Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Lần đầu đi phỏng vấn xin việc - Làm gì để hóa rồng thành công?

Đăng bởi Timviec365.vn
Chắc hẳn, ai cũng có những lần đầu tiên về bất cứ việc gì trong cuộc đời của mình. Là một sinh viên mới ra trường, lần đầu viết CV, lần đầu viết đơn xin việc, lần đầu đi phỏng vấn,...sẽ là những lần đầu khó quên nhất với các bạn. Không chỉ vậy, những lần đầu đó sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt các cơ hội việc làm của mình. Vậy, lần đầu đi phỏng vấn bạn cần chuẩn bị những gì và cần lưu ý những điều gì để có thể tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng? Nếu bạn đang tiến tới lần phỏng vấn đầu tiên thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp - Thực tập

1. Lần đầu đi phỏng vấn xin việc quan trọng ra sao?

Những lần đầu tiên luôn là những lần đọng lại ấn tượng sâu sắc và để lại những kinh nghiệm đáng nhớ nhất với mỗi chúng ta. Thông qua những lần đầu tiên đó mà ta có thể tự đúc rút ra cho minh những bài học, những điều cần phải nhớ, cần lưu ý để lần sau sẽ thực hiện và hoàn thành nó một cách tốt nhất.

Với lần đầu đi xin việc phỏng vấn cũng vậy, đây có lẽ sẽ là lần đầu tiên khiến các bạn nhớ mãi, để lại những kinh nghiệm khó quên và có ý nghĩa nhất đối với các bạn. lần phỏng vấn này sẽ giúp các bạn biết được mình phải cần chuẩn bị những gì cho một cuộc phỏng vấn, cách ứng xử như thế nào trước mặt nhà tuyển dụng, cách trả lời các dạng câu hỏi trong một buổi phỏng vấn, và đặc biệt là nhận biết được nhà tuyển dụng cần gì ở mình, mình có thể làm gì để đáp ứng những yêu cầu đó,...

Sự quan trọng của lần đầu phỏng vấn
Sự quan trọng của lần đầu phỏng vấn

Những thông tin đó không phải ai cũng biết trước được để chuẩn bị, hầu hết mọi người sẽ phải trải qua nó ở lần đầu tiên và rút ra các bài học cho riêng mình, qua đó, mọi người có thể chia sẻ các kinh nghiệm cho nhau. Tuy nhiên, mỗi người lại có những bài học riêng và sẽ trải qua những lần đầu tiên khác nhau. Vì vậy, kinh nghiệm được chia sẻ sẽ được coi là sự hỗ trợ tốt nhất để các bạn có được lần đầu tiên một cách hoàn hảo nhất.

Lần đầu đi phỏng vấn xin việc rất quan trọng. Bởi thông qua buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể phần nào đánh giá được nhân cách của ứng viên, đạo đức và cá tính của họ để xem họ có thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Hơn hết, cuộc phỏng vấn cũng là một cuộc trao đổi, gặp gỡ, trò chuyện giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, từ đó, để hai bên có thể thấu hiểu nhau hơn, nắm bắt phần nào được tâm lý của nhau và biết đâu sau này bạn và người đã phỏng vấn bạn sẽ là một cặp sếp và nhân viên làm việc ăn ý nhất.

Một cuộc phỏng vấn còn có vai trò cung cấp các thông tin cần thiết về công ty, sản phẩm, dịch vụ chính, các chế độ phúc lợi xã hội, những quyền lợi mà ứng viên được hưởng hay những nội quy mà công ty, doanh nghiệp đề ra,...Bên cạnh đó là việc giải đáp những băn khoăn của ứng viên về công ty, doanh nghiệp cũng như công việc mà họ đảm nhận. Điều này nhằm mục đích để ứng viên hiểu rõ hơn và nắm được các thông tin một cách chính xác hơn, qua đó, có thể xác định được chắc chắn việc có thể tiếp tụ với vị trí công việc này hay không và việc gắn bó với công ty sau này.

Tạo sự thấu hiểu giữa đôi bên
Tạo sự thấu hiểu giữa đôi bên

Có thể nói, lần đầu đi phỏng vấn xin việc sẽ là cơ hội cho bạn có được những thông tin bổ ích và cần thiết cho chính bản thân mình. Để từ đó, bạn sẽ có sự chuẩn bị cho những lần sau một cách tốt hơn, hoàn hảo hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm mình có được với những người xung quanh để họ biết được mình cần làm gì để có một cuộc phỏng vấn lần đầu tiên một cách ấn tượng nhất.

Nhìn chung, với lần đầu đi phỏng vấn xin việc sẽ là lần đầu tiên đem đến những giá trị hữu ích nhất cho bạn và cả những người khác nữa. Vì thế, nó đóng vai trò rất quan trọng với mỗi ứng viên trong việc nắm bắt các cơ hội việc làm cho mình.

2. Những điều dễ mắc phải ở lần đầu đi phỏng vấn xin việc

Vì là lần đầu tiên nên việc mắc sai lầm là điều rất khó tránh khỏi. Vậy, những sai lầm nào mà các ứng viên có khả năng gặp sai lầm nhất tại lần đầu tiên quan trọng mang tính lịch sử này? Dưới đây sẽ là một vài những lỗi sai dễ dàng bắt gặp tại các buổi phỏng vấn xin việc của những ứng viên “lần đầu tiên”.

Những sai lầm có thể mắc phải
Những sai lầm có thể mắc phải

2.1. Không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ 

Đây có lẽ là một trong những trường hợp rất dễ xảy ra nhất. Hầu hết, trước các buổi phỏng vấn, ứng viên sẽ nhận được một email về việc phỏng vấn, trong đó sẽ có đề cập đến các giấy tờ cần đem theo tại buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó như việc quên, quá hồi hộp, lo lắng,...nên việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin việc chưa được thực hiện một cách chu đáo.

Việc chuẩn bị thiếu cũng sẽ hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng bị giảm đi một phần vì nó thể hiện việc bạn làm việc chưa khoa học, không có tinh thần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Bởi lẽ, hồ sơ xin việc sẽ là những cơ sở để nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin của ứng viên, và thông qua việc phỏng vấn để xác nhận và hiểu rõ hơn ứng viên của mình. 

Bạn cũng cần phải nhớ, hồ sơ xin việc cần phải cung cấp đủ như bản CV để nhà tuyển dụng biết được trình độ, năng lực, kinh nghiệm của bạn. Thêm vào đó là đơn xin việc, sơ yếu lý lịch cùng những giấy tờ liên quan khác mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Và cũng đừng quên chuẩn bị thành nhiều bản khác nhau để phòng trong những trường hợp bất ngờ xảy ra bạn sẽ có một bản khác thay thế.

Thiếu hồ sơ xin việc
Thiếu hồ sơ xin việc

2.2. Đến muộn so với thời gian phỏng vấn hẹn trước

Việc đến muộn, đến trễ là điều xảy ra khá phổ biến với những ứng viên lần đầu đi phỏng vấn xin việc. Hầu hết, các bạn đều là những sinh viên sắp và mới ra trường, do vậy, việc ý thức đến sớm hay đến đúng giờ là khá ít. Thông thường, các bạn sẽ căn và tính thời gian làm sao đến buổi phỏng vấn vừa kịp thời gian chỉ vì không muốn phải chờ đợi lâu. Tuy nhiên, chính vì điều này mà nguy cơ đến trễ của các bạn tăng lên rất cao và trường hợp đến trễ cũng khá nhiều, bởi đôi khi các bạn quên mất một vài sự cố có thể xảy ra như tắc đường, lạ đường,...

Tốt nhất, khi đến buổi phỏng vấn xin việc lần đầu tiên hay các lần sau thì các bạn nên đến trước từ 10 - 15 phút. Điều này giúp bạn có thể gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và bạn cũng có thời gian để chỉnh lại trang phục cũng như bên ngoài cho mình trước khi bước vào buổi phỏng vấn. 

2.3. Thái độ thiếu nghiêm túc, chuyên nghiệp

Thái độ kém
Thái độ kém

Rất nhiều ứng viên khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc đã có thái độ rất thiếu chuyên nghiệp và chưa nghiêm túc trong việc đi phỏng vấn của mình.

Mặc trang phục diêm dúa, trang điểm lòe loẹt, đây được coi là sự biểu hiện chưa tôn trọng nhà tuyển dụng cũng như không coi trọng buổi phỏng vấn ngày hôm đó. Một bộ trang phục lịch sự, tao nhã kết hợp với phong cách trang điểm nhẹ nhàng là điều quan trọng khi tham gia buổi phỏng vấn xin việc của bạn.

Thêm vào đó là việc có những ứng viên kinh nghiệm rất ít, còn rất trẻ nhưng lại vẫn cố tỏ ra mình hiểu biết, thông minh hơn người. Tự tin là tốt nhưng tự tin thái quá thì lại mang đến những việc phản tác dụng, trong trường hợp này việc thẳng tay loại bạn là điều rất dễ xảy ra. Bởi hơn hết, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên biết mình ở đâu và cần tỏ thái độ như thế nào cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

“Em thấy đăng tin tuyển dụng trên mạng nên em tới coi thử”, “Em đi với bạn cho vui ạ, thử xem thế nào”,... Đây có lẽ là câu trả lời mà chắc các nhà tuyển dụng nhận được khá nhiều. Rất nhiều ứng viên khá vô tư khi nói ra những điều này tại buổi phỏng vấn xin việc. Bởi lẽ họ không nhận thức được việc trong buổi phỏng vấn, việc lịch sự, tôn trọng người khác là yếu tố tất yếu, thêm vào đó là những câu trả lời khá “ngây thơ” này không cho thấy bạn là người “đáng yêu” mà chỉ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thiếu chuyên nghiệp, có thái độ bất lịch sự mà thôi. 

Không chuyên nghiệp trong cách ứng xử
Không chuyên nghiệp trong cách ứng xử

Việc có thái độ thiếu nghiêm túc và không chuyên nghiệp này sẽ là một điểm trừ khá bự mà nhà tuyển dụng dành cho ứng viên tới tham gia phỏng vấn.

2.4. Chưa có sự chuẩn bị nghiêm túc về mặt kiến thức

Với các buổi phỏng vấn xin việc thì kiến thức sẽ là yêu cầu quan trọng của mỗi ứng viên. Bởi phỏng vấn chính là lúc nhà tuyển dụng tìm hiểu về năng lực, thái độ, kỹ năng của bạn. Kiến thức ở dây sẽ bao gồm cả kiến thức về chuyên môn cũng như sự hiểu biết của bạn về các yếu tố, lĩnh vực bên ngoài khác như về công ty, doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển chẳng hạn.

Kiến thức về chuyên môn là điều tất yếu mà bạn cần phải có. Thêm đó, việc tìm hiểu về công ty, doanh nghiệp cũng là cơ hội để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng, bởi họ sẽ cảm thấy bạn rất coi trọng buổi phỏng vấn này cũng như mong muốn công việc với vị trí mà bạn ứng tuyển.

Một lời khuyên cho các bạn chính là trước khi phỏng vấn hãy dành ra tầm 15 - 20 phút để hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức mà bạn có được để có thể vững vàng hóa rồng thành công. Tất nhiên, việc chuẩn bị kiến thức đã phải thực hiện từ trước đó rồi. Trả lời đúng các câu hỏi từ nhà tuyển dụng sẽ tăng cơ hội bạn được chọn và mở ra nhiều cơ hội mới hơn.

Kiến thức chưa vững
Kiến thức chưa vững

Bên cạnh đó, việc chưa chuẩn bị kỹ kiến thức sẽ khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao về bạn. Tuy nhiên, lúc này không nên giải thích quá nhiều mà hãy thừa nhận sai lầm của mình và hãy thể hiện được sự chắc chắn sẽ sửa chữa của bạn để nhà tuyển dụng thấy được bạn là ứng viên tiềm năng cho vị trí công việc này.

2.5. Quá quan trọng về mức lương và các chế độ liên quan

Mức lương luôn là vấn đề mà mọi ứng viên quan tâm. Tuy nhiên, với việc lần đầu đi phỏng vấn xin việc thì chuyện quá quan tâm tới mức thu nhập không phải là việc nên làm với các ứng viên. 

Lương luôn là vấn đề khá nhạy cảm, hơn hết việc nhắc và hỏi quá nhiều về tiền lương sẽ khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu về bạn. Đặc biệt khi bạn là người mới, lần đầu đi phỏng vấn và chưa thể hiện được quá nhiều về những điều mà bạn có thể đem lại cho công ty, doanh nghiệp.

Vì thế, khi muốn hỏi về mức thu nhập mình có thể nhận được thì hãy đặt câu hỏi một cách khéo léo, hoặc nếu không bạn có thể đợi nhà tuyển dụng hỏi mình về vấn đề này thì sẽ ổn hơn. 

2.6. Không có bất kỳ câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng

Không đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Không đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Đây là trường hợp rất dễ gặp và thấy với các ứng viên lần đầu đi phỏng vấn xin việc. Hầu hết các ứng viên còn khá bị động, đa phần là chờ được hỏi và trả lời. Việc đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng thường rất ít khi xảy ra, và khi được hỏi “Bạn có câu hỏi nào không?” thì câu trả lời nhận được nhiều nhất sẽ là “Em không có ạ”. 

Đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng cũng là một yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá về bạn, điều này thể hiện được bạn thực sự muốn công việc này và muốn tìm hiểu thông tin nhiều hơn để có thể hình dung rõ hơn về vị trí công việc đó. 

Tuy nhiên không thể vì điều này mà bạn cố đặt ra những câu hỏi vô giá trị và không có mục đích gì. Hãy đặt một câu hỏi để nhà tuyển dụng thấy được những phẩm chất ưu việt của bạn.

2.7. Lời chào hỏi và cảm ơn bị lãng quên

Lời chào hỏi và lời cảm ơn luôn được coi là phép lịch sự tối thiểu. Tuy nhiên, rất nhiều người vì quá lo lắng, hồi hộp mà quên mất việc này. Điều này khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao về bạn và họ sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng. 

Lời chào hỏi và cảm ơn
Lời chào hỏi và cảm ơn

Một lời chào hỏi trước buổi phỏng vấn và lời cảm ơn sau khi kết thúc phỏng vấn là việc rất dễ thực hiện. Nó sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm tốt hơn với nhà tuyển dụng và tạo một không khí thoải mái hơn cho buổi phỏng vấn của mình. 

3. Các câu chuyện và bài học rút ra về việc lần đầu đi phỏng vấn xin việc

Lần đầu đi phỏng vấn xin việc sẽ là một cơ hội và một câu chuyện mà nhiều người sẽ rất khó để quên. Không phải ai lần đầu đi phỏng vấn cũng có thể vượt qua một cách dễ dàng. Việc bị từ chối, trượt sau lần phỏng vấn đầu tiên là điều rất dễ hiểu. 

Nhà báo Lại Văn Sâm, một người có nhiều kinh nghiệm, tài giỏi và được nhiều người yêu quý nhưng lần phỏng vấn đầu tiên cũng thất bại như bao ứng viên khác. Sau 12 năm du học tại Nga, ông trở về và quyết định đi phỏng vấn xin việc tại một cơ quan truyền hình mà người bạn của mình gợi ý. Tuy nhiên, sau 30 phút phỏng vấn thì ông được mời ra về và tất nhiên là ông đã không được đánh giá cao. Lý do là vì ông được nhà tuyển dụng yêu cầu dịch một văn bản sang tiếng Nga, ông làm khá tốt nhưng lại không biết rằng người phỏng vấn mình không biết tiếng Nga. 

Một vài câu chuyện về lần đầu tiên
Một vài câu chuyện về lần đầu tiên

Câu chuyện của nhà báo Lại Văn Sâm cho chúng ta bài học rằng bạn tài giỏi thôi chưa đủ, với việc phỏng vấn lần đầu thì việc tìm hiểu về công ty và nhà tuyển dụng là rất cần thiết. 

Thêm vào đó, việc bị từ chối là điều rất dễ xảy ra và với bất kỳ ai. Vì vậy, khi bị trượt phỏng vấn lần đầu bạn không cần phải quá buồn hay suy sụp. Đây sẽ là dịp giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình phỏng vấn cũng như phát hiện ra những hạn chế của bản thân.

Ngoài câu chuyện của nhà báo Lại Văn Sâm thì vẫn còn rất nhiều câu chuyện khác cho ta những bài học nhất định. Một câu chuyện có thể nhắc đến là việc một bạn ứng viên rất trẻ, có thái độ tốt tuy nhiên vẫn trượt ở vòng phỏng vấn đầu tiên vì thiếu kinh nghiệm. Người bạn này được gọi đến phỏng vấn, mặc dù đã xem qua CV của bạn đó và nắm được kha khá thông tin, nhưng ở buổi phỏng vấn, người chịu trách nhiệm phỏng vấn bạn đấy vẫn mong bạn sẽ đưa ra được những câu trả lời thể hiện được khả năng làm việc, kinh nghiệm của bạn đó hơn dù chỉ là part time.

Bài học của người bạn này chính là các bạn trẻ hãy cố gắng làm những công việc liên quan đến lĩnh vực mình theo đuổi để có được những kinh nghiệm nhất định cho bản thân, dù là part time cũng vẫn rất ok. Thêm vào đó chính là nội dung trả lời câu hỏi. Hãy trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của nhà tuyển dụng và tránh trả lời một cách mông lung, không có trọng tâm và gây khó hiểu cho nhà tuyển dụng. Điều này khiến bạn không cho nhà tuyển dụng thấy được bạn sẽ làm gì cho họ và bạn có gì khác biệt so với những ứng viên còn lại. 

Bài học được rút ra
Bài học được rút ra

Một điều nữa là việc xác nhận thời gian phỏng vấn. Bạn nên hẹn phỏng vấn vào mộ thời gian phù hợp để bạn có thể kịp chuẩn bị cho mình về mặt kiến thức, kỹ năng cũng như tâm lý bản thân. Điều này rất cần thiết bởi việc quá vội vàng phỏng vấn sẽ khiến bạn bỏ lỡ khá nhiều điều quan trọng để giúp buổi phỏng vấn của mình tốt hơn. 

Lần đầu tham gia phỏng vấn xin việc luôn là cơ hội để các bạn trẻ trải qua cảm giác hồi hộp, lo lắng và thiếu tự tin. Đây là trạng thái tâm lý rất dễ gặp ở những ứng viên được coi là “lính mới” trong việc phỏng vấn. Vậy, làm gì để có thể tự tin và bớt run hơn?

Để có một trạng thái ổn định, hãy chuẩn bị thật đầy đủ. Chuẩn bị tốt hồ sơ, giấy tờ, chuẩn bị kiến thức kỹ càng, chuẩn bị một bộ trang phục thật vừa vặn, lịch sự, chuẩn bị một nụ cười thật tươi. Sự chuẩn bị chu đáo sẽ là cơ sở để bạn có thể yên tâm hơn về việc tiếp theo mình sẽ dự định làm. 

Bạn đừng lãng quên yếu tố bên ngoài, thấy mình trong bộ trang phục đẹp và một gương mặt dễ nhìn sẽ giúp bạn tự tin hơn vào bản thân khá nhiều đó. Và nên nhớ, hãy hít một hơi thật sâu và mỉm cười thật tươi trước khi bước vào vòng phỏng vấn của mình nhé. Điều này không chỉ giúp bạn bình tĩnh hơn mà còn cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đang có trạng thái tâm lý khá tốt và có một bản lĩnh phỏng vấn kiên cường.

Hy vọng là bài viết này đã giúp các bạn có thêm “kinh nghiệm” cho lần đầu đi phỏng vấn xin việc của mình. Thông qua đó các bạn sẽ nắm bắt được những điều cần tránh và làm thế nào để trải qua một buổi phỏng vấn mỹ mãn nhất. Và mong rằng các bạn sẽ có được lần đầu đi phỏng vấn xin việc hóa rồng ngay tức khắc nhé!