Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Kinh nghiệm giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Đăng bởi Timviec365.vn
Nắm được cách trả lời phỏng vấn là bước quan trọng đầu tiên mà ứng viên ở vị trí nào cũng phải làm trong chặng đường chinh phục một vị trí việc làm mơ ước. Tưởng chừng như khâu mở màn đơn giản nhất, nhưng trong quá trình phỏng vấn thực tế, bên cạnh những cá nhân thể hiện xuất sắc phần nội dung này, thì không ít “ca” tỏ ra lúng túng, thiếu tự tin, đặc biệt là không biết giới thiệu bản thân như thế nào để vừa ngắn gọn, vừa có thể đủ ý và hợp lòng nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang rơi vào tình huống này nhưng chưa biết xử lý như thế nào thì bài viết ngay sau đây sinh ra để dành cho bạn.

1. Những nội dung xuất hiện trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn? 

 Những nội dung xuất hiện trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
 Những nội dung xuất hiện trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

“Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình” hay “Let's introduce a little bit about yourself” là câu hỏi “của miệng” của khoảng 99% các nhà tuyển dụng trong các cuộc phỏng vấn, cho phép ứng viên “tự bạch” về bản thân mình. Với vai trò là “khúc dạo đầu”, một câu trả lời về bản thân ngắn gọn, súc tích, đầy đủ thông tin và quan trọng là đúng ý đồ của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn ghi điểm nhanh chóng trong mắt lực lượng chiêu mộ ứng viên.

Mặc dù chưa có một quy chuẩn nào về thời gian  cuộc phỏng vấn hay những nội dung cần thiết trong một lời giới thiệu bản thân chuẩn chỉnh, tuy nhiên, theo khảo sát chính thức của vieclam88.vn, ứng viên khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cần thiết khi đảm bảo các nội dung sau đây:

1.1. Lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cho bản cơ hội được phỏng vấn

Phải là những ai trải qua những giành giật các vị trí khó khăn nhất trong vòng nộp hồ sơ mới thấu hiểu được niềm vui sướng khi được nhà tuyển dụng gọi mời đến phỏng vấn như thế nào. Hãy dừng lại hết những ý tưởng trong đầu về một màn giới thiệu đỉnh cao mà hãy dành một lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã cho bạn những cơ hội đó.

Lời cảm trong phần giới thiệu bản thân
Lời cảm trong phần giới thiệu bản thân

Lời cảm ơn với thái độ cầu thị của bạn không chỉ tạo ra cảm giác thoải mái cho nhà tuyển dụng mà còn giúp bản thân ứng viên trở nên lấy lại được bình tĩnh trước khi thể hiện những thông tin về bản thân ở phía sau. Dù có thể, bản thân bạn có rất nhiều điều nổi bật từ kinh nghiệm, kĩ năng, học vấn, phần lời cảm ơn cũng không bao giờ thừa. 

1.2.  Giới thiệu đầy đủ tên, biệt danh, tên gọi khác

Tất cả nhà tuyển dụng đều đã có thông tin về tên tuổi của bạn trong bản CV trước mặt, tuy nhiên, bạn vẫn phải giới thiệu đầy đủ, rõ ràng một lần nữa. Đặc biệt trong những công ty nước ngoài hay vị trí công việc đặc biệt, một tên tiếng Anh hay tên dùng trong công việc của bạn sẽ khi được giới thiệu sẽ tạo ấn tượng khá tốt. 

Cộng gộp với hai nội dung ở mục một và mục hai, các bạn có thể giới thiệu như thế này: “ Trước hết, tôi muốn gửi đến quý công ty lời cảm ơn sâu sắc vì đã cho tôi cơ hội đến vòng phỏng vấn này. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Lưu Thu Trang, anh/chị có thể gọi tôi là Harie.

1.3. Năm sinh

Nhắc về năm sinh trong lời giới thiệu khi phỏng vấn
Nhắc về năm sinh trong lời giới thiệu khi phỏng vấn

Bạn sẽ nêu trước nhà tuyển dụng đầy đủ ngày tháng năm sinh của mình để nhà tuyển dụng tiện xưng hô nhé. 

1.4. Trình độ học vấn

Khi phỏng vấn, thông tin về trình độ học vấn của ứng viên chính là mối quan tâm hàng đầu của người ngồi đối diện. Nhưng không có nghĩa là, bạn trình bày cả quá trình học tập, rèn luyện học tập cả 4 năm đại học vào đây mà họ chỉ quan tâm đến nội dung chính bao gồm: Bạn học chuyên ngành nào? Trường của bạn là gì?  hay loại tốt nghiệp là gì mà thôi.

1.5. Kinh nghiệm làm việc

Trong màn giới thiệu bản thân, sẽ thật ấn tượng nếu bạn có thể cập nhật kinh nghiệm làm việc của bạn. Tuy nhiên, bạn không bê y nguyên phần nội dung thông tin bạn đã trình bày trong CV. Khi giới thiệu, bạn có thể khái quát trong một đến hai câu để nói về năm, vị trí công việc và nội dung công việc bạn từng làm. Còn trong trường hợp bạn có...quá nhiều kinh nghiệm thì sao? Hãy lựa chọn những kinh nghiệm nổi bật nhất và nói nhé. 

1.6. Điểm mạnh của bạn là gì?

. Điểm mạnh của bạn là gì?
 Điểm mạnh của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng cũng sẽ hồ hỏi khi lắng nghe bạn trình bày những thế mạnh của bản thân để  phục vụ công việc. Vì vậy, nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm để nói, bạn có thể trình bày về những thế mạnh khác của bạn như phần tính cách phù hợp với công việc, những kỹ năng mà bạn có để phục vụ công việc của bạn, những hoạt động tham gia và một số giải thưởng, thành tích bạn giành được trong công ty cũ khi đang ở vị trí liên quan đến công ty cũ.

Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, những thông tin này không bắt buộc. Nếu bạn cảm mình những điểm mạnh nổi bật nhất và có thể tóm lược thế mạnh này trong khoảng 2 câu là tốt nhất. 

1.7. Bạn có mong muốn gửi gắm đến nhà tuyển dụng

Bên cạnh việc trình bày những thông tin cá nhân nổi bật thì mong muốn của bạn được thể hiện khéo léo cũng là thành tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bạn có thể trình bày như sau: “Mong rằng, môi trường làm việc chuyên nghiệp tại HHP sẽ thực sự phù hợp cho tôi được phát huy hết năng lực bản thân và cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển chung của toàn công ty. 

1.8. Nhắc lại lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu

 Nhắc lại lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu
 Nhắc lại lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu

Hãy tưởng tượng đến một lúc nào đó, bạn ngừng trả lời giới thiệu nhưng nhà tuyển dụng vẫn không nói gì và không gian hai bên trở nên bối rối? Thật ra chính bản thân ứng viên cũng có thể dễ dàng chấm dứt tình trạng không đáng có này bằng lời “xin cảm ơn” để thông báo rằng, bạn đã kết thúc phần giới thiệu. Thành tố này có thể không được đánh giá cao bởi nhiều người, song tuy nhiên, đó là điều bắt buộc các bạn cần ghi chú trong quá trình phỏng vấn để tránh những phần“im lặng, ngại ngùng” giữa hai bên  diễn ra. 

2. Nằm lòng các bước giúp bạn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Để có thể có thực hành tốt nhất màn giới thiệu bản thân trong phỏng vấn, bạn cần một quỹ thời gian để luyện tập và thực hành nghiêm túc. Để thoát khỏi tình trạng “nghiệp dư” và đi đến chuyên nghiệp. 

Đầu tiên, hãy xác định những kỹ năng mà tuyển dụng đang muốn tìm kiếm ở bạn và sử dụng dụng ngay trong phần giới thiệu của bản thân để giúp nhà tuyển dụng có thể nhận ra được tiềm năng của bạn vì sự phù hợp với công việc.

Thứ hai, hãy sắp xếp các ý cần phải trình bày cho trong phần phỏng vấn của bạn và nói trước gương một mình tại nhà. Đây là cách hiệu quả để có thể giúp bạn rèn luyện được sự tự tin và giảm tâm lý căng thẳng khi đối mặt trực diện cùng nhà tuyển dụng.

Giới thiệu bản thân ấn tượng

Nằm lòng các bước giúp bạn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Nằm lòng các bước giúp bạn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Thứ ba, đặt vai trò của mình vào nhà tuyển dụng và hỏi mình một vài câu hỏi để xem phản ứng trả lời của bản thân. Có những câu hỏi mà bạn có thể tự đặt cho chính mình như: Bạn là người như thế nào? Bạn có những phẩm chất và năng lực gì cần thiết cho vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng không? 

Thứ tư, viết ra tất cả những gì bạn đang có ý định nói ra giấy, luyện tập và chỉnh sửa. Đến khi nào cảm thấy ưng ý. Việc chuyển những điều nên nói ra giấy gần giống như việc bạn đang dựng kịch bản cụ thể cho phần giới thiệu bản thân của mình. Hãy bắt đầu bằng những chi tiết cơ bản nhất về bản thân, sau đó phát triển ra những kỹ năng, kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp và kết thúc bằng một lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng. Cố gắng gạch đầu dòng và viết ngắn nhất có thể để dễ nghe, dễ thuộc nhé. 

Thứ 5, Luyện tập. Hiếm ai chưa có kinh nghiệm phỏng vấn mà vẫn đủ tự tin nói rằng, phần giới thiệu bản thân của bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao trong phần đầu tiên. Điều duy nhất để có thể giúp chung ta nâng cao hiệu quả phỏng vấn đặc biệt là đoạn mở màn. Đó chính là luyện tập thật nhiều về cả tác phong và cách nói chuyện. 

3. Một số lưu ý khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

3.1. Tránh dài dòng không cần thiết

Một số lưu ý khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Một số lưu ý khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Khi bước vào cuộc đối đầu trực tiếp với người tuyển dụng, không ít ứng viên cảm thấy lo lắng vì không có đủ thông tin để chia sẻ và không biết nói gì, đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm phỏng vấn. Ngược lại, rất nhiều ứng viên lại nói quá nhiều thông tin đưa vào phần giới thiệu của mình khiến những phần trả lời cho câu hỏi khác bị trùng lặp ý tưởng.

Hãy lưu ý rằng, ở câu hỏi đầu tiên này, nhà tuyển dụng chỉ mong muốn khai thác được một lượng thông tin cơ bản, nổi bật nhất của thí sinh để chắc chắn rằng, họ đang tìm được ứng viên phù hợp và điều chỉnh những câu hỏi hỏi sao cho hợp lý. Phần giới thiệu bản thân trong phỏng vấn không yêu cầu quá dài dòng, cần ngắn gọn, súc tích. Bạn hãy lưu ý điều này nhé. 

3.2. Lấy công việc và công ty của bạn làm trung tâm

Nếu bạn có quá nhiều điểm nổi bật và mong muốn thể hiện chúng trước nhà tuyển dụng, đây có thể là điều nguy hiểm. Bởi lẽ ngoài tính dài dòng và lặp lại ở những ý trả lời sau, bạn có thể đi xa chủ đề mà tuyển dụng thật sự quan tâm . Do vậy, mỗi câu trả lời của bạn đều phải cố gắng lấy vị trí công việc của bạn và lợi ích của công ty làm trung tâm để tạo một ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nhé. 

Lấy công việc và công ty của bạn làm trung tâm
Lấy công việc và công ty của bạn làm trung tâm

3.3. Không lặp lại những điều đã trình bày CV 

Trong mỗi buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đều đã nằm lòng chiếc CV của bạn và đặt nó ngay trên bàn. Chốc chốc, họ lại cầm lấy CV để đặt ra cho bạn những câu hỏi. Việc trả lời cho câu hỏi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng phiên bản thứ hai trong CV sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy vô cùng nhàm chán.

Họ muốn lắng nghe cách thể hiện mới từ bạn. Vì vậy, hãy cho họ thấy điều đó nhé. Ví dụ, khi bạn trình bày về kinh nghiệm. Thay vì đề cập hàng loạt đến các công ty gắn với các mốc thời gian cụ thể lẫn vị trí bạn làm hay những công việc bạn đã làm. Hãy chỉ nói qua những ý chính nhất và quan trọng nhất trong cách diễn đạt nhanh chóng, súc tích nhất thôi nhé. 

 Không lặp lại những điều đã trình bày CV
 Không lặp lại những điều đã trình bày CV 

Mong rằng, những thông tin trên đây của vieclam88.vn xoay quanh chủ đề “giới thiệu bản thân khi phỏng vấn” sẽ thật sự hữu ích với tất cả các bạn trong quá trình chinh phục nhà tuyển dụng và săn tìm được vị trí công việc mơ ước nhé.

Chia sẻ:
LưuShare in VK