Quan hệ đối ngoại đã và đang ngày càng trở thành công việc được nhiều người yêu thích và chọn lựa nhất hiện nay. Vậy đâu là cách để làm CV xin việc ngành quan hệ đối ngoại hoàn hảo và chinh phục trái tim nhà tuyển dụng một cách nhanh nhất? Hãy cùng Timviec365.vn tìm hiểu điều này nhé!
CV
1. Chú ý về những điểm cần nổi bật khi viết CV ngành quan hệ đối ngoại
Quan hệ đối ngoại là ngành học và làm việc về những vấn đề liên quan đến đối ngoại quốc tế, quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội thế giới. Chính vì lẽ đó, mà một trong những yếu tố luôn được nhà tuyển dụng đề cao ở ứng viên của mình cũng như trong CV xin việc mà mỗi ứng viên đó là kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của bản thân đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ và khả năng giao tiếp của ứng viên. Ngoài ra, ở mỗi vị trí tuyển dụng nhất định thì CV cần phải toát lên một số yêu cầu nhất định. Trong CV xin việc ngành quan hệ đối ngoại bạn cần phải làm nổi bật những nội dung chính sau:
1.1. Mục tiêu nghề nghiệp không phải giờ được viết hời hợt
Đầu tiên là làm nổi bật khát vọng nghề nghiệp, mục đích nghề nghiệp của bạn. Thử tưởng tượng bạn là nhà tuyển dụng, bạn có muốn nhân viên của mình không có hoài bão, không có ý chí phấn đấu mà chỉ làm việc theo một lập trình chung như một cỗ máy thông minh hay không? Nhất là ngành quan hệ quốc tế, ngành mà ứng viên sẽ phải liên tục làm việc trong môi trường quốc tế năng động và sự ỉ lại, trì trệ, ý muốn “an phận thủ thường” sẽ không bao giờ được nhà tuyển dụng chấp nhận.
Một mục tiêu nghề nghiệp đề ra cho tương lai sẽ thể hiện thành công và tránh được sai lầm không nên có trong công việc của bạn. Chính vì vậy, việc viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV và xác định rõ định hướng nghề nghiệp không chỉ giúp ích cho bạn trên con đường phấn đấu của sự nghiệp mà còn để nhà tuyển dụng thấy được những động lực phát triển từ bạn, những định hướng để có thể đạt được mục tiêu đề ra trong công việc.
Với nghề quan hệ quốc tế, mục tiêu nghề nghiệp là rất quan trọng, bởi lẽ, đặc điểm của công việc này không cho phép ứng viên “an phận” mà phải có hoài bão và ước mơ một cách rõ ràng. Mục tiêu nghề nghiệp thông thường chỉ kéo dài trong khoảng từ 4 đến 6 dòng, tuy nhiên trong khoảng 4 đến 6 dòng này bạn phải thể hiện được hai điểm quan trọng đó là mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn của mình. Mục tiêu ngắn hạn là những gì trước mắt mà bạn mong muốn có được khi xin vào doanh nghiệp, thông thường mục tiêu này thường là mong muốn được học hỏi những kinh nghiệm và kiến thức trong ngành quan hệ quốc tế. Thứ hai là mục tiêu dài hạn, mục tiêu này sẽ thể hiện những mong muốn lớn hơn, những thành công trong sự nghiệp của bạn trong tương lai. Ví dụ như thăng tiến đến một vị trí nào đó trong doanh nghiệp chẳng hạn như giám đốc truyền thông đối với ngành quan hệ quốc tế.
Chính việc xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng trong bản CV xin việc sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và tạo cơ hội để mình có một buổi hẹn phỏng vấn. Rất nhiều người đã mắc sai lầm trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp hời hợt, hoặc diễn tả nó một cách hời hợt trong CV xin việc dù ở trong các ngành nghề khác chẳng hạn như CV luật pháp lý, CV Biên phiên dịch, CV việc làm Telesales... Điều này đã để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp trong lòng nhà tuyển dụng khi họ cho rằng bạn không có ý chí và không sẵn sàng lăn xả trong công việc. Và một câu hỏi bạn nên đặt ra trước khi xây dựng một bản CV xin việc của bản thân là có nên thổi phồng CV xin việc với phần mục tiêu nghề nghiệp hay không cũng là một trong những yếu tố giúp mẫu CV xin việc của bạn trở nên thực tế và đem đến cho nhà tuyển dụng những đánh giá chính xác về mục tiêu mà bạn muốn hướng đến trong tương lai.
>>Xem thêm: CV hàng hải
1.2. Kinh nghiệm làm việc là nhân tố quyết định trong CV xin việc
Ngành quan hệ quốc tế là ngành rất đặc biệt, công việc này không chỉ yêu cầu “tuổi trẻ tài cao” mà cũng luôn ưu tiên những người giàu kinh nghiệm, những “lão làng” trong ngành. Vì lẽ, quan hệ quốc tế là một ngành rất đa dạng, tiếp xúc với nhiều người trong quá trình thực hiện công việc. Nếu như những ứng viên trẻ, thu hút nhà tuyển dụng bằng sức trẻ, sự nhiệt huyết kiến thức và tinh thần sẵn sàng lăn xả của mình thì ứng viên giàu kinh nghiệm lại cực kì được lòng nhà tuyển dụng với vốn kinh nghiệm được tích lũy qua thời gian dài làm việc.
Những kinh nghiệm này là những kinh nghiệm thực tế, là vốn quý mà không phải bất kỳ ai cũng có được. Trong quá trình thực hiện công việc của mình, những nhà quan hệ quốc tế phải tiếp xúc, giao tiếp và giải quyết vấn đề, làm việc với rất nhiều người. Và trong quá trình làm việc ấy sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra nhất là từ giao tiếp, chính những người có kinh nghiệm họ sẽ làm rất tốt điều này, nhất là trong việc bình tĩnh giải quyết vấn đề từ chính những kinh nghiệm mà mình đã rút ra và đúc kết được trong quá khứ.

Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ bỏ qua mục kinh nghiệm này trong CV quan hệ quốc tế của mình nhé. Nó sẽ là một điểm cộng rất lớn dành cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng đấy. Nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm bạn có thể liệt kê những công việc liên quan đến ngành quan hệ quốc tế mà mình đã làm trong quá khứ, hoặc chí ít là một số công việc với vai trò nhất định. Thông qua kinh nghiệm này có thể bạn sẽ không được đánh giá cao về kiến thức chuyên ngành mình có được nhưng chắc chắn bạn sẽ thể hiện được sự năng động, nhiệt tình trong công việc của mình.
Ngoài ra, nếu bạn còn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc hay chưa biết cách trình bày phần kinh nghệm làm việc của bản thân trong mẫu CV xin việc thì hãy tham khảo thêm những mẫu cv xin việc ultimate chuyên nghiệp để lựa chọn cho bản thân những bản CV xin việc phù hợp nhất nhé! Còn nếu như bạn chưa làm bất kỳ một công việc nào, kinh nghiệm làm việc của bạn đang ở con số 0 thì đừng bao giờ bỏ qua người tham chiếu của mình nhé!
>> Xem thêm: Mẫu CV truyền thông
1.3. Người tham chiếu và kỹ năng mềm – ngôi sao hy vọng của bạn trong CV
Rất nhiều người viết CV xin việc trong bối cảnh kinh nghiệm làm việc đang ở con số 0, vì vậy thứ mà họ đặt vào để quyết định đánh gục nhà tuyển dụng đó là kỹ năng và người tham chiếu.
Chúng ta đã biết rằng, kỹ năng trong CV xin việc là rất quan trọng, nó bao gồm kỹ năng mềm và cả những kỹ năng chuyên môn. Kỹ năng chuyên môn đã được bạn bộc lộ chủ yếu thông qua trình độ chuyên môn trong CV – được khẳng định bằng bằng cấp, và kinh nghiệm làm việc – được chứng minh qua thời gian. Chính vì vậy, cái bạn cần làm nổi bật lúc này là kỹ năng mềm trong đó bao gồm các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, …
Một ứng viên có kinh nghiệm, đặc biệt là một ứng viên mới ra trường người tham chiếu trong CV gần như không nên bỏ qua. Với ứng viên đã có kinh nghiệm, người tham chiếu sẽ là những người khẳng định những điều bạn nói trong CV xin việc của mình là chính xác. Người tham chiếu lúc này có thể là đồng nghiệp cũ của bạn hay sếp cũ của bạn. Tuy nhiên bạn nhớ lựa chọn những người đồng nghiệp có mong muốn mình thuận lợi trong công việc để tránh những điều không hay sẽ được nói ra nhé.
Với ứng viên mới ra trường, người tham chiếu thường là giảng viên cũ của bạn hoặc người hướng dẫn bạn thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Họ sẽ là những người chứng thực năng lực của bạn, cũng như dự báo về tương lai làm việc của bạn về trình độ chuyên môn, phong cách làm việc, … Rất nhiều người sai lầm khi bỏ qua người tham chiếu trong CV xin việc, nhưng thực tế cho thấy rằng nhà tuyển dụng họ quan tâm rất nhiều đến việc người khác đánh giá về phong cách làm việc hay tính cách của ứng viên.
Có thể nói, người tham chiếu và kỹ năng chính là ngôi sao hy vọng trong CV xin việc của bạn. Chính vì vậy, bỏ qua “ngôi sao hy vọng” này thực sự là sai lầm của bạn đấy.
Nhìn về tổng thể, CV xin việc ngành quan hệ đối ngoại cần đặc biệt chú ý những điểm mấu chốt trên. Vậy chi tiết của bạn CV xin việc này nên được viết như thế nào? Đừng bỏ qua nội dung tiếp theo đây để nắm rõ hơn điều đó nhé!
Việc làm ngành quan hệ đối ngoại
2. Hướng dẫn chi tiết cách viết CV xin việc ngành quan hệ đối ngoại
Bất kỳ một bản CV xin việc nào đều phải viết đầy đủ những thông tin từ cơ bản đến chi tiết trong CV xin việc. Tuy nhiên, với ngành quan hệ quốc tế, CV xin việc có một số khác biệt nhất định. Viết CV xin việc ngành quan hệ đối ngoại làm sao cho thật hoàn hảo nhất?
2.1. Thông tin cá nhân trong CV xin việc ngành quan hệ đối ngoại
Thông tin cá nhân là những thông tin cơ bản mà bạn phải cung cấp cho nhà tuyển dụng. Những thông tin này bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ email, số điện thoại và đôi khi là cả tình trạng hôn nhân của bạn.
Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những thông tin giới thiệu bản thân trong CV này để liên hệ, thông báo cho bạn linh hẹn phỏng vấn hoặc lịch làm việc đối với những doanh nghiệp tuyển dụng online. Chính vì vậy những thông tin này phải hoàn toàn chính xác đặc biệt là số điện thoại và địa chỉ email. Riêng với địa chỉ email bạn nên sử dụng địa chỉ rõ ràng, nghiêm túc để nhìn dễ hiểu cho nhà tuyển dụng.
>> Xem thêm: CV Nhà hàng khách sạn
2.2. Trình độ học vấn nên viết ra sao trong CV quan hệ đối ngoại
Trình độ học vấn luôn là yếu tố quan trọng đòi hỏi trong CV xin việc của bất kỳ ngành nghề nào như CV Cơ khí, CV Developers, CV tài chính,... đặc biệt là quan hệ đối ngoại – ngành luôn đòi hỏi cao năng lực nghề nghiệp, trình độ chuyên môn. Đây được xem là cơ sở tiếp theo để nhà tuyển dụng xác định năng lực của bạn cũng như quyết định có nên đọc tiếp phần nội dung sau hay không.
Đối với phần trình độ học vấn trong CV này bạn có thể viết theo cấu trúc trường – khoa – xếp loại tốt nghiệp. Ví dụ: Trình độ học vấn: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Quan hệ quốc tế; Xếp loại tốt nghiệp: Khá. Ở một số mẫu CV xin việc trong mục này còn có đề tài thực hiện khóa luận tốt nghiệp dành cho bạn điền đầy đủ thông tin. Một trình độ học vấn với xếp loại tốt nghiệp cao sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, tuy nhiên, với xếp loại tốt nghiệp không mấy đẹp thì bạn không nên ghi vào CV xin việc của mình mà chuyển sự tập trung của nhà tuyển dụng sang kinh nghiệm làm việc.
2.3. Mục tiêu nghề nghiệp nên được viết như thế nào?
Mục tiêu nghề nghiệp luôn không được chú ý nhiều trong CV xin việc điều này là hoàn toàn sai lầm nhất là khi viết CV xin việc quan hệ đối ngoại. Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ thể hiện được khát vọng phấn đấu trong nghề nghiệm cũng như định hướng tương lai của bạn. Mục tiêu nghề nghiệp thường chỉ được viết, miêu tả trong vòng vài câu, vì vậy cần phải chắt lọc thông tin thật cẩn thận để thể hiện được hoài bão của mình. Những thông tin này nên được viết thật ngắn gọn, xúc tích như phải đủ ý mà phải nêu bật được những dự định nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Chỉ trong vòng hai đến ba câu cơ bản bạn phải thể hiện được mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài trong nghề nghiệp của mình. Mục tiêu trước mắt thương là mong muốn học tập kinh nghiệm, kiến thức hay thành tạo được khả năng nào đấy. Còn mục tiêu lâu dài sẽ thể hiện trong những câu tiếp theo, thể hiện vị trí bạn sẽ phấn đấu trong tương lai đạt đến vị trí nào trong công việc.
Đối với phần này, bạn có thể viết như sau: Mong muốn được tích lũy thêm kinh nghiệm trong ngành truyền thông quan hệ đối ngoại. Có cơ hội thăng tiến sau ba năm làm việc phấn đấu và gắn bó với doanh nghiệp.

2.4. Kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc quan hệ đối ngoại
Với mục này bạn cần viết và sắp xếp hệ thống kinh nghiệm làm việc trong CV của mình theo trình tự thời gian từ gần đây nhất cho đến xa dần. Bên cạnh những việc bạn đã làm nên kèm theo thời gian, chức vụ và thành tự mình đạt được nếu có.
Bạn có thể áp dụng phương pháp STAR đối với mục này, đó là phương pháp viết CV xin việc theo cấu trúc đề ra tình huống mình gặp phải, cách giải quyết, mục đích giải quyết và kết quả đạt được. Với phương pháp này bạn có thể vận dụng linh hoạt kinh nghiệm làm việc vào chứng minh khả năng thực hành trong thực tế của mình.
Một minh chứng cụ thể nhất trong cách viết mục kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc quan hệ đối ngoại của bạn như sau:
“Công ty Cổ phần Đa phương tiện CV365
Thời gian: 9/9/2018 – 6/2020
Vị trí: Quản lý truyền thông
- Quản lý fanpage Facebook của Công ty
- Xây dựng chiến lược truyền thông và quản lý bài viết
- Xây dựng Content và lên kế hoạch hoạch nội dung chương trình ngoại khóa cho các bạn trẻ thuộc đối tượng học sinh
Công ty Đào tại Việt CV365
Thời gian: 11/2017 – 8/2018
Vị trí: Chuyên viên quan hệ đối ngoại
- Xây dựng chiến dịch truyền thông thương hiệu
- Viết bài cho các bài viết trên trang web
- Quảng cáo bằng hình ảnh, bài viết cho các nội dung được chọn lọc
- Đào tạo, hướng dẫn nhân viên Quan hệ đối tác xử lý công việc phát sinh trong quá trình hoạt động.
(Trích CV quan hệ đối ngoại – Timviec365.vn)
>> Xem thêm: CV bất động sản
2.5. Kỹ năng, chứng chỉ chuyên môn, giải thưởng và sở thích trong CV xin việc
Ngành quan hệ đối ngoại thường yêu cầu ứng viên mình rất cao trong việc thể hiện được những kỹ năng mềm đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, trình độ tiếng anh và tin học văn phòng. Thông thường ứng viên hay gặp khó khăn trong việc diễn tả những kỹ năng của mình, tuy nhiên điều này sẽ được khắc phục khi bạn tải CV xin việc trên Timviec365.vn, trong đó bạn có thể lựa chọn dễ dàng mẫu cv tiếng Anh ngành quan hệ Đối Ngoại với những kỹ năng mềm này đã được quy chuẩn hóa thành hệ thống thang điểm cũng những định dạng ngôn ngữ khác nhau khi xây dựng một mẫu CV xin việc bất kỳ. Ứng viên chỉ cần tự đánh giá bản thân trên những quy chuẩn chung trong thang điểm mà CV mẫu đã đưa ra.

Cũng giống như những bản CV hàng không hay một số ngành nghề khác như CV Du lịch, CV ngành dịch vụ,... có yêu cầu cao đối với trình độ ngoại ngữ của ứng viên khi tham gia xin việc, những chứng chỉ đi kèm trong một mẫu CV xin việc Quan Hệ Đối Ngoại đôi khi sẽ là bắt buộc đối với ứng viên mà nhà tuyển dụng đưa ra. Thông thường nhà tuyển dụng quan hệ quốc tế sẽ yêu cầu ứng viên của mình có chứng chỉ IELTS hoặc TOEIC hoặc cả hai. Ví dụ chứng chỉ IELTS: 5.5 và TOEIC Junior. Bên cạnh đó bạn đã đạt được những giải thưởng gì cũng đừng ngần ngại ghi vào đây nhé.
Sở thích trong CV sẽ là một trong những yếu tố đánh giá mà nhà tuyển dụng sẽ dùng để xác định bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Thông thường mục sở thích này sẽ thể hiện gián tiếp tính cách của bạn vì vậy bạn nên điền những sở thích lành mạnh, và có hơi hướng phù hợp với công việc như gặp gỡ bạn bè, du lịch, xem phim, đọc sách, …
>> Xem thêm: CV Làm đẹp - Thể Lực - Spa
2.6. Người tham chiếu, dự án tham gia và hoạt động đã thực hiện
Như đã nói ở trên người tham chiếu không nên bỏ qua trong CV xin việc. Vì lẽ họ sẽ là những nhân chứng sống mà nhà tuyển dụng liên hệ để xác định năng lực của bạn. Người tham chiếu trong CV xin việc sẽ là đồng nghiệp cũ, sếp cũ hay giảng viên hướng dẫn của bạn. Mục này bạn sẽ ghi rõ tên người tham chiếu, vị trí hay quan hệ với bạn, cuối cùng là số điện thoại người tham chiếu để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc xác mình.
Một lưu ý nhỏ khi bạn viết người tham chiếu đó là bạn phải liên hệ trước và nhận được sự đồng ý từ người đó mới được viết thông tin của họ lên CV xin việc của mình. Vì lẽ CV xin việc này thường được công khai nhất là với CV xin việc online, điều này đồng nghĩa với việc người tham chiếu của bạn có thể gặp phiền toái khi thông tin của họ được công bố rộng rãi như vậy. Liên hệ trước với người tham chiếu cũng là cách để họ sẵn sàng trong tư thế tham chiếu cho bạn khi nhà tuyển dụng liên hệ.
Cuối cùng là các dự án tham gia và hoạt động của bạn. Hãy thể hiện sự năng động của mình thông qua những thông tin này bằng cách liệt kê những dự án tham gia hay những hoạt động mang tính thiện nguyện của bản thân trong CV xin việc đối ngoại.
Việc làm quan hệ đối ngoại tại Hồ Chí Minh
>> Xem thêm: Mẫu CV xin việc tổ chức sự kiện
3. Chú ý cuối cùng trước khi bạn gửi bản CV xin việc quan hệ đối ngoại
Sau khi hoàn thành xong bản CV xin việc của mình, hãy đọc lại nó một lần nữa để đảm bảo những yêu cầu sau:
Mở đầu nhan đề CV là họ và tên và vị trí muốn xin việc của mình. CV xin việc không phải là chỗ để bạn thể hiện sự khiêm tốn cá nhân là là sự tự tin. Và cái tự tin đầu tiên đó là họ và tên của bạn phải được để ở chính giữa bản CV xin việc. Như vậy nhà tuyển dụng chỉ cần nhìn vào đã xác định họ tên và vị trí công việc ứng tuyển của bạn. Thay vì để họ và tên, nhiều người lại để dòng chữ Curriculum Vitae đó thực sự là sai lầm. Để tên của mình vừa tạo được ấn tượng vừa thể hiện được cá tính của bản thân.
Thứ hai đó là không được sai lỗi chính tả trong CV xin việc. Đừng để một lỗi chính tả nhỏ khiến trở thành điểm trừ CV trong mắt nhà tuyển dụng, trong đó sai lỗi chính tả là một điều cấm kỵ. Chỉ một lỗi nhỏ thôi nhà tuyển dụng cũng có thể dựa vào đó mà đánh giá bạn không cẩn thận và coi trọng công việc của mình.
Tiếp theo là chèn ảnh vào CV xin việc như thế nào? Với ngành quan hệ đối ngoại yếu tố ngoại hình là vô cùng quan trọng vì vậy bạn nên chọn những bức ảnh sáng sủa nhìn rõ khuôn mặt. Không nên chọn ảnh chụp từ đằng sau, ảnh vỡ hay ảnh không nhìn rõ mặt.

Cuối cùng là màu sắc của CV xin việc, tùy thuộc vào sở thích của mình mà bạn có thể chọn bất kỳ màu sắc nào bạn muốn. Tuy nhiên việc bạn chọn màu sắc trùng với màu cơ quan, doanh nghiệp mình xin việc sẽ được đánh giá cao hơn cả đó nhé!
Tìm việc làm online
Một CV xin việc ngành quan hệ đối ngoại hoàn hảo sẽ là con đường nhanh nhất dẫn bạn đến với thành công trong quá trình xin việc của mình. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã hiểu và nắm rõ về cách viết cũng như những lưu ý chung khi viết CV quan hệ đối ngoại cho mình. Chúc các bạn thành công!