Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bạn đã biết lợi và hại của mạng xã hội đối với đời sống con người?

Tác giả: Vũ Thoa

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Lợi và hại của mạng xã hội là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi vì mạng xã hội hiện đang là phương tiện vô cùng phổ biến được hầu hết mọi người sử dụng. Nếu con người không biết cách sử dụng mạng xã hội mà quá lạm dụng thì sẽ gây ra tác hại vô cùng đến đời sống và tinh thần. Vậy, hãy khám phá ngay những thông tin về lợi ích cũng như tác hại của mạng xã hội đối với đời sống của chúng ta để có cách sử dụng phù hợp. 

 

1. Khái quát về mạng xã hội

Khái quát về mạng xã hội

Mạng xã hội hay còn được gọi với một số tên khác như “trang mạng xã hội”, “dịch vụ mạng xã hội” được con người sử dụng để xây dựng các mối quan hệ trực tuyến. Các mối quan hệ này có thể là những người biết nhau từ trước và cũng có thể là những người chưa hề biết nhau ở ngoài đời mà chỉ được trò chuyện thông qua internet. 

Mạng xã hội có rất nhiều dạng thức và có nhiều tính năng khác nhau, được trang bị trên nhiều công cụ cũng như vận hành trên các nền tảng như máy tính bàn, laptop, máy tính bảng, điện thoại… Mạng xã hội giúp người dùng chia sẻ từng câu chuyện cá nhân, hay những câu chuyện cuộc sống, các ý tưởng, video… 

Có nhiều mô hình mạng xã hội, tuy nhiên điểm chung của các mô hình mạng xã hội thường tập trung vào các vấn đề sau đây:

  • Mạng xã hội được xây dựng dựa trên nền tảng của Internet.
  • Người dùng tự cung cấp nội dung và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
  • Người dùng tự tạo profile cá nhân để giới thiệu mọi thông tin cá nhân.
  • ...

Xem thêm: Customer journey là gì? Quy trình tạo ra một customer journey map

2. Lợi ích của mạng xã hội trong cuộc sống

Từ khi xã hội loài người ngoài phát minh ra mạng internet, điện thoại thông minh và vô số những phương tiện kết nối khác thì con người hướng tới sử dụng mạng xã hội nhiều hơn. Các mạng xã hội phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay đó là Facebook, Zalo, Skype, Instagram, Viber, Youtube… Những mạng xã hội này được sử dụng bởi nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em cho tới người già.

Đa số người dùng phàn nàn về sự thiếu kiểm soát khi sử dụng mạng xã hội, bao gồm việc nghiện và lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến công việc khác. Tuy nhiên, mạng xã hội vẫn được ưa chuộng và không chỉ mang đến những hậu quả mà chúng ta sẽ thảo luận sau này, mà còn mang lại những lợi ích to lớn.

Vậy, Internet giúp ích gì cho việc nghiên cứu và học tập, internet mang đến lợi ích gì cho cuộc sống của con người?

2.1. Cập nhật tin tức đời sống xã hội

Mạng xã hội facebook được nhiều người sử dụng nhiều nhất hiện nay, xuất hiện rất nhiều fanpage cập nhật liên tục những tin tức xã hội, các bản tin được nhiều người quan tâm hoặc tin hot ở bất cứ đâu trong ngày. Thông qua mạng xã hội, các nhà quảng cáo hay các nhà cung cấp sẽ cập nhật một cách nhanh chóng những vấn đề của các lĩnh vực mới. Đây cũng là nơi bạn sẽ nhận được các quảng cáo trực tiếp khi Marketer chạy chiến dịch facebook ads

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem tin tức hoặc cập nhật những bộ phim, những video ca nhạc, hài kịch… trên facebook, youtube hay các mạng xã hội khác. Từ đó, các bạn tha hồ mở mang sự hiểu biết của mình. 

Tìm việc làm Facebook Ads

2.2. Kết nối các mối quan hệ

Lợi ích của mạng xã hội trong cuộc sống

Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội chính là đẩy mạnh quá trình tương tác với bạn bè, người thân. Nếu như trước đây các bạn không có điều kiện gặp gỡ người thân, bạn bè, bạn phải liên lạc với họ qua điện thoại khiến bạn tốn khoản tiền không nhỏ. Mạng xã hội xuất hiện, giúp bạn thoải mái liên hệ với bạn bè, người thân ở bất cứ đâu, chỉ cần bạn có trong tay chiếc điện thoại thông minh và chiếc máy tính. 

Cho dù bạn ở đâu thì bạn vẫn có thể cập nhật ngay được trạng thái của bạn bè… Thời đại hiện nay, con người có thói quen chia sẻ bày tỏ cảm xúc trên các trang mạng xã hội. Bất cứ khi nào bạn cũng có thể cập nhật ngay những suy nghĩ, câu chuyện của họ mà không cần phải thông qua lời kể của ai. Những người bạn lâu năm không gặp mà như vừa mới gặp hôm qua. Bạn cũng có thể trò chuyện, chat chit với họ hàng ngày mà không tốn kém tiền bạc, lại tăng thêm mối thân tình. 

Hoặc nếu bạn là thành viên mới trong một khu trọ, trong môi trường làm việc mới… thì việc làm quen, kết thân với mọi người mới là điều đáng e ngại. Cho nên trò chuyện thông qua mạng xã hội sẽ giúp các bạn gắn bó với nhau nhiều hơn. 

Mối quan hệ ở đây không chỉ là những người quen biết nhau ở môi trường vật lý mà con mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp tạo mối quan hệ, chăm sóc khách hàng tiềm năng. Từ đó giúp định vị thương hiệu (brand positioning) trong tâm trí khách hàng.

2.3. Nâng cao kỹ năng sống và sự hiểu biết

Trên các trang mạng xã hội ngày càng nhiều trang cung cấp các kiến thức trong cuộc sống, các hội nhóm chia sẻ kiến thức các môn học. Điển hình tôi lấy ví dụ về nhóm “Luyện Tiếng Anh mỗi ngày” và rất nhiều nhóm với bộ môn tiếng Anh và các bộ môn khác trong chương trình học. 

Ngoài kiến thức học tập thì nhiều kiến thức về nấu ăn, kỹ năng giao tiếp, chia sẻ cảm xúc, tâm lý, thể thao, sửa chữa, đồ dùng… xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội. Thông qua đó, các bạn có thể dễ dàng tích lũy được rất nhiều kiến thức cần thiết trong cuộc sống. 

2.4. Tránh được nhiều hiểm họa trong cuộc sống

Các bạn biết đấy, mạng xã hội là nơi để mọi người cập nhật, chia sẻ tất cả những tin tức, hình ảnh, sự việc diễn ra hàng ngày, cho nên bất cứ tin tức gì các bạn cũng có thể theo dõi. Trong đó, những tin tức về tai tệ nạn xã hội được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhờ vậy mà tất cả người dân được cảnh báo trước những hiểm họa có thể diễn ra trong cuộc sống, giúp chúng ta nâng cao được tinh thần cảnh giác. 

2.5. Kinh doanh, quảng cáo miễn phí trên mạng xã hội

Để sở hữu một shop thời trang, hay một cửa hàng là điều không dễ dàng, thế nhưng khi có sự xuất hiện của mạng xã hội, ước mơ của bạn sẽ trở thành hiện thực. Bạn chỉ cần tạo ngay một trang miễn phí trên mạng xã hội để tiến hành quảng bá sản phẩm. Các trang mạng xã hội mà bạn có thể sử dụng để kinh doanh miễn phí phổ biến hiện nay như là Facebook, Instagram,....

Xem thêm: Trọn bộ thông tin về khóa học trade marketing cho bạn đầy đủ nhất

3. Mặt trái của mạng xã hội mà các bạn không ngờ tới

Mạng xã hội mang đến rất nhiều lợi ích cho mỗi chúng ta, tuy nhiên đi kèm với những lợi ích đó thì mạng xã hội tiềm ẩn không ít nguy cơ và hiểm họa, khiến cho con người gặp phải nhiều vấn đề nan giải và vô cùng phức tạp. Hãy vạch mặt những hiểm họa khôn lường từ mạng xã hội luôn rình rập chúng ta gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.     

3.1. Làm trì trệ các hoạt động sống của con người

Những hoạt động sống cơ bản của con người như ăn, ngủ, vui chơi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như các bạn lạm dụng sử dụng mạng xã hội lâu dài, Tại vì chúng ta thường xuyên sử dụng mạng xã hội vào những khoảng thời gian nghỉ ngơi, lẽ ra cơ thể cần được nghỉ ngơi thì lại dành sức để dùng mạng xã hội. 

Khi bạn sử dụng mạng xã hội trong bữa ăn thì bạn sẽ bị mất tập trung, gián đoạn quá trình hấp thu thức ăn, gây ra các hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thức ăn và các chất dinh dưỡng vào cơ thể khó được hấp thụ và chuyển hóa, gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng, đau dạ dày. 

Nếu bạn sử dụng mạng xã hội trước giờ đi ngủ sẽ làm giảm sút chất lượng giấc ngủ, khiến cho thời gian ngủ bị rút ngắn, gây tình trạng mất ngủ trầm trọng, khiến cơ thể mệt mỏi. Đặc biệt, nếu các bạn tiếp nhận các thông tin xấu, gây hoảng loạn tinh thần, những lời góp ý không thiện chí, những vấn đề tiêu cực bên ngoài khiến cho chúng ta bị ảnh hưởng tâm lý. 

Mặt trái của mạng xã hội mà các bạn không ngờ tới

3.2. Mạng xã hội tốn quá nhiều thời gian

Thời gian là vàng bạc, nhưng các bạn trẻ hiện nay lại đầu tư quá nhiều thời gian để lướt web, chơi game, chát chít trên mạng xã hội mà ít chú tâm hơn vào việc cần làm thực tế. Những bạn sử dụng điện thoại thông minh hoặc có laptop có thời gian vào mạng nhiều hơn, tần xuất hàng ngày đều đặn và phần lớn thời gian dành cho mạng xã hội với những câu chuyện vô cùng hấp dẫn tràn lan trên mạng.

Rất nhiều bạn trẻ lạm dụng mạng xã hội, các bạn khó có thể kiềm chế được bản thân khi lướt facebook, Zalo, Youtube… để xem rất nhiều chương trình khác nhau. Khi đã chìm đắm vào mạng xã hội, bạn sẽ quên đi những việc cần làm trong ngày. ảnh hưởng tới cuộc sống và các hoạt động hàng ngày. 

Hẳn là các bạn sẽ nhận ra rằng khoảng thời gian eo hẹp mà bạn có mỗi ngày vốn được dùng để thư giãn, các hoạt động giải trí, công việc... nhưng rất nhiều công việc lại không được thực hiện mà chỉ dành cho mạng xã hội, làm sao nhãng rất nhiều vấn đề và hoạt động sống. Khi bạn quá chú tâm vào mạng xã hội sẽ khiến cho bạn bị phụ thuộc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc, cuộc sống, tâm tư tình cảm của bạn. Bạn nhìn lại tất cả vấn đề này sẽ thấy rằng bạn đã trở thành con nghiện của mạng xã hội. 

Xem thêm: Công cụ nghiên cứu hành vi người dùng website

3.3. Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không chính xác, không lành mạnh

Là một kênh để thu nhận thông tin, tuy nhiên các thông tin trên mạng xã hội đều không được kiểm chứng, dẫn đến có nhiều thông tin không chính xác, sai lệch nội dung hoặc những thông tin “đùa”, “câu like”, “giật tít” làm cho người dùng thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, hồi hộp, lo lắng… Điều này dẫn đến những rối loạn bệnh lý như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn stress… Một số người trẻ tuổi (dưới 26 tuổi) là độ tuổi chưa định hình phát triển vỏ não, phát triển nhân cách khi sử dụng mạng xã hội sẽ dẫn tới những rối loạn nhân cách kiểu hoang tưởng, tự đề cao bản thân, chống đối xã hội, tính vị kỷ, ích kỷ, một số có các hành vi kích động và gây hấn.

Như thế, lợi và hại của mạng xã hội đã được trình bày rất rõ ràng giúp cho các bạn nhanh chóng hiểu được những mặt trái và lợi ích của mạng xã hội. Sau đó, bạn có thể hoàn toàn tạo lịch trình công việc khoa học cho bản thân mình, vừa có thời gian thư giãn trên mạng xã hội, vừa có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;