đẹp từ quốc tế vào trong nước là cơ sở để các bạn bắt buộc phải học tập và nâng cao hơn nữa trình độ của mình để có thể theo kịp sự phát triển lớn mạnh này.

Vậy thì, ngay từ những vấn đề nhỏ nhất trong ngôn ngữ như cách dùng câu, sự am hiểu mở rộng hơn và câu trong phạm vi quốc tế cũng cần được lưu ý đặc biệt. Nhất là hiện nay, khi ngôn ngữ tiếng Anh đã trở thành thứ ngôn ngữ vô cùng phổ biến ở Việt Nam thì chắc chắn chúng ta phải quan tâm rất nhiều tới cách dùng từ đặt câu tiếng Anh như thế nào đúng không?

Câu ghép trong tiếng Anh là gì?

Câu ghép trong tiếng Anh là gì?

Và trong đó có mảng kiến thức về câu ghép khi sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Vậy trong tiếng Anh câu ghép được gọi là gì? Cách sử dụng câu ghép tiếng Anh có khác gì so với câu ghép tiếng Việt không? Không mất nhiều thời gian để tìm hiểu song bạn lại có được cách sử dụng đúng chuẩn trong khi tạo ra các văn bản ngôn ngữ tiếng Anh.

Trong tiếng Anh, câu ghép được gọi là Compound sentences. Đã là hình thức ghép nối thì đương nhiên câu ghép tiếng Anh cũng có hai mệnh đề chính trong câu, các mệnh đề được nối với nhau thông qua những liên từ như là and, so, but, or,... và buộc phải có các dấu phẩy (,) hoặc dấu chấm phẩy (;) giữa các liên từ đó.

Ví dụ như câu ghép tiếng Anh sau:

Cha tôi là một kỹ sư, nhưng mẹ tôi lại là một giáo viên.

I waked up late, so I came to school late.

Nhìn vào hai ví dụ này có lẽ bạn đã biết cách viết câu ghép trong tiếng Anh sao cho đúng chuẩn.

Xem thêm: Thời gian làm việc của Viettel Post

1.3. Lưu ý về câu ghép

- Trong câu ghép tiếng Anh, nếu như hai mệnh đề quá ngắn thì bạn có thể không cần sử dụng tới dấu phẩy. Ví dụ như câu: he talked and I listened

- Việc sử dụng dấu phẩy để nối hai mệnh đề trong câu ghép tiếng Việt là khả thi, nhưng điều này không bao giờ xảy ra trong tiếng Anh. Chúng ta bắt buộc phải sử dụng liên từ để nối hai câu ghép lại.

1.4. Công dụng của câu ghép là gì?

Câu ghép giúp chúng ta tránh tình trạng bị hụt ý. Đồng thời nêu rõ ràng, trọn vẹn về ý nghĩa diễn đạt. Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ hay nói chuyện, đôi khi có những ý dài mà chúng ta muốn nói. Nếu cứ sử dụng hình thức câu đơn thì sẽ khiến cho nội dung vấn đề bị trở nên dàn trải và câu văn cũng thiếu sự cô đọng, tinh tế.

Sử dụng câu ghép sẽ giúp các bạn tóm gọn nhanh vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên hệ với nhau về ý nghĩa, giúp người đọc người nghe dễ hiểu và mang tới hiệu quả giao tiếp tốt như bạn mong muốn.

>>> Đừng quên tìm hiểu Cách tính lương theo giờ cho người lao động chuẩn không cần chỉnh để mọi quyền lợi của bạn sẽ luôn được đảm bảo.

2. Phân loại câu ghép

Trong câu ghép chúng ta có thể phân loại ra thành 5 loại cơ bản bao gồm: Câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập, câu ghép hỗn hợp, câu ghép hô ứng và câu ghép chuỗi. Mỗi loại câu ghép sẽ có mục đích và cách sử dụng khác nhau. Tìm hiểu về từng loại vừa nêu sẽ giúp cho các bạn nhanh chóng biết cách sử dụng câu ghép sao cho hiệu quả và phục vụ tốt nhất cho ý đồ ngôn ngữ của mình.

2.1. Câu ghép đẳng lập

2.1.1. Khái niệm câu ghép đẳng lập là gì?

Câu ghép đẳng lập là câu ghép bao gồm hai vế câu có quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các câu trong câu ghép đẳng lập được liên kết bằng quan hệ từ đẳng lập do đó mối quan hệ giữa chúng khá lỏng lẻo.

Ví dụ như: Lan nấu cơm trưa hoặc tôi nấu

2.1.2. Phân loại câu ghép đẳng lập

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê

- Mỗi một vế câu sẽ biểu thị các quá trình, sự vật, hiện tượng, tính chất cùng loại với nhau

- Các vế được liên kết lại bằng quan hệ từ thể hiện cho sự liên hợp, chủ yếu sử dụng từ “và”

- Ví dụ: Cây xanh và trái ngọt

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn

- Mỗi một vế câu biểu thị khả năng riêng của sự việc

- Các vế liên kết bằng quan hệ từ biểu thị mối quan hệ lựa chọn nhiều khả năng khác nhau, thường là từ “hay, hoặc”, nhằm biểu đạt ít nhất sẽ có một khả năng được nói tới sẽ thực hiện được.

- Ví dụ: Bạn nói hoặc tôi nói

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ tiếp nối

Những vế trong câu ghép loại này thể hiện sự việc tiếp nối nhau theo một trật tự tuyến tính. Chúng được liên kết bằng quan hệ từ mang ý nghĩa liệt kê, thông qua quan hệ từ chủ yếu là “và”

Ví dụ như: Tôi vừa đỗ xe lại và người khác cũng đỗ xe ngay cạnh tôi

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu

Giữa những vế câu biểu đạt sự việc mang tính chất tương phản nhau, đối ứng với nhau. Quan hệ từ sử dụng để kết nối các vế câu lại sẽ thể hiện quan hệ tương phản, đối chiếu, đó là từ “nhưng, mà, song”.

Ví dụ: Nó không làm bài tập nhưng bố mẹ cũng không bảo gì.

2.2. Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính – phụ là câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc một cặp từ hô ứng (định nghĩa theo Wikipedia). Cũng có hai vế giống như câu ghép đẳng lập nhưng những vế trong câu ghép chính phụ lại có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được liên kết với nhau bằng quan hệ từ chính phụ do đó mối quan hệ trong câu ghép loại này thường rất chặt chẽ.

Câu ghép chính phụ là gì?

Câu ghép chính phụ là gì?

Bạn có thể lấy nhiều ví dụ về câu ghép chính phụ tương tự với ví dụ chúng tôi đưa ra: Nếu em chăm chỉ học tập thì kết quả thi học kỳ sẽ rất cao.

Trong câu ghép chính phụ sẽ bao gồm các mối quan hệ:

- Nguyên nhân

- Mục đích

- Điều kiện

- Nhượng bộ và tăng tiến

Để biểu hiện các mối quan hệ trên thì chúng ta thường sử dụng từ nối hay là các cặp từ nối (cặp từ liên kết). Nếu có ai đó hỏi bạn về cái gọi là câu ghép quan hệ bổ sung là gì? thì bạn hãy tự tin khẳng định rằng đó chính là câu ghép chính phụ.

Việc làm chăm sóc khách hàng

2.3. Câu ghép hô ứng 

Câu ghép qua lại là gì? Đó chính là cách gọi khác của câu ghép hô ứng, là câu ghép mà ở giữa hai vế câu luôn tồn tại  kiểu quan hệ hô ứng. Mối quan hệ giữa những vế câu này vô cùng chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu ra thành những câu đơn.

Để kết nối những vế trong câu ghép hô ứng, người ta có thể sử dụng:

- Các phụ từ: chưa...đã, vừa...vừa, càng...càng, mới...đã,...

- Các cặp đại từ: nào...nấy, bao nhiêu...bấy nhiêu,...

Có thể lấy ví dụ cho loại câu ghép này như sau: Người thế nào thì vật thế ấy.

>>> Nhanh chóng cập nhật những tính năng mới của gmail qua bài viết cc là gì trên trang Timviec365.vn

2.4. Câu ghép chuỗi

2.4.1. Câu ghép chuỗi là gì?

Câu ghép chuỗi là câu ghép có hai vế trở lên. Giữa các vế của câu ghép loại này có quan hệ chuỗi, tức theo kiểu liệt kê cho nên chúng ta mới có cách gọi tên kiểu câu ghép này như vậy.

Giữa các vế câu được ngăn cách nhau bằng các dấu câu, đó là dấu chấm (.), dấu phẩy (,) và dấu hai chấm (:). Và chúng cũng chỉ liên kết với nhau bằng dấu chứ không sử dụng từ liên kết.

Đọc ví dụ sau để hiểu hơn về điều đó: Trời mưa, gió lớn, cây đổ.

2.4.2. Phân loại câu ghép chuỗi

Câu ghép chuỗi được phân ra những loại sau đây:

- Câu ghép chính phụ có quan hệ bổ sung: Trời tạnh mưa, những tia nắng nhạt dần hé ra ở phía chân trời

- Câu ghép chính phục có quan hệ điều kiện – hệ quả: Bạn không học tiếng Anh, bạn sẽ không đủ điều kiện xin việc tại công ty nước ngoài

- Do trời mưa to, điện bị cúp nên nhà tối om.

- Câu ghép chính phụ có quan hệ đối nghịch: Nó đói, nó vẫn nhất định không ăn cơm

2.5. Câu ghép hỗn hợp

Giữa các vế của câu ghép hỗn hợp có mối quan hệ tầng bậc, có nhiều kiểu quan hệ về ngữ pháp. Ví dụ như: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng học hành cẩn thận nhưng nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn thất nghiệp. Ở ví dụ này có ba vế câu, giữa những vế câu đó chứa hai kiểu quan hệ ngữ pháp trở lên.

3. Hướng dẫn phân biệt câu ghép với câu đơn và câu phức

Để phân biệt rõ ràng câu ghép với hai loại câu chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm câu đơn câu ghép câu phức là gì.

3.1. Câu đơn là gì?

Câu đơn là câu có một nòng cốt câu, không chứa nhiều hơn một kết cấu chủ - vị. Tức là đây là loại câu có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ  Chẳng hạn như: Công việc này thú vị thật.

Người ta chia câu đơn thành 4 loại. Bao gồm:

- Câu đơn bình thường

- Câu một thành phần

- Câu đặc biệt

- Câu ngữ cảnh

3.2. Câu phức là gì?

Câu phức là câu có từ 2 cụm C – V trở lên và trong đó có một cụm C – V làm nòng cốt, các cụm còn lại thì đóng vai trò là thành phần trong câu.

Câu phức là gì?

Câu phức là gì?

Tùy vào kết cấu C – V để biết câu đó giữ chức năng gì? Dựa vào các chức năng để gọi tên cho câu phức. Ví dụ: Tay cầm tập hồ sơ xin việc, Nam đi khắp các công ty, văn phòng để ứng tuyển việc làm.

3.3. Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu phức

Dựa vào khái niệm của ba loại câu này, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt lớn nhất trong cấu tạo và chức năng của chúng. Một câu được xem là câu ghép khi nó đảm bảo những tiêu chí sau:

- Có từ hai vế trở lên và tất cả các vế câu đều có kết cấu C – V

- Khi mà mỗi vế câu đều chỉ có một động từ, tính từ, danh từ hoặc là cụm động từ, cụm tính từ và các vế đều có từ ngữ liên kết

- Khi vế câu phụ mang kết cấu C – V còn vế câu chính sẽ là một động từ/tính từ hay cụm động từ/cụm tính từ hoặc ngược lại

4. Hướng dẫn bạn cách đặt câu ghép

Dựa vào những kiến thức về câu ghép mà chúng tôi chia sẻ ở trên, bạn có thể đặt câu ghép theo nội dung hướng dẫn ngay sau đây.

4.1. Sử dụng từ nối hay là cặp từ liên kết để đặt câu ghép

Dựa vào các loại câu ghép chúng ta phân chia ở trên thì có thể thấy, có những câu ghép được liên kết với nhau bằng các từ có ý nghĩa kết nối, liên kết với nhau về nội dung. Nếu bạn đặt câu có quan hệ ngang bằng thì có thể sử dụng từ liên kết “và”, nếu đặt câu có quan hệ giữa các vế là nguyên nhân - kết quả thì sử dụng cặp từ liên kết “vì...nên”

Cách đặt câu ghép

Cách đặt câu ghép

Theo như vậy, bạn có thể lựa chọn từ liên kết tùy theo mục đích đặt câu của bạn.

4.2. Đặt câu theo mô hình mẫu

Thông qua các mô hình đặt câu ghép chính phụ, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về phương pháp đặt câu theo mô hình mẫu nói chung 

Mô hình 1: (Từ nối) C – V (Từ nối) C – V: Vì bạn chăm chỉ nên bạn nhanh chóng tìm được việc

Mô hình 2: C – V (Từ nối) C – V: Anh tìm được việc làm nhanh chóng vì anh có tinh thần quyết tâm cao

Mô hình 3: C (Phó từ) V, C (Phó từ) V: Trời càng mưa nhiều, cây cối càng tốt tươi

Việc làm hành chính - văn phòng

5. Bài tập compound sentences

Đối với mảng kiến thức về câu, nhất là câu ghép mà chúng ta đang tìm hiểu ở trong bài viết này, bạn sẽ thực hành ở những dạng bài tập như sau:

5.1. Dạng bài tập tìm chỗ sai và sửa lại câu cho đúng

Ví dụ:

Anh ta không những thất nghiệp tuy vậy còn không chịu đi tìm việc làm

Ứng viên có đôi chút lúng túng trong cách trả lời rồi bình tĩnh

Nhà tuyển dụng tuy để vẻ mặt lạnh lùng mà tôi không căng thẳng

Thực hành làm bài tập câu ghép

Thực hành làm bài tập câu ghép

5.2. Dạng xác định loại câu ghép

Ví dụ:

“Vì bạn không có kiến thức nên bạn không có việc làm ổn định” thuộc loại câu gì?

“Nếu nắm rõ các phương pháp tìm việc thì bạn sẽ nhanh chóng tìm được việc làm tốt” là câu gì?

Khi trả lời dạng câu hỏi này, bạn có thể đưa ra câu trả lời ngắn gọn về loại câu ghép đang được nhắc tới. Đồng thời, nên chú ý phân tích luôn cấu trúc, thành phần của câu ghép đó.

Như vậy bạn đã hiểu được câu ghép là gì? Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi thì bạn sẽ có thể sử dụng câu ghép vào đúng mục đích của mình.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;