Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Trả lời câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Đăng bởi Timviec365.vn
Trong các mẫu CV hay buổi phỏng vấn xin việc khi bạn sẽ cần nhắc tới hay sẽ gặp phải câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?”, đây là một phần quan trọng cho nhà tuyển dụng biết được khả năng của bạn cũng như đưa ra các định hướng cá nhân thuyết phục họ.

Một sai lầm "chết người" với những người đang đi tìm việc làm đó là chuẩn bị các thông tin sơ sài, thiếu chuyên nghiệp, điều này vô tình làm mất đi những cơ hội để có công việc mơ ước, bạn có biết cùng với bạn đang có rất nhiều người đi xin việc và họ đã chuẩn bị rất kỹ càng, những mẫu CV ấn tượng và thu hút, do đó hãy thật trau chuốt trong việc chuẩn bị của mình. Một thông tin quan trọng trong các buổi phỏng vấn cũng như trong CV xin việc làm được các nhà tuyển dụng để ý đó mà mục tiêu nghề nghiệp, hãy bỏ ngay những câu trả lời như "tôi muốn có việc làm", "tôi cần có tiền",... nó sẽ "giúp" bạn loại ngay từ "vòng gửi xe".

1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

mục tiêu nghề nghiệp là gì
Theo bạn, mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Một người làm việc không có mục tiêu hay lý tưởng sẽ rất khó để đạt được những kết quả tốt, do đó dù chưa xác định được rõ ràng mục tiêu trong công việc cũng nên đưa ra những mục tiêu, định hướng về việc làm bạn đang ứng tuyển, tránh sử dụng các câu trả lời sai lầm, không ấn tượng.

Mục tiêu nghề nghiệp là một câu trình bày ngắn gọn nhằm mục đích định hướng rõ ràng về nghề nghiệp, đồng thời khẳng định vai trò của ứng viên chính là một trong những sứ mệnh phát triển của công ty. Chính vì vậy, trước khi muốn ứng tuyển vị trí nào bạn nên nghiên cứu thật kỹ mục tiêu nghề nghiệp của mình và điều chỉnh sao cho phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Mục tiêu nghề nghiệp như một bản sơ lược về con đường sự nghiệp của bạn và bạn muốn bước tiếp con đường ấy cùng với công ty để hoàn thành những mục tiêu xa hơn.

1.1. Tại sao mục tiêu nghề nghiệp lại quan trọng?

tại sao mục tiêu nghề nghiệp lại quan trọng
Tại sao mục tiêu nghề nghiệp lại quan trọng đối với các ứng viên?

Về góc độ cá nhân người tìm việc hay rộng hơn nữa là mỗi người thì mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai là rất quan trọng, nên xác định được mục tiêu của mình càng sớm càng tốt, khi có những mục tiêu cụ thể, con người ta sẽ tự có những cách thức để hoàn thành chúng.

Làm việc đúng với mục tiêu, sở thích của mình là điều tuyệt vời mà bất kể ai cũng cần có, nó giúp bạn có những năng lượng làm việc, khả năng sáng tạo, phát triển cao, làm việc không yêu thích không chỉ làm bạn mệt mỏi, áp lực mà còn đang giết chết thời gian của bạn.

Với các nhà tuyển dụng, các công ty thì họ luôn mong muốn những người có năng lực, đam mê với công việc, có hứng thú với vị trí việc làm mà họ đang tuyển dụng, do đó họ sẽ đánh giá cao khi gặp các ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, một định hướng công việc phù hợp với công ty họ. Chính vì thế nên các ứng viên xin việc muốn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng hãy chuẩn bị một CV công việc ấn tượng, những cách trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp, đặc biệt là phần mục tiêu nghề nghiệp.

1.2. Nhà tuyển dụng có “động cơ gì” khi hỏi câu này?

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này là muốn tìm hiểu con đường đi của ứng viên có phù hợp với sứ mệnh của công ty hay không, nếu nó là trùng khớp thì có nhiều khả năng ứng viên này muốn đồng hành cùng công ty lâu dài. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất để nhà tuyển dụng đánh giá một ứng viên, khi đặt ra câu hỏi này nhà tuyển dụng còn muốn biết bạn có phải là một người năng động hay không và quan trọng bạn có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí đó hay không?

Một số câu hỏi cũng có ý nghĩa tương đồng với câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?”

+ Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì?

+ Bạn đang muốn tìm kiếm một công việc như thế nào?

+ Vị trí công việc lý tưởng mà bạn muốn theo đuổi là gì?

2. Với câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên trả lời?

Trong thực tế, hầu hết ai cũng có một ước mơ ấp ủ, trong công việc cũng vậy ai cũng muốn mình thành công, tuy nhiên muốn thành công được bạn phải đi đúng hướng. Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn cũng vậy, nó đòi hỏi cần có một hướng đi đúng với vị trí bạn đang ứng tuyển. Mục tiêu nghề nghiệp thiên về tương lai, trong khi đó những thử  liên quan đến tương lai thì rất khó có thể kiểm chứng được độ chính xác. Vì vậy, tháy vì nói ra sự thật thì bạn hãy khéo nói về những điều sau:

bạn nên trả lời câu hỏi thế nào
Với câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp - Bạn nên trả lời NTD thế nào?

2.1. Đưa ra những câu trả lời "theo sách giáo khoa"

Trong trường hợp bạn vẫn đang mung lung chưa biết được mục tiêu cuối cùng cả mình là mình muốn gì? Thì biện pháp trả lời các câu hỏi chung chung sẽ giúp bạn tránh được những câu hỏi chi tiết của nhà tuyển dụng. Thay vì lý do"Tôi muốn có việc" thì hãy nói lên sự quan tâm của bạn tới công việc này, bạn thích thú với nó và có thể dành nhiều thời gian nghiên cứu, học tập và hoàn thiện kỹ năng bản thân, để phục vụ cho công việc này, hãy khôn khéo cho rằng định hướng của công ty phù hợp với hướng phát triển của bản thân và mong muốn được hợp tác, gắn bó.

2.2. Nhấn mạnh vào sự quan tâm dài hạn của bạn trong công việc

Hầu hết, các nhà tuyển dụng muốn tận dụng những nhân sự có kinh nghiệm và muốn gắn bó lâu dài với công việc. Vì thế, hãy đánh vào việc cam kết làm việc dài hạn như “ Tôi muốn được gắn bó và làm việc với công ty, bởi sứ mệnh của công ty phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của tôi”. Đương nhiên rồi, một công ty khi tuyển dụng chẳng bao giờ muốn nhận những nhân viên đến rồi đi, mất thời gian hướng dẫn, đào tạo hay cả tiền nữa mà chẳng thu lại kết quả gì.

Nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng và quan tâm tới các CV và ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp dài hạn, có ý định phát triển và gắn bó lâu dài cùng công ty, hãy cho họ thấy không ai khác mà chính bạn là người phù hợp nhất với công việc họ cần.

2.3. Thể hiện sự đam mê và nhiệt tình trong công việc

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn có sự nhiệt huyết và năng động của tuổi trẻ vì vậy bạn không ngại gian khổ và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ngoài những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thì nhà tuyển dụng cũng cần các nhân viên có tinh thần học hỏi, đam mê với công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn để hoàn thiện bản thân cũng như để công việc có kết quả tốt nhất.

2.4. Cách trả lời đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm

Bạn biết đấy, khi một sinh viên vừa chập chững bước vào môi trường công việc, họ không có kinh nghiệm trong công việc lẫn những kỹ năng để tìm việc hiểu quả. Vậy họ nên trả lời thế nào nếu nhà tuyển dụng hỏi về mục tiêu nghề nghiệp? Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì vấn đề của bạn chưa phải hết cách để giải quyết. Hãy phân ra các mục tiêu hiện tại và trong một tương lai xa hơn để trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này.

Mục tiêu hiện tại hay hiểu đơn giản hơn là mục tiêu ngắn hạn, bạn nên trình bày trước, sau đó mới nói về những mục tiêu trong tương lai xa hơn của mình. Chẳng hạn như:

+ Sẽ kiểm tra lại toàn bộ các hệ thống kiến thức được học và rèn luyện nó mỗi ngày. Bên cạnh đó, học hỏi thêm nhiều khía cạnh sâu hơn của chuyên môn, cập nhật những xu hướng mới nhất liên quan đến chuyên ngành thông qua sách báo hay mạng internet để tự tin hơn về trình độ năng lực của mình.

+ Bên cạnh kiện thức chuyên ngành là nền tảng, sẽ tham gia các khóa học, đăng ký các lớp đạo tạo kỹ năng mềm để có thể hỗ trợ tốt nhất cho công việc sau này, cũng như giúp cho bản thân hòa nhập và dễ dàng làm việc trong một môi trường tập thể mới.

+ Đặc biệt, học thêm ngoại ngữ, bên cạnh tiếng Anh, sẽ đặt mục tiêu học mới một ngôn ngữ thông dụng mà bản thân yêu thích khác. Vừa đáp ứng được yêu cầu của công việc, vừa thuận lợi hơn trong công tác tiếp nhận các thông tin chuyên ngành ngoài tiếng Việt.

+ Chủ động trong việc cố gắng tham gia lao động và cống hiến hết mình ở một công ty ngay sau khi ra trường, với mong muốn được học hỏi và thích nghi, trải nghiệm rõ nét hơn về môi trường việc làm, tạo cơ hội cho bản thân có môi trường kỷ luật và phát huy năng lực của trí óc, đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp mình làm việc.

Đó là về ngắn hạn, đối với những mục tiêu xa hơn, hãy chắc rằng bạn là một người nắm chắc được những cơ hội về công việc của mình trong tương lai, để có thể đưa ra một mục tiêu về vị trí, chức vụ và công việc mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, bạn đừng chỉ nghĩ cho bản thân, bởi nếu muốn trúng tuyển, bạn cũng nên tìm hiểu các mục tiêu của doanh nghiệp, sứ mệnh và vai trò của họ là gì để nói về những mục tiêu của mình hợp lý nhất.

3. Một vài ví dụ trả lời mục tiêu nghề nghiệp mẫu

một số ví dụ mẫu
Những ví dụ điển hình về cách trả lời cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn

“Tôi muốn tìm một công việc phù hợp với năng lực của bản thân và muốn gắn bó lâu dài với công việc, việc thăng chức, tăng lương là quan trọng nhưng với tôi chưa phải là quan trọng nhất, vì tôi biết nếu tôi hoàn thành công việc tốt điều đó chắc chắn sẽ đến. Một khi tôi thấy kinh nghiệm của tôi đã đủ lúc này tôi sẵn sàng tiếp nhận những trách nghiệm cao hơn.”

"Qua tìm hiểu về công ty tôi được biết vị trí công việc các bạn đang tuyển dụng phù hợp với mục tiêu công việc của tôi, công ty mình có một môi trường làm việc năng động, các đồng nghiệp trẻ điều này khá phù hợp với xu hướng làm việc của tôi, tôi thích được giao tiếp với những người nhiệt tình, dễ dàng chia sẻ và học hỏi, các quy định hay yêu cầu của công ty rất phù hợp với nhu cầu và quan điểm cá nhân, do vậy nên nếu có cơ hội được hợp tác thì tôi có thể thực hiện các công việc một cách tốt nhất."

“Mục tiêu dài hạn của tôi là được phát triển trong lĩnh vực ….. đây là công việc yêu thích và tôi xác định gắn bó lâu dài với nó, với công việc này tôi có thể dành nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, hoàn thành công việc và phát triển tốt hơn. Tôi rất mong rằng mình có thể được hợp tác lâu dài và cùng công ty phát triển”

Hy vọng, với cách trả lời phỏng vấn cho câu hỏi "Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?" sẽ hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công.

Chia sẻ:
LưuShare in VK

Từ khóa liên quan