Bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề viết CV tư vấn viên, chưa biết cách viết một mẫu CV hay làm thế nào sao cho thật chuyên nghiệp cũng như những điều nên có trong bản CV xin việc thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn.
CV xin việc
Những kỹ năng không thể bỏ qua khi viết CV tư vấn viên
Như các bạn đã biết tư vấn viên là một nghề sẽ mang lại mức thu nhập cao và tính linh hoạt trong công việc, bạn sẽ chủ động được công việc, có cơ hội trao đổi giao lưu, tiếp xúc với khách hàng. Khi nhu cầu con người càng ngày càng nâng cao và sự mua hàng cũng không không có dấu hiệu ngừng lại, chính vì vậy mà lợi thế của việc tư vấn viên cũng ngày càng được nang cao. Ở Việt Nam tư vấn viên phát triển một phần do nhu cầu của xã hội và đã đem lại nhiều cơ hội việc làm cho nhiều thế hệ, giải quyết được khối lượng khá là lớn cho người dân đồng thời cũng chia sẻ được gánh nặng thất nghiệp cho đất nước. Đặc biệt là giới trẻ bây giờ rất là quan tâm vị trí công việc tư vấn viên bởi sức hút của thu nhập hấp dẫn và môi trường làm việc năng động.
Tuy nhiên để có thể làm được vị trí chuyên viên tư vấn viên thì bạn cũng cần phải có một bản CV tư vấn viên để gửi cho nhà tuyển dụng để họ sắp xếp lịch hẹn với bạn. Đó là lý do viết cv nhưng không phải ai cũng có thể viết được một bản CV chuyên nghiệp và hợp với xu hướng hiện nay. Ngoài trình độ chuyên môn trong CV mà vị trí tư vấn viên cần có thì công việc này cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng. Và bất kỳ một nhà tuyển dụng nào họ cũng chỉ mong muốn tìm được những ứng viên sáng giá phù hợp với công việc mà họ đang tìm kiếm nhất có thể. Nhưng bạn cũng có thể đã đặt ra câu hỏi là nhà tuyển dụng vị trí tư vấn viên sẽ thích những ứng viên có kỹ năng gì đúng không. Chúng tôi sẽ nêu ra một vài kỹ năng bạn cần có khi viết CV xin việc làm tư vấn viên:
- Kinh nghiệm làm việc thực tế: Đây chính là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng họ sẽ đọc đầu tiên và quyết định có đọc tiếp bản CV của mình hay không, chính vì thế bạn không thể coi thường hoặc bỏ qua mục này được. Bạn có thể kể tên những vị trí công việc đã làm trước đây mà liên quan đến công việc tư vấn viên này như nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn qua điện thoại,.. hay tìm hiểu thêm về cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV để biết mình cần những thông tin gì.
Tuy nhiên nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong vị trí này thì vẫn có những nhà tuyển dụng họ tạo điều kiện với bạn. Bạn có thể ghi những hoạt động, những vị trí làm thêm trước kia của bạn có thể là nhân viên bán hàng, hoặc những hoạt động liên quan đến việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp ở những lĩnh vực khác hoặc những công việc làm nhóm, tình nguyện mà bạn tham gia thời sinh viên. Đây cũng là những sức hút có thể tạo được với một số nhà tuyển dụng họ không yêu cầu cao vấn đề kinh nghiệm thực tế.

- Kỹ năng ngoại giao, khả năng giao tiếp: Cơ hội bạn trở thành chuyên viên tư vấn viên chính là kỹ năng này, đây là yếu tố quan trọng quyết định bạn có thực sự phù hợp với công việc này hay không. Mà không chỉ với công việc tư vấn viên mà đây cũng là một trong các kỹ năng cần có trong CV của các công việc khác. Bởi chỉ khi bạn giao tiếp tốt thì mới có thể gây được ấn tượng tốt với người đối diện và tạo được sự quan tâm của họ với bạn. Cụ thể là trong công việc này, bạn là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, bạn cần phải có cách nói chuyện, ngôn ngữ, cử chỉ và cả giọng điệu đều cần phải chau chuốt. Bạn gây được ấn tượng tốt với họ bằng kỹ năng giao tiếp từ ngay khi mới gặp thì bạn đã lấy được sự hài lòng của họ rồi, cơ hội bạn thành công cũng sẽ cao hơn. Họ phần nào sẽ tin tưởng vào những sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn sẽ cung cấp cho họ hơn là những người không biết cách ăn nói, ứng xử cho hợp lý. Bên cạnh đó, kỹ năng này không chỉ dành riêng cho CV tư vấn viên mà bạn còn có thể áp dụng nó vào trong một số các CV xin việc khác như CV Chăm sóc khách hàng, CV Nhà hàng khách sạn, CV bán hàng, CV quan hệ đối ngoại,...
Ngoài ra thì nhân viên tư vấn cũng cần phải khả đang đàm phán, thuyết phục cũng như thương lượng với khách hàng để có kết quả như mong đợi. Kỹ năng giao tiếp tốt tức là bạn cũng phải là người biết cách ứng xử và xử lý tình huống, tự mình giải quyết được những vấn đề phát sinh không mong muốn thì vừa giảm bớt được những hậu quả xấu vừa tạo dựng được ấn tượng đối với quản lý và khách hàng. Từ đó cũng tốt cho sự nghiệp bạn trong tương lai hơn.
- Biết lắng nghe, quan tâm đến khách hàng: Bạn nên nhớ rằng bạn lắng nghe tức là sự chú ý của bạn vào người nói, để cho họ luôn thấy rằng bạn quan tâm đến họ, lời nói của họ được trân trọng, có giá trị đối với chúng ta. Như vậy thì khách hàng của bạn sẽ cảm thấy yên tâm và tin tưởng bạn hơn trong quá tinh tư vấn.
Đồng thời bạn cũng cần phải xem xét họ thật kỹ lưỡng, không nên nghe rồi tỏ ra coi thường hay có thái độ không tốt, vẻ mặt thiếu tôn trọng, hãy luôn giữ gương mặt bình tĩnh lắng nghe họ cho đến khi họ kết thúc quan điểm của họ rồi mới đưa ra lời tư vấn đến họ. Bạn không nên hỏi họ nhiều lần về những vấn đề họ đã nói đến, như vậy sẽ khiến họ cảm thấy mình không chuyên nghiệp không hiểu những gì họ nói và họ sẽ không tin tưởng bạn nữa. Sau khi nghe khách hàng trình bày hết thì bạn sẽ đúc kết và đưa ra vấn đề bạn muốn trình bày, giải thích cho họ một cách đầy đủ, chính xác, kết hợp sử dụng những ngôn ngữ cơ thể cởi mở hơn với khách hàng để họ có thể chú tâm hơn những gì bạn nói và khả năng thành công của bạn cũng sẽ cao hơn.
- Kỹ năng hiểu tâm lý khách hàng: Nếu bạn mong muốn nhận được lịch hẹn phỏng vấn của nhà tuyển dụng vị trí này thì bạn không thể không nhắc đến kỹ năng này trong mẫu CV chuyên viên tư vấn. Người tư vấn viên chuyên nghiệp họ thành công đều nhờ kỹ năng này, khi bạn nắm được tâm lý khách hàng tức là bạn sẽ đưa ra được phương pháp cũng như cách thức tư vấn cho họ. Trên thực tế mỗi khách hàng sẽ có một tâm lý, tuýp người khác nhau riêng biệt nhưng có một điểm chung giữa họ là họ đều đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn và họ cần được tư vấn với những chất lượng tốt nhất. Chính vì vậy nếu biết được chính xác họ đang muốn gì thì bạn sẽ dễ dàng tư vấn và sẽ suôn sẻ hơn.

>> Xem thêm: CV ngành dịch vụ
- Kỹ năng quản lý thời gian: Đây cũng là yếu tố quyết định cách viết CV của bạn có thành công hay không, bởi phần lớn công việc của bạn là thời gian dành cho rất nhiều khách hàng và bạn cần đảm bảo rằng khách hàng nào cũng đều nhận được sự tư vấn từ bạn. Và bạn cũng không thể để họ chờ đợi bạn quá lâu khi bạn mải miết tư vấn mãi một người. Chính vì vậy bạn cần phải luôn có kế hoặc cũng như cách quản lý thời gian hợp lý không nên cứ đến đâu hay đến đấy, như vậy thì bạn sẽ không phải là nhân viên tư vấn chuyên nghiệp và cũng không thể gây ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, thậm chí ảnh hưởng tới cả công việc sau này của bạn.
Hãy biết cách kết thúc vấn đề đúng lúc, khi bạn nắm bắt được khách hàng họ có thực sự cần sự tư vấn của bạn hay không, nếu họ cũng quá hời hợt, không quan tâm bạn đang nói gì thì bạn có thể đưa ra cách kết thúc vấn đề khéo léo, êm đẹp để không phật lòng họ và tỉ lệ kết thúc cuộc tư vấn cũng cao hơn. Để dành thời gian và công sức tư vấn những đối tượng khách hàng thực sự cần sự tư vấn của bạn.
- Khả năng tiếp thu nhanh: Cũng tương tự với kỹ năng lắng nghe khách hàng, kỹ năng này cũng chính là yếu tố giúp bạn không gây sự bực mình cũng như nản chí từ khách hàng, bạn có thể hiểu nhanh những gì khách hàng nói hoặc yêu cầu bạn sẽ xử lý được nhanh chóng và chuẩn xác không phải hỏi lại khách hàng. Ngoài những kỹ năng trên được nêu trên thì có những kỹ năng mà nhà tuyển dụng cũng mong muốn ở bạn như: khả năng thuyết trình, khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng,...
Tuyển dụng tư vấn
>> Xem thêm: CV xin việc bất động sản
Những phẩm chất tiêu biểu cần nêu trong CV nhân viên vấn viên
Ngoài các kỹ năng cần có ở trên khi viết CV chuyên viên tư vấn thì cũng cần phải có một số những phẩm chất quan trọng giúp bạn trở thành một nhân viên tư vấn thành công và chuyên nghiệp.
- Kiên nhẫn, bình tĩnh: Nghề tư vấn viên có một đặc trưng giống như một nhân viên chăm sóc khách hàng ở điểm này, bạn cần phải thường xuyên cũng như tiếp xúc với nhiều khách hàng và cũng không phải khách nào cũng dễ tính, dễ chiều. Luôn có những đối tượng khách hàng khó tính và bạn cũng không thể xử lý dễ dàng. Hoặc có những khách không hài lòng cách bạn tư vấn cũng như lý do nào đó phát sinh trong quá trình tư vấn thì bạn vẫn phải thật kiên nhẫn lý giải và giải quyết vấn đề làm sao cho vấn đề êm đẹp. Hãy nhớ bạn làm nghề dịch vụ tức là khách hàng chính là những người sẽ mang lại lợi nhuận cho bạn, bạn cần phải luôn thật bình tĩnh giải quyết vấn đề. Tránh nổi cáu hay có thái độ không tốt vì như vậy cũng chỉ bạn mới là người bị thiệt và có thể ảnh hưởng đến công việc.
- Biết cảm thông, đồng cảm với khách hàng: Bạn có thể đặt địa vị mình vào khách hàng và có thể thấy mình luôn cần nhận được sự đồng cảm với khách hàng. Phẩm chất này chính là chìa khóa giúp bạn thấu hiểu khách hàng hơn và giúp ích được trong việc tư vấn của mình hơn. Hãy để nhà tuyển dụng thấy được phẩm chất này ở trong mẫu CV chuyên viên tư vấn của bạn.

>> Xem thêm: CV Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư
- Tính cách hòa đồng, thân thiện: Muốn được nhà tuyển dụng chú ý đến bạn thì hãy thêm phẩm chất này vào nhé, họ luôn cần những người có phẩm chất này ở ứng viên vì khi bạn có những phẩm chất này thì bạn sẽ là người có cảm túc tích cực, luôn vui vẻ và sẽ ứng xử tốt với khách hàng, tạo được cảm giác tốt đối với khách hàng.
- Tinh thần trách nhiệm cao, chăm chỉ: Bạn cũng có thể tự thấy rằng đức tính này thì không chỉ công việc tư vấn viên mà bất kỳ một việc làm cũng cần phải có và cần. Bạn dành thời gian công sức để hoàn thành công việc của bạn một cách hoàn hảo nhất, thực hiện tốt những công việc được phân công và đó cũng chính là bí quyết bạn nhận được chú ý từ người tuyển dụng và cả người quản lý trong tương lai.
- Tự tin, khiêm tốn: Các bạn đừng nhầm tự tin với tự phụ nhé, tự tin tức là bạn tin vào bản thân sẽ làm được bằng những kỹ năng và trình độ mình vốn có. Khi bạn giao tiếp với khách hàng, bạn giữ vai trò là người tư vấn, hướng dẫn họ nhưng lại không tự tin với những gì mình nói thì khách hàng họ cũng khó mà tin tưởng bạn mà sử dụng sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp cho họ. Vậy nên để trở thành chuyên viên tư vấn hãy cố tạo dựng phẩm chất này.
Việc làm tư vấn tại Hà Nội
Lưu ý cần biết khi viết mẫu CV xin việc tư vấn viên
Khi viết mẫu CV chuyên viên tư vấn để gửi tới các nhà tuyển dụng bạn cần phải chú ý những thông tin cần được ghi một cách đầy đủ và chính xác, địa chỉ Mail bạn ghi vào cũng nên là địa chỉ bạn thường xuyên truy cập và check tin nhắn để đảm bảo rằng không bị bỏ lỡ bất kỳ một thông tin nào được gửi từ nhà tuyển dụng. Và cũng đừng quên gửi CV qua mail cũng cần tuân theo cấu trúc nên bạn cũng cần tìm hiểu các bước thực hiện chuẩn nhất.

>> Xem thêm: CV thẩm định giám định
Mục tiêu nghề nghiệp các bạn nên nêu ra những điều có liên quan đến sự phát triển hoạt động kinh doanh của nơi bạn làm việc, thể hiện được thái độ nghiêm túc khi ứng tuyển, đồng thời giúp bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng không chỉ riêng gì với nghề tư vấn viên mà nó cũng quan trọng khi bạn làm CV ứng tuyển vào các ngành nghề khác như CV Logistics, CV Kiến trúc nội thất, CV Nhập liệu,....
Khi lựa chọn cách chèn ảnh vào CV xin việc đó là bạn nên chọn ảnh nhìn rõ gương mặt bạn, chính diện thì càng tốt, ví dụ ảnh thẻ, tránh chọn những hình ảnh mờ hoặc không phải ảnh chân dung. Như vậy mới thể hiện được với nhà tuyển dụng là bạn đã trưởng thành và nghiêm túc đi xin việc.
Các mục được để khoáng trống cũng khá là ngắn và bạn cần chọn lọc kĩ xem nên viết những thông tin gì, tránh ghi một cách tràn lan, dài dòng. Hãy cố gắng nhấn mạnh được điểm mạnh trong CV, kỹ năng của bạn và cả những kinh nghiệm để nhà tuyển dụng thấy được bạn là ứng viên sáng giá. Vì nhà tuyển dụng họ chỉ đọc lướt qua mẫu cv của bạn chứ họ không có thời gian đọc hết những gì bạn ghi trên đó và thậm chí bạn còn gây cảm giác không thoải mái và lười đọc CV của bạn. Chính vì vậy các bạn chỉ nên cô đọng mọi thông tin trong một tờ A4 của bản CV không nên viết làm thành hai trang.
Một số lỗi nghiêm trọng khi viết cv xin việc làm bạn nên để ý và tránh ra là: Sai lỗi chính tả, mục tiêu chung chung không rõ ràng,ghi những nơi làm việc mà bạn chỉ làm trong thời gian ngắn (nhà tuyển dụng họ sẽ cảm thấy bạn là người thích nhảy việc, không gắn bó công việc), nêu lên kỹ năng không liên quan đến vị trí nhân viên tư vấn, trình bày mức thu nhập ở nơi làm việc cũ…
Việc làm tư vấn tại Hồ Chí Minh
>> Xem thêm: CV xin việc trái ngành
Cách viết CV tư vấn viên trực tuyến trên Timviec365.vn
Hiện nay, khi cổng thông tin mạng đang được phát triển mạnh theo đó là các website tìm việc hỗ trợ viết CV trực tuyến làm cũng mọc lên khá nhiều. Tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng có những mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp phù hợp với xã hội hiện nay như Timviec365.vn, với rất nhiều mẫu CV xin việc 365 đẹp và hoàn toàn không mất phí. Tại đây các bạn có thể lựa chọn nhiều mẫu CV xin việc tư vấn viên khác nhau hay CV xin việc bảo hiểm, CV Marketing, CV Kinh doanh và một số ngành nghề khác, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn viết CV tư vấn viên với những bạn chưa biết cách:
- Bước 1: Bạn đăng ký/ đăng nhập lựa chọn tài khoản ứng viên. Bạn điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu như: nhập mật khẩu, chọn tỉnh thành mà bạn muốn làm việc, tỉnh nơi bạn sinh sống và ngành nghề bạn đang muốn ứng tuyển là tư vấn viên. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bạn viết CV trực tuyến.
- Bước 2: Bạn chọn những mẫu CV, ở đây bạn có thể lựa chọn nhiều mẫu CV theo ý của bạn, CV theo phong thủy hoặc CV hàng đầu đều có. Sau khi bạn chọn được thì bạn bấm “sử dụng mẫu này”.

- Bước 3: Tạo CV. Bạn lựa chọn ngôn ngữ mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Ở đây có 5 ngôn ngữ khác nhau cho các bạn thoải mái lựa chọn. Ngôn ngữ các nước sẽ được thể hiện bằng hình quốc kỳ nước đó.
- Bước 4: Bạn nhập đầy đủ và chính xác các mục trong CV, thường thì CV của Timviec365.vn thì có 12 mục tiêu biểu: Mục thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, người tham chiếu, chứng chỉ, hoạt động, dự án, giải thưởng, sở thích, thông tin thêm. Trong quá trình bạn viết CV thì cũng có thể sử dụng một số tính năng chỉnh sửa như: font chữ, cỡ chữ, in đậm, in nghiêng, cách dòng… theo những biểu tượng bên trên chỗ viết CV và website cũng có tính năng “xóa mục” - “thêm mục” nếu bạn muốn.
- Bước 5: Sau khi bạn hoàn thiện các nội dung trên thì bạn điền “tiêu đề CV” để bạn có thể phân biệt được các mẫu CV khác nhau của bạn. Trong trường hợp bạn muốn tải CV về để gửi cho các nhà tuyển dụng thì bạn có thể bấm vào tên File và “chọn lưu và tải CV”, chọn mũi tên đi xuống – biểu tượng tải xuống để tải về máy tính.
Điểm đặc biệt của tính năng tạo CV trực tuyến là những nhà tuyển dụng họ sẽ thấy CV của bạn, họ cảm thấy bạn phù hợp với vị trí họ đang tuyển dụng thì rất có thể họ sẽ chủ đông liên hệ và hẹn lịch phỏng vấn với bạn, bạn không cần phải vất vả đi tìm việc. Tuy nhiên nếu bạn không thích tính năng này thì bạn cũng có thể cho về chế độ tắt và mọi thông tin của bạn đều được bảo mật một cách an toàn.
Tìm việc
Mong rằng với những gì đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn viết được một mẫu CV tư vấn viên đẹp, chuyên nghiệp và thu hút được nhà tuyển dụng. Hãy thường xuyên ghé qua website của chúng tôi thường xuyên để được theo dõi những tin tức cũng như cẩm nang tìm việc nhé.