Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 04 năm 2024
Trong CV hiện nay không thể thiếu phần mục tiêu nghề nghiệp, nó vô cùng quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Vậy cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành Luật – pháp lý trong CV xin việc ra sao? Cùng timviec365.vn tìm hiểu nhé!
Nếu bạn đã tham khảo qua các bản CV ngành Luật – pháp lý trên các trang web uy tín, bạn có thể thấy mục tiêu nghề nghiệp nằm ở vị trí “đắc địa”, nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy đầu tiên khi vừa xem CV.
Mục tiêu nghề nghiệp ngành Luật – pháp lý rất quan trọng. Nó giúp bạn định hướng được vị trí, mong muốn đối với việc trong tương lai và đưa ra các lộ trình để bạn thực hiện được mục tiêu của mình.
Khi đặt mục tiêu nghề nghiệp, bạn giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tham vọng, định hướng của mình. Ngoài ra, nó còn giúp bạn có động lực và khuôn khổ để đạt được mơ ước, thúc đẩy bạn không ngừng tiến tới thành công.
Ngành Luật – pháp lý có thể được xem là một trong những ngành khó, khi học ngành này bạn cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức các ngành khác như kinh tế, văn hóa, xã hội,… kết hợp với một bộ óc tư duy và sáng tạo để có thể làm việc hiệu quả.
Mục tiêu nghề nghiệp ngành Luật – pháp lý giúp bạn biết được mình cần gì, muốn gì, sau đó tập trung vào hoàn thành công việc liên quan đến ngành này. Từ đó, bạn sẽ nâng cao kỹ năng, đưa ra những hành động quan trọng, không ngừng học hỏi và nâng cao bản thân mình. Tuy ngành Luật – pháp lý được xem là khô khan nhưng lại yêu cầu ứng viên cần nắm bắt được tình hình thời sự và những thông tin liên quan đến ngành Luật – pháp lý trên phạm vi toàn thế giới.
Vì vậy, mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành Luật – pháp lý tuy không chứng minh được kinh nghiệm hay kỹ năng của bản thân bạn, xong nó là một yếu tố quan trọng tạo nên sự hoàn thiện trong một bản CV ngành Luật – pháp lý. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong ngành Luật – pháp lý đúng cách. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết cho bạn trong phần dưới đây nhé.
Khi viết mục tiêu ngắn hạn ngành Luật – pháp lý, bạn cần viết mục tiêu ngắn hạn liên quan đến mục tiêu dài hạn, làm tiền đề cho mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu trong thời gian ngắn, từ 6 tháng cho đến 1 năm.
Gợi ý một số cách viết mục tiêu ngắn hạn ngành Luật – pháp lý cho các bạn tham khảo dưới đây:
- Khi tôi được làm quen và tiếp xúc với môi trường làm việc tại công ty, tôi sẽ cố gắng thực hiện theo tiêu chuẩn của ngành Luật, luôn tự cập nhật, bổ sung kiến thức và tài liệu pháp lý tương ứng. Đồng thời, tôi sẽ nâng cao kỹ năng giao tiếp để tư vấn Luật cho khách hàng một cách tốt nhất.
- Tôi tốt nghiệp bằng cử nhân ngành Luật ở Trường Đại học Luật Hà Nội, tôi tin với tấm bằng danh giá và những kiến thức của mình, tôi sẽ hoàn thành tốt công việc và đáp ứng những nhiệm vụ được giao. Song song với đó, tôi sẽ trau dồi, nâng cao tay nghề để trở thành một Luật sư giỏi trong công ty.
- Được làm việc trong môi trường mực thước, đây chính là điều kiện tốt giúp tôi rèn luyện bản thân theo khuôn khổ, thể hiện được bản lĩnh của mình trước công chúng.
Khác với sự đơn giản của mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn của ngành Luật – pháp lý liên quan đến phát triển sự nghiệp của bạn trong tương lai.
Một số gợi ý cho bạn tham khảo:
- Tôi muốn mình nâng cao trình độ, hoàn thiện bản thân, đóng góp vào sự phát triển của công ty, từ đó nhận các trách nhiệm công việc lớn hơn trong ngành Luật. Tuy quá trình có thể tốn nhiều thời gian, nhưng tôi vẫn luôn sẵn sàng và kiên định, từ đó giúp tôi phát triển và đạt được tầm cao mới, đưa công ty ngày một phát triển.
- Tôi sẽ luôn nâng cao trình độ tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh trong ngành Thương mại – pháp lý.
- Ứng dụng các kỹ năng, kinh nghiệm của mình để trở thành một Luật sư chuyên nghiệp.
Nếu bạn không chắc về mục tiêu nghề nghiệp trong 3 đến 5 năm tới, bạn có thể trả lời chung chung, nhấn mạnh sự quan tâm của bạn đối với sự nghiệp lâu dài tại công ty. Tuy vậy, mục tiêu nghề nghiệp 3-5 năm cũng cần thể hiện được định hướng và tầm nhìn của bạn.
Đề xuất một số cách lập mục tiêu nghề nghiệp trong lĩnh vực Luật - pháp lý trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm để bạn tham khảo tại địa chỉ sau: [URL]
- Trong vòng 3 đến 5 năm tới, tôi muốn mình sẽ có nhiều đóng góp cho công ty, quản lý và chịu trách nhiệm nhiều hơn trong công việc. Tôi tin rằng với sự cố gắng của mình, tôi sẽ trở thành một Luật sư giỏi và giúp công ty ngày càng phát triển hơn.
- Trong vòng 3 đến 5 năm tới, tôi sẽ đóng góp công sức và nghiệp vụ của mình để mang lại xã hội sự công bằng, văn minh, tạo sự uy tín cho công ty trong mắt quần chúng nhân dân.
Bạn đang là sinh viên ngành Luật – pháp lý và chưa có kinh nghiệm làm việc, vậy nên bạn chỉ cần trình bày mục tiêu của mình ngắn gọn và súc tích, trung thực, điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng nơi bạn ứng tuyển.
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Tôi đang tìm kiếm cơ hội để sử dụng các kiến thức, cũng như kỹ năng của mình trong quá trình học tập tại trường, góp phần vào sự phát triển của công ty. Tôi tin nỗ lực của mình sẽ tạo nên sự khác biệt trong công ty.
- Tôi muốn được tiếp xúc thực tế trong công việc để sử dụng hết kỹ năng và kiến thức của mình. Tôi sẽ cố gắng học hỏi và hoàn thiện trong một môi trường chuyên nghiệp.
Khi bạn đã có kinh nghiệm trong ngành Luật – pháp lý thì trình bày mục tiêu sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể kể về những kinh nghiệm trước đây của mình và nêu được mục tiêu trong tương lai.
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Bằng những kinh nghiệm làm Pháp chế trong 5 năm qua, mục tiêu của tôi là sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, sau đó nỗ lực làm việc, tạo hiệu suất cao trong công việc, giúp công ty phát triển hơn và về lâu dài tôi muốn đạt vị trí cao hơn trong công việc.
- Trong 7 năm qua, tôi đã không ngừng học hỏi và phát triển trong công ty ở vị trí Pháp lý. Tôi sẽ dùng những kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình giúp công ty phát triển ngày càng lớn mạnh.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong ngành Luật – pháp lý, bạn không nên đặt mục tiêu phi thực tế. Bạn nên viết những mục tiêu mà bạn có thể đạt được, tránh nói quá xa tầm với của bạn. Bạn cũng nên viết mục tiêu nghề nghiệp và cuộc sống cân bằng với nhau, vì vậy khi đặt mục tiêu, bạn cần đảm bảo cân bằng được giữa công việc và cuộc sống.
Bạn nên viết phần mục tiêu ngắn gọn, khoảng 2 đến 3 dòng, tránh viết dài dòng và lan man, sẽ làm nhà tuyển dụng chán nản khi xem CV của bạn. Bạn viết ngắn gọn, trình bày được mục tiêu cụ thể của mình sẽ làm hài lòng nhà tuyển dụng.
Khi viết bạn cũng cần trung thực, những mục tiêu cần phù hợp với khả năng của bạn và nhu cầu của bản thân. Bạn chỉ nên nêu được những mục tiêu mà bạn có thể thực hiện được, tránh đưa ra các mục tiêu quá ảo tưởng và xa vời hiện thực. Cũng đừng nên khoe mẽ thái quá gây mất lòng tin với nhà tuyển dụng.
Cuối cùng, khi viết mục tiêu nghề nghiệp Luật – pháp lý trong CV bạn cần viết đúng chính tả, tránh lặp từ, lỗi câu. Khi viết xong nên kiểm tra lại để tránh xảy ra sai sót.
Trên đây là cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong ngành Luật – pháp lý, hy vọng có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn tìm được một công việc phù hợp và ưng ý!
CV thực tập sinh ngành Luật
Ngoài bài viết về mục tiêu nghề nghiệp ngành Luật – pháp lý, bạn có thể tham khảo bài viết CV thực tập sinh ngành Luật dưới đây để biết thêm cách viết CV thực tập sinh ngành Luật gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc