Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Tips] Professional guide and CV IT Example for candidates

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

IT là một ngành nghề công nghệ cao với nhu cầu nhân lực lớn và sở hữu mức thu nhập đáng mơ ước đối với rất nhiều người. Tuy nhiên để thành công trong lĩnh vực này phải trải qua quá trình học tập nghiên cứu rất dài. Chưa kể đến mức độ cạnh tranh khi ứng cử vào các doanh nghiệp hàng đầu là rất lớn. Hôm nay timviec365.vn sẽ mách bạn cách viết CV IT Example thật ấn tượng để trở thành công cụ hiệu quả giúp “tiếp thị” bản thân đến với nhà tuyển dụng.

2. Làm thế nào để tạo một CV IT ấn tượng với nhà tuyển dụng

1.1. Gây ấn tượng bằng kinh nghiệm làm việc và kỹ năng chuyên môn

1.1.1. Trường hợp bạn là người giàu kinh nghiệm trong ngành

Ứng tuyển cho công việc ngành IT
Ứng tuyển cho công việc ngành IT

Đối với một ngành đặc thù như IT, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tuyển chọn ứng viên của các nhà tuyển dụng. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều không quá quan tâm đến xuất phát điểm của các ứng viên, điều họ thực sự quan tâm đó là giá trị của mỗi ứng viên, hay nói cách khác chính là những gì mà ứng viên có thể cống hiến cho công ty hoặc doanh nghiệp. Mà điều này được thể hiện rõ ràng nhất thông qua kinh nghiệm làm việc và kỹ năng chuyên môn.

Để làm nổi bật kinh nghiệm làm việc và kỹ năng chuyên môn, thông thường các ứng viên sẽ áp dụng trình tự thời gian khi liệt kê ra những kinh nghiệm làm việc của mình. Chỉ khác biệt ở một điểm đó là bạn nên viết theo thứ tự thời gian đảo ngược – reverse-chronological – nghĩa là bắt đầu với công việc gần thời điểm phỏng vấn nhất.

Kinh nghiệm làm việc rất có giá trị trong CV IT
Kinh nghiệm làm việc rất có giá trị trong CV IT

Tác dụng lớn nhất của cách viết này đó là nó cho nhà tuyển dụng thấy được ngay giá trị của bạn và những gì bạn có thể cống hiến cho công ty. Đây là cách liệt kê kinh nghiệm làm việc phổ biến nhất và cũng thích hợp nhất đối với những người giàu kinh nghiệm làm việc trong ngành.

1.1.2. Trong trường hợp bạn chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm

Nếu bạn xếp vào trong trường hợp này thì có hai cách để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Ứng với mỗi cách bạn lại áp dụng một loại CV khác nhau.

Cụ thể, bạn có thể sử dụng một trong hai loại CV sau đây:

- CV chức năng – Functional Resume

Loại CV này thích hợp nhất với các bạn chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên có sự tự tin nhất định ở kỹ năng chuyên môn của bản thân. Đối tượng phù hợp với lại CV này là sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người có khoảng thời gian làm việc không liên tục vì lý do nào đó.

- CV kết hợp – Combination Resume

Đúng như tên gọi, đây là loại CV kết hợp những ưu điểm nổi bật của CV chức năng và CV theo trình tự thời gian. Loại CV này vừa làm nổi bật kinh nghiệm làm việc lại vừa làm nổi bật kỹ năng chuyên môn của người viết. Đây được đánh giá là loại CV phù hợp nhất với những ứng viên đã có kinh nghiệm một vài năm trong ngành.

Lựa chọn loại CV phù hợp với bản thân
Lựa chọn loại CV phù hợp với bản thân

1.2. Gây ấn tượng ngay từ hình thức chuyên nghiệp

Nếu bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực IT thì hẳn là bạn biết cách để trình bày chiếc CV của mình một cách khoa học bằng cách sử dụng rất nhiều công cụ sẵn có. Đây là một lợi thế của những người theo học ngành Công nghệ thông tin khi họ có khả năng thực hiện các thao tác sử dụng máy tính rất tốt.

Bạn nên trình bày CV của mình gói gọn trong 1 trang A4, hoặc nếu muốn liệt kê nhiều hơn các kinh nghiệm làm việc thì phải cân đối sao cho độ dài CV không vượt quá 2 trang A4 nhé.

Để CV của mình ấn tượng hơn thì bạn có thể áp dụng những cách thiết kế CV sáng tạo hơn qua việc sử dụng hình ảnh của bản thân, đường nét thiết kế, phối hợp màu sắc hoặc sử dụng các chuỗi ký hiệu, đồ thị… nhưng vẫn đảm bảo sự rõ ràng, mạch lạc bằng cách sử dụng các gạch đầu dòng.

1.3. Không bỏ qua bất cứ trường thông tin nào

Mỗi trường thông tin trong CV lại có một chức năng và tác dụng riêng biệt. Một CV xin việc lý tưởng nhất là CV có đầy đủ các trường thông tin. Đôi khi ứng viên có thể bỏ qua một số trường thông tin vì cho rằng không cần thiết. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo CV xin việc có đủ 4 trường thông tin sau đây:

+ Thông tin liên hệ

Đây là những thông tin cơ bản nhất để nhà tuyển dụng biết bạn là ai. Đồng thời nhà tuyển dụng cũng cần thêm phương thức liên lạc với ứng viên trong trường hợp yêu cầu cung cấp thêm thông tin hoặc thông báo kết quả phỏng vấn.

Không bỏ qua bất cứ trường thông tin nào trong CV
Không bỏ qua bất cứ trường thông tin nào trong CV

+ Kinh nghiệm là việc

Rõ ràng đây là trường thông tin không thể thiếu được trong CV xin việc. Bằng những thông tin về kinh nghiệm làm việc nhà tuyển dụng có thể đánh giá được trình độ và chuyên môn của ứng viên. Đồng thời giá trị của ứng viên cũng được thể hiện qua những thông tin trong phần này.

+ Kỹ năng cá nhân

Đây cũng là những cơ sở để nhà tuyển dụng xem xét quyết định tuyển chọn ứng viên. Một người có kỹ năng tốt sẽ không cần tốn nhiều thời gian đào tạo công việc hoặc học hỏi ở một lĩnh vực mới.

+ Những trường thông tin khác cũng có tác dụng riêng mà ứng viên không nên bỏ qua.

1.4. Chú ý đến từng con chữ trong CV

Những thông tin bạn ghi trong CV không chỉ có tác dụng cung cấp thông tin về bản thân bạn, mà còn là công cụ để bạn tự “tiếp thị” bản thân với nhà tuyển dụng. Tương tự như khi bạn muốn giới thiệu về một chương trình do chính bản thân mình viết, bạn cũng cần phải chú ý đến từng dòng code, từng câu lệnh.

Chẳng hạn như khi bạn viết phần giới thiệu bản thân hay mục tiêu nghề nghiệp chỉ vỏn vẹn trong vài ba dòng, bạn sẽ phải suy nghĩ xem làm cách nào để viết thật súc tích những vẫn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Ví dụ bạn có thể giới thiệu về bản thân như sau:

“Experienced IT Specialist with a strong background in designing, developing, and maintaining computer systems for a diverse business clientele. 5+ years of industry experience includes increasing UX scores by 40%, decreasing website load time by 22%, and training 20+ members of staff. Seeking a role with XYZ Solutions, where my skills can be leveraged to maintain and optimize the company’s computer systems.”

Chú ý tới từng câu chữ trong CV
Chú ý tới từng câu chữ trong CV

Hoặc viết ngắn gọn về mục tiêu nghề nghiệp:

“Motivated Computer Science graduate seeking the role of IT Specialist at SoftwareX. Passionate about building software solutions and maintaining computer systems. Developed software solutions for a local technology company while at University X. Relevant skills include Database Administration, Cloud Management, and Network Architecture.”

Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến việc soát và sửa lỗi chính tả. Thực tế thì chỉ cần một lỗi sai chính tả cũng có thể khiến cho nhà tuyển dụng “nhíu mày”. Những nhà tuyển dụng khó tính thậm chí còn không muốn đọc tiếp CV ứng viên nếu bắt gặp nhiều lỗi chính tả ngay từ đầu CV.

1.5. Sử dụng những từ khóa “đắt giá” để khiến nhà tuyển dụng chú ý

Mỗi đợt tuyển dụng có hàng trăm hàng ngàn hồ sơ ứng viên được gửi đến tay nhà tuyển dụng. Nếu bạn không tìm ra cách khiến CV của mình nổi bật hơn thì bạn cũng sẽ bị mờ nhạt giữa hàng trăm người khác giống như bạn. Bí quyết ở đây chính là sử dụng những từ khóa “đắt giá” để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Sử dụng các từ khóa đắt giá
Sử dụng các từ khóa đắt giá

Một vài từ khóa mà bạn có thể áp dụng cho CV của mình:

+ Conceptualized

+ Determined

+ Programmed

+ Fixed

+ Rebuilt

+ Formulated

+ Initiated

+ Evaluated

2. Một số kỹ năng chuyên môn “đắt giá” cho CV IT

Mục đích của một chiếc CV xin việc là để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp nhất cho vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng. Nhưng làm thế nào để CV của bạn làm được điều đó?

Đáp án chính là những kỹ năng chuyên môn của bạn. Lời khuyên chúng tôi đưa ra cho bạn đó là hãy nghiên cứu kỹ nội dung và yêu cầu công việc để lựa chọn ra những kỹ năng mà bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy nhất ở một ứng viên tiềm năng.

Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê ra một số kỹ năng bạn có thể đưa vào CV xin việc.

Kỹ năng IT:

+ Computer Hardware Knowledge & Computer Software Knowledge

+ Internet Applications

+ Operating Systems

+ Data Privacy

+ Programming Languages

+ Backup management

+ Front-End & Back-End Development

+ Database Administration

+ Cloud Management

+ Software Installation

+ LAN technology

Kỹ năng chuyên môn rất được coi trọng
Kỹ năng chuyên môn rất được coi trọng

Kỹ năng mềm:

+ Problem Solving

+ Communication

+ Multitasking

+ Teamwork

+ Working under pressure

+ Time Management

3. Nên gửi kèm Cover letter

Có vẻ như ở nước ta Cover letter không được đề cao với đúng giá trị của nó. Tuy nhiên ở nhiều nước thì Cover letter là một tài liệu rất có giá trị trong bộ hồ sơ xin việc. Nhiều nhà tuyển dụng còn nói rằng Cover letter chiếm tới 50% quyết định tuyển chọn ứng viên của họ. Bởi vậy bạn nên gửi kèm Cover letter trong hồ sơ xin việc kể cả khi nhà tuyển dụng không yêu cầu.

Trên đây là những chia sẻ về cách để ứng viên tạo ra được một chiếc CV IT Example gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đừng quên kèm theo Đơn xin việc khi nộp hồ sơ để tăng khả năng được chọn phỏng vấn nhé.

CV xin việc bán hàng siêu thị

Các siêu thị luôn có nhu cầu tuyển dụng vô cùng lớn, đặc biệt là các dịp lễ, Tết. Để xin việc tại siêu thị, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin việc, trong đó có CV xin việc. Vậy làm sao để viết CV xin việc bán hàng siêu thị nổi bật và ấn tượng? Đây là câu hỏi mà rất nhiều ứng viên muốn biết trên timviec365.vn, theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!

CV xin việc bán hàng siêu thị

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;