CV quản lý là một trong những bản CV xin việc khó viết như CV quản trị kinh doanh, nhưng lại là niềm mơ ước sẽ được đặt bút để viết của rất nhiều người. Bạn có biết để viết được một bản CV đơn giản ngành quản lý cần chú trọng đến những yếu tố nào? Sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm kiếm những thông tin bổ ích để hỗ trợ bạn tìm việc làm vị trí quản lý thành công.
CV xin việc
1. Tại sao viết CV quản lý lại là nỗi lo lớn của nhiều người?
Đối với vị trí quản lý, điều bạn cần thể hiện rõ nhất trong CV đó là kỹ năng, kinh nghiệm và các thành tích xuất sắc, nổi bật trong chuyên môn của mình. Nếu vị trí quản lý càng cao thì điều đó đồng nghĩa rằng những đòi hỏi của nhà tuyển dụng đối với ứng viên sẽ càng lớn. Chính vì điều này, bạn sẽ tự đặt ra muôn vàn câu hỏi cho chính mình: những yêu cầu lớn của nhà tuyển dụng cụ thể ra sao? Họ cần gì ngoài những thứ đã được chuẩn bị sẵn từ trước? Từ đó rất dễ dẫn đến sự ngờ vực đối với chính sự chuẩn bị của bạn khi đứng trước vị trí quản lý đang ứng tuyển.

CV quản lý
Nhất là khi việc trình bày một bản CV thông thường như CV Lao động phổ thông, CV thiết kế - mỹ thuật, CV Vận tải - Lái xe,... đã khiến cho nhiều người phải đau đầu thì với một bản CV quản lý, chắc hẳn bạn sẽ càng cảm thấy lo lắng nhiều hơn. Tuy nhiên, đó là khi bạn chưa bắt tay vào thực hiện, nếu như chịu khó tìm hiểu và tham khảo những chia sẻ thiết thực từ những người đi trước, thậm chí là từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm về CV thì chắc hẳn, mọi vấn đề trong bạn về cách viết một bản CV tại vị trí quản lý sẽ dần dần được giải quyết.
Vậy, ngay sau đây, hãy cùng Timviec365.vn tìm hiểu bí quyết viết CV xin việc cho các vị trí quản lý mà bạn hướng đến để từ đó chọn lọc những thông tin giá trị nhất đưa vào trong CV và hoàn thiện một bản CV chất lượng hơn bao giờ hết. Khi đó bạn có thể thoải mái download mẫu CV đẹp và tự tin apply vào bất cứ vị trí quản lý nào mà mình muốn.
2. CV của “sếp” khác với CV “thường” như thế nào?
Các bản CV xin việc đều được hình thành từ một mẫu số chung nhưng “tử số” mới là yếu tố của sự khác biệt, vì không phải mọi bản CV đều sẽ cùng chung giá trị. Điều này thể hiện rất rõ ngay từ sự khác nhau ở các ngành nghề chứ đừng nói là vị trí cấp bậc. Một bản CV dành cho người quản lý đương nhiên sẽ phải khác hoàn toàn so với bản CV xin việc thông thường tại các vị trí dành cho nhân viên rồi đúng không?
Vậy sự khác biệt về vị trí cấp bậc của người quản lý với người nhân viên bình thường thể hiện như thế nào?
2.1. Thành tích trong mẫu CV của cấp quản lý?
Đối với một bản CV xin việc ở vị trí thông thường sẽ được làm theo một kiểu khá phổ biến, đó là ra sức “khoe” thành tích, nhà tuyển dụng cũng chỉ có thể dựa vào đó lấy làm yếu tố chính để nhận diện nhân tài thông qua CV xin việc thông qua đánh giá và , nhận xét và đưa ra quyết đinh tuyển dụng nhờ. Chẳng hạn bạn có thể nêu ra rằng bạn đã đưa những sáng kiến như thế nào để giúp công ty cũ có được một quy trình tuyển dụng logic, hiệu quả, hoặc bạn đã đề ra những giải pháp gì trong công tác phối hợp giữa nhân viên và bộ phận quản lý để có thể trao đổi công việc hiệu quả hơn,… Những thành tích như vậy dù khá nhỏ nhưng lại hữu ích để nhà tuyển dụng đánh giá bạn là nhân tố tích cực.
Thế nhưng với một bản CV xin việc quản lý lại khác, không còn thế mạnh là sự liệt kê thành tích nữa mà người ứng viên cần phải khẳng định được năng lực thực hiện việc quản lý tác động đáng kể đến yếu tố lợi nhuận, khả năng định hướng, điều hành và tổ chức. Bạn còn cần phải chứng minh bản thân có lợi thế cạnh tranh lớn mặc dù điều đó khá khó để thực hiện. Việc này sẽ giúp bạn chứng minh được bản thân là ai, có đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không. Chính bởi vậy, đối với một mẫu CV cho vị trí quản lý, việc liệt kê ra hàng loạt các thành tích đã đạt được không bào giờ là đủ.
Những người sếp tương lai luôn mong có thể nhìn rõ năng lực xứng tầm của bạn ở vị trí quản lý tại công ty của họ. Do đó mà bên cạnh năng lực, kỹ năng vốn có được thể hiện trong CV thì bạn còn cần phải chứng tỏ được khả năng gây ảnh hưởng cho người khác. Vì một người quản lý cần điều đó, cần có sức ảnh hượng lớn cho tất cả mọi người. Hãy viết về những điều đó một cách ngắn gọn để nó phát huy hiệu quả chức năng marketing của nó.
2.2. Kỹ năng, thành tích trong CV xin việc quản lý

Viết CV xin việc quản lý
Trong hoạt động của mỗi một công ty, yếu tố quyết định sự sống còn cho nó chính là các thành tự từ hoạt động tài chính – kinh doanh, là một bộ máy lãnh đạo hoàn hảo. Vậy nên, để có thể chu toàn mọi thứ, tức là có thể đáp ứng tốt nhất hai yếu tố sống còn vừa nêu thì nhất định ứng viên cần phải có được những kỹ năng quan trọng, có tác động lo lớn đến việc thúc đẩy sự lớn mạnh của công ty. Hãy thể hiện những điều này vào trong CV xin việc của bạn:
- Một tầm nhìn xa trông rộng
Về bản chất, đặc trưng của hoạt động kinh doanh, sự điều hành trong các doanh nghiệp ở Việt Nam thường phải chịu tác động rất lớn từ phương thức làm việc truyền thống có phần cũ kỹ. Tất nhiên ai cũng mong muốn thay đổi, nhất là những vị lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng. Do đó họ luôn đặt kỳ vọng vào việc tuyển dụng được những người quản lý cũng có một tầm nhìn xa trông rộng như thế để giúp công ty đi theo con đường hiện đại hóa, luôn sẵn sàng đối diện với mọi khó khăn giăng mắc trong tương lai.
- Luôn thực hiện những hành động khôn ngoan, có thể hoạch định chiến lược và thúc đẩy người khác. Đây là tố chất quan trọng của bất cứ người lãnh đạo nào.
- Thể hiện tác phong chuyên nghiệp: đương nhiên chỉ thông qua CV cho vị trí quản lý, nhà tuyển dụng sẽ chẳng thể nhìn thấu đáo tác phong chuyên nghiệp của bạn thể hiện ở điệu bộ, hành động nhưng bạn hãy tạo cho họ cảm giác về chúng dựa vào cách trình bày mẫu CV quản lý chuyên nghiệp. Bạn có thể chuyên nghiệp từ những điều nhỏ nhất trong câu chữ, cách trình bày thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng bạn là người chuyên nghiệp trong môi trường kinh doanh.
- Giá trị của sự uy tín: tạo nên sự tin tưởng từ bản CV là bạn đã gây dựng được một lòng tin vững chắc nơi nhà tuyển dụng. CV dành cho cấp quản lý thể hiện được uy tín đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng rằng người ứng viên đó có thể tạo dựng được uy tín trong lòng nhân viên cấp dưới.
- Bình tĩnh: đối với một người quản lý, việc dự liệu trước những thách thức trong công việc và đưa ra được các giải pháp để vượt qua chúng chính là điều cần thiết. Mà để làm được điều này, đương nhiên ứng viên phải là một người có tâm thế bình tĩnh. Do đó, đây chính là yếu tố quan trọng giúp bạn nhận thêm được một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Khó khăn để bước chân vào vị trí quản lý bởi vị trí này luôn có giới hạn, luôn được đòi hỏi rất cao từ các đơn vị tuyển dụng. Nếu như bạn không tự mình tạo ra được một bản CV xin việc làm quản lý một cách ấn tượng thì ắt bạn sẽ nhanh chóng tự đánh mất đi cơ hội hấp dẫn đó.
Việc làm quản lý điều hành
>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu CV hành chính nhân sự hot nhất hiện nay cho bạn
3. Một bản CV quản lý chuẩn cần đảm bảo điều gì?
3.1. Viết thông tin cá nhân trong CV quản lý
Cũng giống như những bản CV tư vấn viên, CV IT phần cứng - Mạng, CV Kỹ thuật hay các bản CV thông thường khác, trong CV quản lý cần phải đưa đầy đủ các thông tin cơ bản nhất của ứng viên. Chúng bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại. Dựa vào những thông tin này thì dù là bất cứ vị trí nào, nhà tuyển dụng cũng sẽ dễ dàng liên hệ với bạn nếu như bạn đạt yêu cầu.
Khi viết CV quản lý ở mục Thông tin cá nhân, chúng ta cần chú ý cách trình bày. Hãy để email nghiêm túc, địa chỉ đó là địa chỉ bạn sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, chú ý đến việc chèn ảnh, chỉ nên đưa vào những bức hình phù hợp, nhất là đối với vị trí quản lý thì sự nghiêm túc đó càng cần thiết để bạn ghi điểm.
3.2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV cấp quản lý
Nhà tuyển dụng rất quan trọng đến việc xem xét mục tiêu công việc của một ứng viên ứng tuyển vào vị trí quản lý. Đương nhiên ở vị trí này thì nhất định bạn không thể đưa ra những mục tiêu chung chung, xuề xòa được đúng không nào? Nhà tuyển dụng rất mong muốn có thể nhìn thấy mục tiêu nghề nghiệp của người ứng viên được lên kế hoạch, thể hiện mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.
Muốn vậy, bạn hãy đề cập cụ thể đến các vị trí công việc mong muốn ứng tuyển. Nên khôn khéo chia rõ ràng thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV thể hiện rõ mục tiêu lớn của bạn là hướng đến những lợi ích chung của công ty, ghi cụ thể chi tiết những con số vào trong CV xin việc để tăng tính xác thực.
3.3. Viết Học vấn trong CV quản lý
Hãy viết tóm tắt ngắn gọn quá trình học tập, trình độ học vấn trong CV nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các thông tin bao gồm: thời điểm bạn nhập học, năm tốt nghiệp ra trường, tên trường theo học, chuyên ngành học và kèm theo các thông tin thêm bên ngoài như điểm GPA, các đề án khoa học, các khóa học nâng cao về kỹ năng nghề nghiệp,…
>> Xem thêm: CV Việc làm giáo dục
3.4. Viết Kinh nghiệm việc làm trong CV xin việc dành cho vị trí quản lý
Bạn nên áp dụng cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV một cách chi tiết. Đặc biệt chỉ nên nêu những công việc tại vị trí quản lý hoặc có kinh nghiệm quản lý để chứng minh sự phù hợp của bạn đối với vị trí đang ứng tuyển. Đồng thời cũng đừng quên đưa kèm theo cả những thành tựu đã gặt hái vào CV để tăng tính thuyết phục.

Hướng dẫn viết CV quản lý tiêu chuẩn
Khi viết kinh nghiệm, các bạn nên chú ý liệt kê các công việc tuân thủ một trình tự nhất định của thời gian, hãy bắt đầu từ những công việc gần nhất cho đến xa hơn. Mỗi một vị trí, một kinh nghiệm hãy đề cao tính minh chứng xác thực bằng cách đưa vào các con số. Đừng đưa hết toàn bộ các công việc bạn đã từng trải qua vào trong CV mà chỉ nên chọn lọc để đưa vào những việc có liên quan tới vị trí quản lý.
Tránh tuyệt đối việc nêu những việc làm trong thời gian ngắn, lý do rất đơn giản bởi vì càng có nhiều việc làm ngắn hạn đưa ra trong CV càng chứng tỏ bạn là người hay nhảy việc là thiếu chuyên nghiệp. Đối với các vị trí công việc quá nhỏ nhặt như việc làm thêm cũng không nên đưa vào CV quản lý hoặc một số người có nhiều thành tích, luôn muốn “khoe” ra bảng thành tích đó của mình thì cũng hãy trình bày một cách ngắn gọn, tránh dài dòng và không phân chia các ý chi tiết, cụ thể.
>> Xem thêm: CV Báo chí - Truyền hình
3.5. Viết Hoạt động ngoại khóa trong CV ứng tuyển quản lý
Dù bạn đã ra trường lâu năm hay vừa mới ra trường thì vẫn có thể ứng tuyển vào vị trí quản lý. Chỉ có điều, ở thời điểm mới ra trường, có vẻ sẽ không có nhiều thuận lợi để nắm trọn thành công trong tay. Hãy tìm một mấu chốt giúp bạn “gỡ” lại sự bất lợi đó.
Mục hoạt động ngoại khóa chính là mấu chốt đó. Nhà tuyển dụng cần một người quản lý tương lai phải thật năn động, nhiệt tình. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao điều đó nếu bạn có nhiều hoạt động ngoại khóa tích cực.
Vậy nên đừng quên đưa vào CV những hoạt động thiện nguyện, những hoạt động mang tính chất cộng đồng. Đồng thời nêu rõ vai trò và trách nhiệm của bạn khi đảm nhận thực những công việc đó. Đừng đưa vào cả những hoạt động giải trí mang tính sở thích, cá nhân.
3.6. CV xin việc cấp quản lý cần viết kỹ năng như thế nào?
Đương nhiên với một người quản lý, họ rất cần kỹ năng, rất nhiều kỹ năng hơn các nhân viên bình thường. Do đó, nhà tuyển dụng khi tuyển vị trí quản lý cũng sẽ rất chú trọng đến kỹ năng của mỗi ứng viên.
Để thể hiện những kỹ năng hiệu quả, bạn nên nhờ người có học vị, có uy tín lớn đứng ra xác nhận các thông tin về kỹ năng giúp bạn.
Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội
>> Xem thêm: Mẫu CV xin việc Bất động sản
4. Hướng dẫn bạn cách viết CV quản lý trong một vài lĩnh vực
4.1. Cách viết CV quản lý nhà hàng
Vốn được coi là thứ vũ khí bí mật giúp các bạn vượt qua đối thủ, mỗi bản CV sẽ mang đến cho chúng ta những điều tuyệt vời ở phía sau nếu như bạn lựa chọn được một mẫu CV chuyên nghiệp. Khi tham gia vào ngành kinh doanh nhà hàng thì người ứng viên lại càng phải biết cách tiếp thị bản thân mình để nhanh chóng giành được vị trí hấp dẫn đó.
Ngay sau đây, Timviec365.vn sẽ hỗ trợ cho các bạn biết cách viết CV xin việc ấn tượng với vị trí quản lý nhà hàng chuyên nghiệp nhất, giúp bạn thành công nhanh chóng.
4.1.1. Xác định những thông tin cần xuất hiện trong mẫu CV quản lý nhà hàng
Đối với bản CV quản lý nhà hàng, những thông tin bắt buộc cần phải xuất hiện trong đó chính là Thông tin cá nhân bao gồm: Họ và tên, Năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, địa chỉ email).
Lưu ý, bạn hãy sử dụng email xin việc được viết ở dạng: Họ tên và năm sinh. Ví dụ như Nguyenthanhan1995@gmail.com. Ngoài ra không nên chèn vào mục thông tin cá nhân link trang web của bạn như Facebook hay Instagram.
Đưa ảnh đại diện nên chú ý đưa vào bức hình thể hiện rõ nét mặt, phong thái ngay ngắn, nghiêm túc, ảnh có chất lương tốt về độ nét.
Khi trình bày trình độ chuyên môn trong CV xin việc tại vị trí quản lý nhà hàng thì nhất định người ứng viên cần phải thể hiện được một cách đầy đủ các kỹ năng từ cơ bản nhất cho tới chuyên môn thay vì chỉ đưa vào những kỹ năng chuyên môn, tất nhiên kỹ năng chuyên môn vẫn là chính.
Dù ứng tuyển vào vị trí quản lý nhà hàng thì đương nhiên bản CV xin việc của bạn cũng cần phải có những kỹ năng cơ bản bao gồm:
• Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
• Khả năng đàm phán, thương lượng, phản ánh nhanh, từ chối khéo
Kèm theo đó là các kỹ năng giúp bạn tiến gần hơn đến với chuyên ngành như:
• Khả năng đào tạo nhân viên
• Biết cách bám sát mục tiêu và tỉ mỉ trong công việc
Khi viết về học vấn, ứng viên hãy đưa ra chi tiết quá trình đã rèn luyện, học tập tại trường Đại học như thế nào, trong thời gian nào và chuyên ngành gì nhưng đừng đưa quá chi tiết cả một quá trình học tập từ thời cấp 1, cấp 2 vì các thông tin này không cần thiết.
4.1.2. Trình bày CV quản lý nhà hàng thật chi tiết trong khuôn khổ súc tích
Điều này đặc biệt lưu ý khi trình bày Mục tiêu nghề nghiệp của một quản lý nhà hàng, người ứng viên cần phải nêu cụ thể các dạng mục tiêu như đã phân tích ở trên đó là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và phải có liên quan trực tiếp đến vị trí quản lý.

Cách viết CV quản lý nhà hàng
Tiếp đến, hãy chú ý tới cách trình bày Kinh nghiệm. Bạn có thể làm nổi bật bản CV quản lý nhà hàng thông qua cách giải thích rõ những nhiệm vụ đã từng thực hiện ở công ty cũ và nêu chúng theo một trình tự thời gian nhất định. Nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ sự ngắn gọn. Vậy nên bạn chỉ cần đưa ra tên đơn vị và vị trí, những công việc đã thực hiện.
4.1.3. Tạo hình thức bắt mắt cho mẫu CV quản lý nhà hàng
Ngoài yếu tố nội dung thì một bản CV quản lý nhà hàng được đánh giá là chuyên nghiệp còn phải đảm bảo chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng bẳng một hình thức bắt mắt. Vậy làm thế nào để có được một bản CV nhà hàng khách sạn với yêu cầu như vậy?
Điều khó khăn nhất là nội dung mà chúng ta có thể đảm bảo mức độ chỉn chu được thì chắc chắn hình thức của CV sẽ không phải là trở ngại quá lớn đối với bạn trong quá trình tạo CV quản lý nhà hàng đúng không nào. Bạn chỉ cần đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích từ nội dung thì hiển nhiên, bước đầu bạn đã có được một hình thức bắt mắt. Cố gắng trình bày toàn bộ nội dung trong 1 đén 2 trang giấy với những thông tin quan trọng nhất để tránh cho việc nhà tuyển dụng bỏ xót thông tin vì quá dài dòng.
Về cơ bản, do ở cùng một vị trí chức năng cho nên bạn có thể áp dựng cách viết CV quản lý nhà hàng cho CV giám đốc kinh doanh hoặc áp dụng tương tự cách viết trong mẫu CV cho giám đốc điều hành. Bởi vì hoạt động nhà hàng cũng là hoạt động kinh doanh, giám đốc điều hành cũng sẽ quản lý chung công việc kinh doanh buôn bán của công ty.
>> Xem thêm: CV Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư
4.2. Cách viết CV xin việc quản lý sản xuất
Nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ tại các khu công nghiệp vô cùng lớn, nhất là đối với các bị trí đòi hỏi phải có bằng đại học điển hình như vị trí quản lý sản xuất. Do đó, nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ định hướng bạn cách viết CV quản lý sản xuất hiệu quả để vượt qua vòng ứng tuyển nhanh chóng.
Về cơ bản, những yếu tố cần xuất hiện trong mẫ CV xin việc quản lý sản xuất cũng tương tự như các mẫu CV vận hành sản xuất khác. Chúng ta chỉ có thể tập trung vào những điểm khác biệt, điểm cần phải lưu ý nhất để giúp bản CV xin việc của bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.
Với vị trí quản lý sản xuất, bản có thể trình bày các chứng chỉ có liên quan đến hoạt động sản xuất, chẳng hạn như chứng chỉ bảo trì điện 3/7, chứng chỉ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, chứng chỉ cơ bản như tin học, tiếng Anh.
Về mục tiêu nghề nghiệp, vị trí quản lý đòi hỏi bạn phải có những mục tiêu xa hơn. Quan trọng hơn nữa phải thể hiện được mục tiêu đó có “đi chung đường” với mục tiêu nghề nghiệp lớn của công ty, doanh nghiệp? Vậy nên bạn cần phải thể hiện được các mục tiêu của bản thân mình đều hướng đến mục tiêu chung xây dựng nên công ty ngày càng phát triển.
Lưu ý trình bày điểm mạnh trong CV Quản lý sản xuất: bạn nên đưa vào những thế mạnh được cho là đặc trưng nghề nghiệp của ngành sản xuất, đặc biệt tại vị trí quản lý như sau:
• Kỹ năng thương lượng, đàm phán, thuyết phục khách hàng
• Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
• Có tinh thần trách nhiệm cao
• Quản lý tốt
Nhìn chung cách viết CV cho các vị trí quản lý khác như CV logistic, CV bán hàng, CV Nhập liệu, CV Marketing, CV kế toán, CV kinh doanh đều có những lưu ý cơ bản như cách viết CV quản tại các vị trí, lĩnh vực vừa nêu trên. Tùy vào yêu cầu của từng đơn vị tuyển dụng và từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể mà chúng ta sẽ lựa chọn hoặc được yêu cầu viết CV quản lý bằng ngôn ngữ nào. Theo đó, có thể viết bằng tiếng Việt là chủ yếu nhưng vẫn có những mẫu CV đòi hỏi bạn phải trình bày bằng tiếng Anh, ví dụ như mẫu CV tiếng anh quản trị kinh doanh, CV tiếng Anh quản lý, CV tiếng Anh quản lý sản xuất.
Tìm việc làm
Nếu như bạn ở trong những tình huốn như vậy mà chưa tự tin vào vốn liếng ngoại ngữ của mình thì hoàn toàn có thể sử dụng những mẫu CV quản lý tại website Timviec365.vn. Tại đây bạn không chỉ được sở hữu những mẫu CV 365 chuyên nghiệp, phong phú với từng vị trí ngành nghề cụ thể mà còn được tạo – tải chúng hoàn toàn miễn phí. Đừng bỏ lỡ cơ hội vàng đó để chinh phục hiệu quả những mẫu CV xin việc vị trí quản lý này nhé. Chúc các bạn sớm thành công.