Tác giả: Hạ Linh
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 05 năm 2024
Một thực tế cho thấy, 50% năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá qua chất lượng, hình thức sản phẩm, chiến lược kinh doanh, công nghệ kỹ thuật và 50% còn lại được đánh giá bằng đạo đức kinh doanh, thương hiệu và sự uy tín. Vậy chúng ta đã thật sự hiểu khái niệm đạo đức kinh doanh là gì chưa? Để cung cấp thêm những kiến thức bổ ích dành cho bạn, mời các độc giả cùng Hạ Linh bàn luận về các khía cạnh xoay quanh vấn đề này nhé!
Thật ra, khi tìm hiểu về khái niệm này, chúng tôi cảm thấy nó rất thú vị và đáng để chúng ta phải quan tâm. Chúng ta đã được tiếp cận với môn học đạo đức hay giáo dục công dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đạo đức trong vai trò là một môn học bắt buộc, đã truyền tải và dạy cho chúng ta về các giá trị, chuẩn mực xã hội trong cuộc sống. Ông cha ta xưa kia vẫn có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” ngụ ý nhắc nhở chúng ta rằng, con người khi sống trên đời nên chú trọng lương tâm và đạo đức, phải học làm người trước khi học cái gì đó cao siêu hơn. Vì đạo đức chính là gốc gác định hình nên nhân cách và giá trị của chúng ta.
Hay nhớ đến câu nói của Bác Hồ - người cha già của dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” cũng là một ví dụ điển hình trong việc đề cao các giá trị đạo đức. Và bạn cũng nên xem thêm một số bài viết những câu chuyện về Bác và rút ra bài học trong quá trình kinh doanh. Vậy tại đây, việc áp dụng và nhắc đến đạo đức trong lĩnh vực kinh doanh có ý nghĩa ra sao?
Theo Hạ Linh tìm hiểu, bạn có thể hiểu về khái niệm này như sau: Đạo đức kinh doanh, hay còn được gọi là đạo đức doanh nghiệp là một hình thức đạo đức ứng dụng hoặc đạo đức nghề nghiệp, xem xét các nguyên tắc đạo đức và các vấn đề đạo đức hoặc đạo đức có thể phát sinh trong môi trường kinh doanh. Đức đạo trong kinh doanh áp dụng cho mọi khía cạnh của hành vi kinh doanh và liên quan đến hành vi của cả cá nhân và toàn bộ tổ chức. Những đạo đức này bắt nguồn từ các cá nhân, tuyên bố của tổ chức hoặc từ hệ thống pháp luật. Những chuẩn mực, giá trị, đạo đức và các hoạt động kinh doanh phi đạo đức là những nguyên tắc hướng dẫn một doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh là một hệ thống chuẩn mực giúp những doanh nghiệp duy trì kết nối tốt hơn với các bên liên quan, chẳng hạn như đối tác và các khách hàng của mình.
Nói một cách khác, đạo đức kinh doanh đề cập đến các tiêu chuẩn tổ chức đương đại, các nguyên tắc, các bộ giá trị và chuẩn mực chi phối hành động và hành vi của một cá nhân trong tổ chức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh bao gồm hai khía cạnh, đó là đạo đức kinh doanh chuẩn mực và đạo đức kinh doanh mô tả. Phạm vi và số lượng của các vấn đề đạo đức kinh doanh phản ánh sự tương tác của hành vi tối đa hóa lợi nhuận với các mối quan tâm phi kinh tế.
Nói tóm lại, trên thực tế những người cùng hoạt động thương mại hiếm khi gặp nhau, thậm chí họ có thể bằng mặt nhưng không bằng lòng, và những cuộc trò chuyện đôi khi thường xuyên được kết thúc bởi một âm mưu chống phá nào đó, hoặc một kế hoạch để cạnh tranh về giá cả. Đạo đức ngầm quy định các lĩnh vực kinh doanh và chi tiết về hành vi nằm ngoài tầm kiểm soát của pháp luật. Sự xuất hiện của các tập đoàn lớn với các mối quan hệ hạn chế và sự nhạy cảm với các cộng đồng nơi họ hoạt động đã thúc đẩy sự phát triển của các chế độ đạo đức chính thức. Đến đây, bạn đã hiểu đạo đức kinh doanh là gì chưa?
Duy trì đạo đức kinh doanh là trách nhiệm của người đứng đầu và quản lý của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, quản lý hành vi đạo đức là một trong những vấn đề phổ biến và tương đối phức tạp mà các tổ chức kinh doanh hiện nay phải đối mặt. Vậy đạo đức kinh doanh bị tác động và chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
Nhiều khía cạnh của môi trường làm việc ảnh hưởng đến việc ra quyết định của một cá nhân liên quan đến đạo đức trong môi trường kinh doanh. Khi một cá nhân đang trên con đường phát triển một công ty, nhiều ảnh hưởng bên ngoài có thể gây áp lực buộc họ phải thực hiện các hành động nhất định. Cốt lõi về năng suất hoạt động của người đó tại nơi làm việc bắt nguồn từ các quy tắc ứng xử cá nhân của họ. Quy tắc đạo đức cá nhân của một người bao gồm nhiều phẩm chất khác nhau như liêm chính, trung thực, giao tiếp, tôn trọng, lòng vị tha,... Ngoài ra, các tiêu chuẩn đạo đức được đặt ra bởi cấp trên của một người thường chuyển thành quy tắc đạo đức của riêng họ. Chính sách, quy định của doanh nghiệp là “chiếc ô” đạo đức đóng vai trò chính trong quá trình phát triển cá nhân và ra quyết định mà mọi người thực hiện đối với hành vi đạo đức.
Bên cạnh đó, đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp và các cá nhân làm việc trong doanh nghiệp đó cũng chịu sự ảnh hưởng nặng nề bởi nội lực quốc gia. Nếu một đất nước đang rơi vào cảnh đói nghèo, mặc dù các tập đoàn lớn phát triển thịnh vượng nhưng các doanh nghiệp nhỏ hơn lại bắt đầu “khô héo”. Sau đó, họ buộc phải thích nghi và quyết tâm cho bất kỳ một phương pháp sinh tồn nào. Do đó, lãnh đạo của doanh nghiệp thường bị cám dỗ tham gia vào các sự kiện phi đạo đức để có được những cơ hội kinh doanh mới.
Cuối cùng, truyền thông xã hội được cho là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh. Việc truy cập ngay vào rất nhiều thông tin và ý kiến của hàng triệu người có ảnh hưởng lớn đến hành vi của mọi người. Mong muốn phù hợp với những gì được miêu tả là chuẩn mực thường thao túng ý tưởng của chúng ta về những gì là đạo đức. Xu hướng phổ biến trên phương tiện truyền thông xã hội và sự hài lòng ngay lập tức của một đám đông sẽ làm sai lệch những ý tưởng và quyết định của mọi người.
Việc làm nhân viên truyền thông
Một thực tế cho thấy, 50% năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá qua chất lượng, hình thức sản phẩm, chiến lược kinh doanh, công nghệ kỹ thuật và 50% còn lại được đánh giá bằng đạo đức kinh doanh, thương hiệu và sự uy tín.
Theo như những gì chúng ta phân tích, đạo đức kinh doanh như là một yếu tố then chốt định hình nên văn hóa trong kinh doanh. Nó được xem như một chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa, mà sau cánh cửa đấy chính là niềm tin giữa các đối tác và khách hàng đối với các doanh nghiệp cũng như là nền tảng phát triển cốt lõi tương lai từ văn hóa doanh nghiệp hiện nay.
Nói cách khác, sự tin cậy được tạo nên dựa trên cơ sở đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó, nó cũng là sợi dây gắn kết lòng trung thành và năng lực cống hiến giữa nhân viên với các doanh nghiệp. Hệ thống các chuẩn mực đạo đức kinh doanh sẽ góp phần tạo ra những thói quen ứng xử nghề nghiệp lành mạnh, có văn hóa từ cấp trên cho đến cấp dưới trong môi trường làm việc. Điều này cũng sẽ “vô tình” vẽ nên một bức tranh toàn cảnh của mỗi doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp và có văn hóa.
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển dựa trên doanh số và lợi nhuận của các sản phẩm. Mà yếu tố góp phần quyết định mua hàng của người tiêu dùng cũng là đạo đức kinh doanh. Như vậy, muốn lợi nhuận cao thì doanh nghiệp cần chú trọng khía cạnh bồi dưỡng đạo đức kinh doanh hơn nữa.
Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra, các doanh nghiệp sở hữu những giá trị và chuẩn mực đạo đức kinh doanh khác nhau thì sẽ mang lại những doanh thu lợi nhuận khác nhau. Vì thế, những doanh nghiệp có sự đầu tư và chú trọng vào công tác trau dồi, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên sẽ có cơ hội đứng vững trên thi trường hơn so với các doanh nghiệp “bỏ quên” các giá trị đạo đức trong kinh doanh.
Trong những năm vừa qua, không tính đến các doanh nghiệp và tổ chức tại nước ngoài, mà riêng tại nước ta, tình trạng các doanh nghiệp cố tình “bỏ rơi” đạo đức kinh doanh cũng diễn ra hết sức phức tạp.
Tuy nhiên, do xuất phát từ chế độ phong kiến lâu đời, gắn liền với nền kinh tế quan liêu, bao cấp, khía cạnh đạo đức kinh doanh vẫn đang trong tình trạng bị lãng quên. Hàng loạt các hành vi vi phạm pháp luật, sai trái trong kinh doanh, cạnh tranh bất hợp pháp, làm đủ mọi cách để phá hoại các đối thủ trên thị trường, làm giả và đánh cắp thương hiệu, mồi chài các khách hàng, gây ô nhiễm môi trường, làm giả hàng nhái, hàng kém chất lượng,... Hay hành vi trốn tránh trách nhiệm đối với người lao động và trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Hậu quả của các hành vi không còn đạo đức kinh doanh này đã trở thành một vấn nạn của xã hội. Nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, ngân sách của Nhà nước mà còn làm ảnh hưởng quan trọng đến uy tín, danh dự của người khác cũng như đe dọa đến môi trường tự nhiên và sức khỏe của người tiêu dùng.
Cá nhân người lao động nên có trách nhiệm đối với đạo đức kinh doanh của mình. Luôn rèn luyện, trau dồi và phát huy các phẩm chất tốt đẹp. Bên cạnh đó, tuyên truyền về đạo đức kinh doanh cho bạn bè, đồng nghiệp hay mọi người xung quanh.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp, các cá nhân là những người lãnh đạo, quản lý nên có trách nhiệm trong công tác đi đầu về bồi dưỡng đạo đức kinh doanh. Thực hiện xây dựng các quy chế, chuẩn mực đạo đức, cái thiện chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc cho nhân viên cấp dưới. Hỗ trợ họ về mặt hình ảnh chỉnh chu và chuyên nghiệp hơn trong mắt các đối tác và khách hàng.
Nếu bạn là một cá nhân sắp bước chân vào thị trường việc làm, hãy nắm vững các nguyên tắc và kiến thức về đạo đức kinh doanh là gì cũng như cập nhật việc làm mới nhất tại trang web của chúng tôi - Timviec365.vn để tim viec nhanh và hiệu quả nhất. Hạ Linh và tập thể Timviec365.vn chúc bạn trở thành một lao động chân chính hiện tại và cả trong tương lai nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc