Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Chăn nuôi hữu cơ là gì? Giải pháp hàng đầu cho sức khỏe và môi trường

Tác giả: Lưu Thu Trang

Tạo CV online

1. Vài nét cơ bản về chăn nuôi hữu cơ

1.1. Chăn nuôi hữu cơ là gì?

Trong chăn nuôi hữu cơ, động vật cần nhiều hơn không gian sống và không khí trong lành, đồng thời chúng cần được nuôi dưỡng trong điều kiện phù hợp với hành vi của chúng. Động vật được chứng nhận chăn nuôi hữu cơ phải được nuôi trên đồng cỏ, môi trường sống an toàn, sạch sẽ và không có lồng, dinh dưỡng cung cấp cho chúng phải hoàn toàn hữu cơ, tránh sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ tổng hợp, không sử dụng bất kỳ can thiệp biến đổi gen nào, thuốc kháng sinh hoặc hormone nhân tạo chỉ được phép sử dụng khi không còn sự lựa chọn nào khác một cách hạn chế nhất có thể. Kết quả là sẽ cho ra đời những con vật khỏe mạnh, hạnh phúc, được thể hiện những hành vi mà bản chất chúng mong muốn, ít tiếp xúc với các hóa chất trừ sâu. 

Chăn nuôi hữu cơ là gì?
Chăn nuôi hữu cơ là gì?

Nhu cầu chăn nuôi hữu cơ đang tăng lên rất nhiều cùng với việc mở rộng thị trường sản phẩm chăn nuôi hữu cơ. Sự hiện diện của các nước phát triển như Brazil hay Argentina trong việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi hữu cơ là cơ hội đáng mừng cỗ vũ các quốc gia khác trên thế giới gia nhập phong trào. Để gia tăng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ và phát triển sản phẩm trên thị trường nội địa, các nước đang phát triển phải vượt qua nhiều thách thức. Nhu cầu chăn nuôi hữu cơ đang có nhu cầu và phạm vi lớn hơn trong kịch bản toàn cầu hiện nay do các nước đang tập trung vào tính bền vững nhiều hơn. 

1.2. Chăn nuôi hữu cơ khác gì so với chăn nuôi thông thường?

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người kinh hoàng trước điều kiện giam giữ động vật và quy trình nuôi nhốt trong các trang trại chăn nuôi hiện đại. Từ đó, người ta lại càng lo ngại hơn về việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong chăn nuôi trong thực phẩm ăn uống hàng ngày. Từ năm 1920 đến 1950, phong trào chăn nuôi hữu cơ đã bắt đầu hình thành tại các trang trại Vương quốc Anh, châu Âu và Bắc Mỹ. Nông dân truyền kiến thức và kinh nghiệm thực hành cho các thế hệ sau. Đến năm 1960, phong trào này được phát triển trên quy mô rộng hơn, một phong trào gắn kết, có tổ chức và giờ đây nó là lĩnh vực thực phẩm phát triển nhanh nhất trên toàn cầu. 

Chăn nuôi hữu cơ bắt nguồn từ đâu?
Chăn nuôi hữu cơ bắt nguồn từ đâu?

Vậy chăn nuôi hữu cơ khác gì so với chăn nuôi thông thường? Về cơ bản, chăn nuôi hữu cơ là cho động vật được tiếp xúc với môi trường tự nhiên, ăn và chơi trên đồng cỏ. Hầu hết động vật được nuôi theo phong cách nuôi nhốt hiện đại ít khi được tiếp xúc với tự nhiên, chúng sống mà không được tận hưởng không khí trong lành và ánh sáng mặt trời, đây vốn là những nhu cầu cơ bản của mọi sinh vật. Chúng cũng có rất ít môi trường sống và thường phải chen chúc nhau trong những vị trí chật hẹp được ngăn cách bởi bức tường hay rào sắt. 

Chăn nuôi hữu cơ khác gì so với chăn nuôi thông thường?
Chăn nuôi hữu cơ khác gì so với chăn nuôi thông thường?

Một yếu tố khác là việc lựa chọn giống vật nuôi. Chăn nuôi công nghiệp thông thường tạo ra những lứa động vật có năng suất cao và thời gian sinh trưởng cũng bị rút ngắn. Nhưng đồng thời các con vật này cũng dễ bị mắc bệnh hơn, do đó chúng cần sử dụng thuốc nhiều hơn. Thêm vào đó là môi trường sống bị giam giữ, số lượng đông và mật độ cao khiến chúng dễ bị lây nhiễm bệnh tật hơn. Ngược lại, chăn nuôi hữu cơ thì lại chọn giống vật nuôi khỏe mạnh, thích nghi với môi trường từng địa phương. Chúng được cho phép ở bên ngoài, ăn trên những đồng cỏ tươi và nhiều không gian để di chuyển. Do đó, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật trong chăn nuôi. 

1.3. Những yêu cầu cơ bản trong chăn nuôi hữu cơ

1.3.1. Giống vật nuôi

Giống vật nuôi hữu cơ được chọn lọc ra sao?
Giống vật nuôi hữu cơ được chọn lọc ra sao?

Có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữu cơ. Có trang trại tập trung vào tính kinh tế như quy mô, hiệu quả trên một con vật hoặc trên một phạm vi. Các trang trại khác lại tập trung vào chất lượng sản phẩm, khả năng tự cung tự cấp, tiếp thị trực tiếp và thị trường ngách. Các loại hình trang trại khác nhau sẽ yêu cầu những giống vật nuôi khác nhau. Khi động vật có khả năng thích nghi di truyền với những điều kiện khắc nghiệt của địa phương, chúng sẽ có năng suất cao hơn và chi phí chăn nuôi thấp hơn. Ngoài ra, việc lựa chọn những vật nuôi thích nghi với môi trường địa phương sẽ đảm bảo cho sức khỏe vật nuôi. 

1.3.2. Nguồn thức ăn

Nguồn thức ăn trong chăn nuôi hữu cơ
Nguồn thức ăn trong chăn nuôi hữu cơ

Vật nuôi nên được cho ăn bằng thức ăn 100% hữu cơ tự nhiên hoặc thức ăn chuyển hóa phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của chúng trong từng giai đoạn phát triển, cung cấp đủ thức ăn thô xanh, cung cấp đủ nước uống sạch và nước có thể uống được. Nghiêm cấm sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, chất khai vị tổng hợp, chất bảo quản, chất tạo màu tổng hợp, axit amin tổng hợp, chất nhũ hóa, ure,...Tùy vào từng loài động vật, 30-70% thức ăn nên đến trực tiếp từ trang trại hoặc hợp tác với các cơ sở khác trong khu vực. 

1.3.3. Nơi ở 

Nơi ở của động vật hữu cơ
Nơi ở của động vật hữu cơ

Động vật không nên bị nhốt, buộc hay xích quá lâu trong lồng hay trang trại chật hẹp, động vật cần được chăn thả ở những khu vực có đủ không gian di chuyển, cần cung cấp cho chúng đủ không khí trong lành để hít thở và ánh sáng ban ngày tối đa. Nên nuôi theo đàn hoặc đàn phải có quy mô phù hợp, không quá chật chội và mật độ vừa phải. 

1.3.4. Phòng và chữa bệnh

Phòng và chữa bệnh cho động vật hữu cơ
Phòng và chữa bệnh cho động vật hữu cơ

Lựa chọn con giống khỏe mạnh và không bệnh tật một cách kỹ càng, thông thường thì con giống bản địa có khả năng thích nghi với môi trường và kháng bệnh tốt hơn là giống ngoại lai. Động vật nên được chăm sóc theo cách thúc đẩy sức đề kháng và chống lại bệnh tật,  nhiễm trùng. Nguồn thức ăn tự nhiên ngoài trời là món quà giá trị giúp củng cố hệ miễn dịch tự nhiên của chúng. Thuốc không gây dị ứng, thuốc thảo dược, các biện pháp khác như châm cứu, liệu pháp vi lượng nên được ứng dụng. Tránh sử dụng thuốc thú y, chỉ sử dụng vacxin khi các biện pháp điều trị vật lý khác không thể phát huy hiệu quả. Khi sử dụng thuốc thú y hay các loại hóa chất thì thời hạn xuất chuồng phải gấp đôi thời gian thông thường. Nói chung là để động vật tiếp xúc nhiều đến tự nhiên và tránh xa các hóa chất thuốc men càng nhiều càng tốt.  

1.3.5. Sự đối đãi

Không ngược đãi động vật bằng bất kỳ hình thức nào, tạo môi trường sống thoải mái và tự do, động vật nên được thực hiện theo đúng hành vi bản năng theo mong muốn, được ăn uống một cách tự nhiên không hóa chất. Các biện pháp thông thường khác có thể gây đau đớn như cắt mỏ hay cắt đuôi hoặc sẽ bị cấm trong chăn nuôi hữu cơ. Ngoại trừ một số phương pháp được cho phép sử dụng để cải thiện sức khỏe, phúc lợi hoặc vấn đề vệ sinh của vật nuôi nếu không thì sự an toàn của người lao động sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như cưa sừng. 

1.4. Chăn nuôi hữu cơ có lợi ích gì?

1.4.1. Đối với môi trường

Chăn nuôi hữu cơ có lợi gì cho môi trường?
Chăn nuôi hữu cơ có lợi gì cho môi trường?

Nông dân hữu cơ có thể sử dụng nhiều biện pháp để làm giảm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nông nghiệp. Thay vì sử dụng phân bón hóa học thì sử dụng phân hữu cơ từ chính động vật để cung cấp cho cây trồng, đồng cỏ. Việc sử dụng các biện pháp bền vững như luân canh cây trồng theo mùa vụ, che phủ cây trồng để duy trì độ phì nhiêu của đất. Đồng thời, chăn thả trên đồng cỏ cũng giúp hạn chế cỏ dại. 

Chu trình dinh dưỡng khép kín, động vật lấy dinh dưỡng từ thực vật, sau đó trả lại nguồn dinh dưỡng cho đất thông qua phân chuồng và phân hữu cơ. Cải tạo đất bằng động vật có thể làm tăng khối vi sinh vật, hoạt động của enzym và thay đổi cấu trúc cộng đồng vi sinh vật. Kết hợp các loại cây trồng trong chăn nuôi để bổ sung nguồn thực phẩm sạch cho động vật làm đa dạng hệ sinh thái nông nghiệp. 

1.4.2. Đối với sức khỏe động vật

Chăn nuôi hữu cơ có lợi gì cho sức khỏe động vật?
Chăn nuôi hữu cơ có lợi gì cho sức khỏe động vật?

Chế độ ăn trên đồng cỏ giúp phát triển hệ tiêu hóa của động vật, đặc biệt là động vật nhai lại, giúp cho dạ cỏ ít axit hơn. Độ axit thấp này làm tăng số lượng vi sinh vật có lợi, giúp lên men chế độ ăn nhiều chất xơ của chúng. Việc chăn thả tự do cũng hạn chế các bệnh tật liên quan đến xương khớp khác khi bị trói và xích quá lâu. 

1.4.3. Đối với sức khỏe con người 

Chăn nuôi hữu cơ có lợi gì cho sức khỏe con người?
Chăn nuôi hữu cơ có lợi gì cho sức khỏe con người?

Khi động vật được chăm sóc chu đáo, được nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên, không hấp thụ nhiều hóa chất có hại trong cơ thể,  chúng sẽ cho ra những nguồn thực phẩm chất lượng, dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Con người tiêu thụ những sản phẩm này không lo hấp thụ gián tiếp nhiều hóa chất độc hại trong chăn nuôi như chất kích thích, các nguy cơ ung thư, biến đổi gen hay bệnh tật lây lan trong trang trại. 

2. Cần xem xét những vấn đề gì trước khi chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi hữu cơ?

Thị trường gần khu vực trang trại mà bạn hướng đến có tiềm năng phát triển không? Có sẵn sàng chi trả một con số lớn hơn cho các sản phẩm hữu cơ chất lượng hay không?

Có cơ sở giết mổ và chế biến ở gần đó hay không và các hoạt động của họ có đảm bảo chất lượng hay không?

Sản xuất chăn nuôi hữu cơ có ý nghĩa kinh tế với hệ thống sản xuất của bạn hay không? Cơ sở đất đai có phù hợp với yêu cầu về đồng cỏ không? Có cần thiết kế lại chuồng trại không? Trước đó, bạn cũng cần tính toán các chi phí phát sinh cho quá trình sản xuất như chi phí cho thức ăn chăn nuôi, chi phí chăm sóc và duy trì sức khỏe, chữa bệnh,...

Bạn đã có thiết bị lao động và máy móc phù hợp với mô hình chăn nuôi này hay chưa?

Cuối cùng, bạn đã biết chăn nuôi hữu cơ là gì chưa? Chăn nuôi hữu cơ nói riêng và nông nghiệp hữu cơ nói chung đang có nhiều đóng góp trong việc đối phó với những thách thức về tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Do đó, đây là công nghệ then chốt để sử dụng đất bền vững trong tương lai.

Tìm hiểu mô hình trang trại công nghiệp có ưu và nhược điểm gì?

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý