Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Đường Thái Tông và vết nhơ cướp ngôi, đoạt vợ chấn động Đường Triều

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Lịch sử 5000 năm văn minh của Trung Quốc là kho tàng văn hóa vô giá cho hậu thế. Kiến tạo nên kho tàng văn hóa vô giá này, có công lao to lớn của các bậc đế vương vĩ đại. Cùng với Chu Nguyên Chương - Minh Thái Tổ của nhà Minh, Hán Cao Tổ của nhà Hán, Tần Thủy Hoàng dưới thời Tần...Đường Thái Tông - Lý thế Dân đến nay vẫn được xem bậc minh quân Vĩ đại nhất. Dưới thời gian ông trị vì, Trung Quốc trở thành trung tâm của thế giới, nền văn minh Trung Hoa được phát triển tới đỉnh cao. Kiệt xuất là vậy, song bóng tối của lịch sử cũng không thể phủ mờ và che khuất hoàn toàn những sự thật xoay quanh cuộc đời của vị vua này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng timviec365.vn khám phá rõ hơn về tiểu sử và những biến  cố, thành tựu trong thời gian tại ngôi của Đường Thái Tông - Lý Thế Dân các bạn nhé. 

1. Tiểu sử Đường Thái Tông - Lý Thế Dân

Đường Thái Tông tên thật là Lý Thế Dân. Ông sinh ngày 23 tháng 1 năm 599 mất ngày 7 tháng 10 năm 649. Ông là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Đường - Thời kỳ cực thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông ở trên ngôi trong khoảng 23 năm, từ năm 626 đến năm 649 với niên hiệu Trinh Quán. 

Tiểu sử Đường Thái Tông - Lý Thế Dân
Tiểu sử Đường Thái Tông - Lý Thế Dân

Năm 617, trong bối cảnh nhà Tùy suy vong, Lý Thế Dân đã khuyên cha mưu phản, lật đổ Tùy Dạng Đế, ông cũng đồng thời góp công lớn vào việc “đánh Đông, dẹp Bắc” mở ra cơ ngơi cho nhà Đường dưới trướng Đường Cao Tổ - Lý Uyên. Với duyên cớ này, người tài liệu sử có ghi nhận, Lý Thế Dân là Khai quốc hoàng đế cùng cha. Ông cũng là người mở đầu cho thời kỳ “Trinh Quán chi trị” trong lịch sử Trung Quốc - giai đoạn cực thịnh nhất của Đại Đường và là triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Hoa. 

Ngoài công trạng khai quốc và tài năng cầm quân như thần, Đường Thái Tông - Lý Thế Dân xuất hiện trong trang sử vàng xứ Trung với nhiều sự thật về quá trình đoạt ngôi báu. Nổi bật là sự biến Huyền Vũ Môn - huynh đệ nhà họ Lý tương tàn xảy ra vào năm 626. Khi ấy, Lý Thế Dân quật khởi và giết chết hai anh em ruột của mình là Thái Tử Lý Kiến Thành và Tề Vương Lý Nguyên Cát, sau đó ép Đường Cao Tổ phải nhường ngôi. 

Về mặt thân thế, Lý Thế Dân là con trai Đường Cao Tổ Lý Uyên - Vị vua khai quốc ra nhà Đường và Thái Mục Hoàng Hậu Đậu Thị. Thái Mục Hoàng Hậu - chính thất phu nhân của của Lý Uyên thuở hàn vi còn gọi là Đậu Thị phu nhân. Đậu Thị sinh được tổng 5 người con cho Lý Uyên gồm con trưởng Lý Kiến Thành, Lý Nguyên Bá, Lý Nguyên Cát, Lý Thế Dân và Công Chúa Bình Dương. Lý Thế Dân là con trai thứ hai. 

Ngay từ thuở nhỏ, Thế Dân đã bộc lộ tài năng mưu lược, văn võ song toàn đặc biệt có tài cầm quân và sử dụng binh pháp. Ông cũng người là người dũng cảm, không nề hà hiểm nguy, khả năng tấn công như thần. Bên cạnh tài năng võ nghệ, Lý Thế Dân cũng là người rất giỏi nghệ thuật nhất là đánh đàn và thư pháp. Ông chính là môn đệ đời sau của Văn sĩ Vương Hi Chi nổi tiếng. 

Lai lịch Đường Thái Tông, Lý Thế Dân
Lai lịch Đường Thái Tông, Lý Thế Dân

Với tài năng hơn người, Đường Thái Tông khi ấy là Thế Dân nhận được sự yêu quý của Đường Quốc Công Lý Uyên cùng các quan lại tiền triều. Ngay khi 14 tuổi, ông đã được Cao Sỹ Liêm - một quan chức nhà Tùy gả cháu gái Trưởng Tôn Thị cho sau này, khi đăng cơ, Trưởng Tôn Thị trở thành Văn Đức Thuận Thánh Hoàng Hậu.

Năm 615, khi ấy, Lý Thế Dân mới 14 tuổi, Tùy Dạng đế bị vây ở Nhạn Môn Quan bởi đạo quân phản nghịch cầm đầu bởi Đột Quyết. Nhận lệnh chiếu Cần Vương, Lý Thế Dân cũng tham gia và góp phần giải cứu Dạng Đế khi đánh lùi một nhánh quân mạnh của tướng Đột Quyết.

Một năm sau, Lý Thế Dân theo cha đến trấn Thủ Thái Nguyên và bắt đầu tập hợp lực lượng và chiêu mộ nhân tài.

2. Lý Thế Dân và hành trình thống nhất Trung Quốc

Tương truyền, Tùy Dạng Đế không ưa công thần Lý Uyên. Dưới sự cai trị của Dạng Đế, thiên hạ đại loạn, đời sống nhân dân khổ cực, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi. Lại nghe theo lời sấm truyền, quốc vương họ Tùy đã giết sạch gia quyến của tướng quân Lý Tồn để diệt trừ hậu họa. Trong bối cảnh đó, Lý Thế Dân cùng Lý Uyên đã nuôi ý định mưu phản, lật đổ nhà Tùy. 

Lý Thế Dân và hành trình thống nhất Trung Quốc
Lý Thế Dân và hành trình thống nhất Trung Quốc

Sau khi thảo luận với các tư lệnh của ngài một cách tỉ mỉ và đúng thời điểm để đánh, năm 617, người Lý Thế Dân khuyên ngài nên triển khai quân đội với lý do, nếu Đại Đế biết rằng ngài quan hệ với phi tần, gia đình Lý sẽ bị trừng phạt. Lý Uyên đồng ý khởi nghĩa. Tuyên bố là ủng hộ cháu nội của nhà Tùy là Dương Hựu, Đường Cao Tổ sau này mật báo với các con trai - bấy giờ đang trấn thủ các vùng đất khác của triều đình về Thái Nguyên khởi binh. 

Sau khi đưa quân về phương Nam đánh bại 3 vạn quân Tùy ở Dương Định Họ Lý đưa quân đến Hoắc Ấp, sau đó dùng kế nghi binh, phao tin Tướng cầm đầu là Tướng Lão Sinh đã chết để quân Tùy đầu hàng. Sau khi đánh của Hoắc Ấp, đại quân của Lý Uyên tiến vào Quang Trung và chiếm lấy thành Trường An sau đó, phò tá Dương Hựu lên ngôi Hoàng đế buộc Tùy Dạng Đế lui về Thái Thượng Hoàng.

Tuy vậy, sự vụ chiếm thành Trường An của Lý Uyên vấp phải một làn sóng phản đối của quần thần, nhất là các thủ lĩnh chống lại quân Tùy là Tiết Cử. Trong trận giao chiến với con trai Tiết Cử là Tiết Nhân Cảo, Lý Thế Dân giành được thắng lợi lớn. 

Khoảng một năm sau, khi hay tin Tùy Dạng Đế bị một tướng quân dưới trướng mình là Vũ Văn Hóa Cập giết chết, Lý Uyên lúc này buộc bù nhìn hoàng đế Dương Hựu nhường ngôi cho mình, sau đó tuyên bố lật đổ nhà Tùy, mở ra kỷ nguyên phát triển cho nhà Đường. 

Khi ấy, Lý Kiến Thành - trưởng nam của Đường Cao Tổ Lý Uyên trở thành thái tử. Lý Thế Dân trở thành Tần Vương kiêm thượng thư lệnh tiếp tục tiếp quản công việc coi quân. Với tài năng thao lược của mình, Lý Thế Dân đích thân thân chinh, đưa quân thu phục các vùng đất bị chia rẽ sau khi nhà Đường khai quốc được thống lĩnh bởi Tần Vương Thiết Nhân Cảo, Định Dương Khả Hãn - Lưu Vũ Chu, Thịnh Vương Vương Thế Sung…

Sau khi bình định toàn bộ vùng phía Đông, phía Tây, phía Nam giai đoạn 618 - 625. Đến năm 625, về cơ bản Nhà Đường đã thống nhất được Trung Hoa. 

Cùng cha mưu phản, thống nhất nghĩa quân lật đổ nhà Tùy
Cùng cha mưu phản, thống nhất nghĩa quân lật đổ nhà Tùy 

Đến năm 628, sau khi đăng cơ, Đường Thái Tông lệnh cho anh rể của mình là Sài Thiệu đem quân đi đánh nước Lương dựa trên lợi thế kẻ bảo hộ cho nhà Lương là Đông Đột Quyết đang có nội chiến. Nhanh chóng, quân đội nhà Đường đã chiếm được kinh đô nhà Lương và nhận được thủ cấp của Lương Sư Đô. Trong năm đó, Đại Đường thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. 

Dưới chính sách cai trị đất nước hợp thời, hợp lòng dân của Lý Thế Dân - Đường Thái Tông, Đại Đường đi vào thời kỳ “thịnh thế thiên triều”. Đây được xem là  thời kỳ phát triển rực rỡ về cả văn hóa, chính trị, kinh tế. 

3. Đường Thái Tông và cuộc chính biến “tranh ngôi đoạt vợ” chấn động Đường Triều

Dù là người có nhiều công trạng trong quá trình khai quốc và đưa nhà Đường bước vào kỷ nguyên thịnh trị nhất trong lịch sử Trung Quốc, thế nhưng, có lẽ, cuộc chính biến Huyền Vũ Môn, giết chết những người anh em ruột trong nhà cùng thảm sát tất cả  những nam tử  của Thái Tử Lý Kiến Thành và Tề Vương Lý Nguyên Cát để đoạt ngôi báu và diệt trừ hiểm họa mãi sẽ là vết nhơ khó rửa sạch mỗi lần lịch sử nhắc đến vị vua vĩ đại này. 

Tương truyền rằng, sau khi giành được thiên hạ, Lý Thế Dân không phải là người đầu tiên mà Đường Cao Tổ Lý Uyên muốn chọn làm thái tử kế nghiệp. Theo truyền thống từ thời nhà Chu, con trai trưởng sẽ là người kế vị và Lý Kiến Thành - anh trai ruột của Lý Thế Dân vinh dự có được chức danh này. 

Là người văn võ toàn tài, từng có công lao lớn trong việc lật đổ Tùy Triều đến đưa quân dẹp Nam Bắc để thống nhất giang sơn, thực tế chỉ được phong làm Tần Vương, Thiên sách thượng thư tướng và cai quản quân đội quả là khiến Thế Dân lấy làm không phục. Đây cũng là căn nguyên lớn nhất để bùng nổ cuộc binh biến đẫm máu sau này. 

Đường Thái Tông và cuộc chính biến “tranh ngôi đoạt vợ” chấn động Đường Triều
Đường Thái Tông và cuộc chính biến “tranh ngôi đoạt vợ” chấn động Đường Triều

Lý Thế Dân hết lòng chiêu mộ nhân tài và xây dựng lực lượng riêng. Trong khi, đang được vua cha hết lòng được bồi dưỡng đạo đức trị quốc, Lý Kiến Thành vẫn phải e dè trước thế lực đang lớn mạnh của người em trai ruột và tranh thủ mọi sự ủng hộ của Đường Cao Tổ, các quan văn và em trai thứ ba là Tề Vương Nguyên Cát để hạ thấp uy tín, tước dần quyền lực và làm suy yếu vây cánh của Lý Thế Dân nhằm diệt trừ nguy cơ đe dọa ngôi báu. 

Đặc biệt, khi cuộc đối đầu bước vào hồi cao trào, lấy danh nghĩa Thái Tử, Lý Kiến Thành khuyên vua cha cô lập em trai bằng việc đưa Lý Thế Dân đi xa hoặc xử tội chết tất cả các võ tướng trong phủ Tần Vương, trong đó có các danh tướng - từng vào sinh ra tử cùng Thế Dân như Phùng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Uất Trì Kính Đức...

Cũng vào 626, sau cuộc tấn công ngụy quân của Đông Đột Quyết nhà Lương, nghe lời con trưởng, Đường Cao Tổ cử Lý Nguyên Cát đi dẹp loạn mang theo phần lớn tướng tài được chiêu mộ bởi con thứ hai nhằm suy yếu lực lượng để củng cố thêm địa vị của Thái Tử. 

Nhận thấy được sự đe dọa, làm theo kế của các thuộc hạ dưới trướng mình, Đường Thái Tông khi ấy là Lý Thế Dân quyết định hành động trước. 

Năm 626, Lý Thế Dân cấp báo với Đường Cao Tổ về hành động thông gian của Thái Tử Kiến Thành, Tề Vương Nguyên Cát với các phi tần của Cao Tổ như Doãn Đức Phi và Trương Tiệp dư. Sau vụ việc, Đường Cao Tổ hạ ngay thánh chỉ truyền hai người vào cung để làm rõ ngọn ngành. Lúc này, Tần Vương bí mật sai hai tướng của mình là Uất Trì Kính Đức và Tần Thúc Bảo mai phục ở cửa Huyền Vũ và trừ khử Tề Vương và Thái Tử. Sự việc đã thành.

Sự biến "Huyền Vũ Môn" là vết nhơ khó rửa sạch của Đường Thái Tông
Sự biến "Huyền Vũ Môn" là vết nhơ khó rửa sạch của Đường Thái Tông

Có nhiều tài liệu khác cũng cho biết nguyên nhân gây ra hàng loạt cái chết của anh em, con cháu trong dòng họ Lý dưới triều vua Lý Thế Dân, là do Đường Cao Tổ cho con trai xem mật báo về việc "sao Thái Bạch" (sao rất xấu) liên tục xuất hiện trên bầu trời Trường An, thuộc địa phận do Tần Vương cai quản. Ý định ngầm của ông chính là buộc Thế Dân phải dùng cái chết của mình để minh chứng lòng “trung quân Ái Quốc”. 

Ngay lập tức, Thế Dân viết ngay bản hồi tấu và nói rằng, đây chính là âm mưu của Thái Tử và Tề Vương và cần thiết đối chất. Cao Tổ không còn cách nào khác, bèn ra thành chỉ lệnh cho Lý Kiến Thành và Nguyên Cát vào cung. Nhưng chưa gặp mặt Cao Tổ để đối chất đã bị giết chết ở cửa Huyền Vũ. 

Đây cũng là vết đen khó rửa sạch trong đời Thế Dân. Không những hai người anh em ruột mà cả các cháu con của hai vị này cũng bị Đường Thái Tông khi ấy là Thế Dân mang ra xử tử để diệt trừ hậu họa. Từ biến Huyền Vũ Môn, có đến trên hàng chục người trong họ Lý và vây cánh bị rơi đầu, trong đó có 4 người con trai của Lý Kiến Thành và 2 con trai của Tề Vương Nguyên Cát.

Sau vụ việc Lý Thế Dân buộc Cao Tổ lập mình làm Thái tử. Không cách nào khác, Quốc Vương Đại Đường phải nghe theo dù phẫn uất, ngậm ngùi. Khoảng 2 tháng sau, ông chính thức nhận được ngôi báu, Cao Tổ lui về làm thái Thượng Hoàng và sống an yên đến già.

Lý Thế Dân giết chết anh em ruột để đoạt ngôi
Lý Thế Dân giết chết anh em ruột để đoạt ngôi

Tuy nhiên, trong cuộc thảm sát đó, vẫn còn một người sống sót, đó chính là Dương Khuê My, vương phi tài sắc vẹn toàn của Lý Nguyên Cát. Sở hữu nhan sắc Quốc sắc thiên hương lại từng làm ca sĩ, vị phi này sớm lọt vào mắt xanh của Lý Thế Dân dù xét về vai vế, Dương phi chính là em dâu của Tần Vương. Điều không ngờ là, không lâu sau vụ thảm sát chấn động đời Đường, Đường Thái Tông bấy giờ đã đăng cơ, quyết định nạp Dương Khuê My vào hậu cung và trở thành phi tần được sủng ái bậc nhất. Đó là lý do vì sao, hậu thế vẫn nhắc nhiều đến binh biến Huyền Vũ Môn và kế sách diệt trừ Tề Vương của Đường Thái Tông năm xưa còn có nguyên cớ khác là vì đàn bà.  

Bà hạ sinh cho Đường Thái Tông một người con trai. Theo nhiều sử sách ghi lại, Dương Khuê My suýt còn được Thái Tông lập làm Hoàng Hậu khi Trưởng tôn Hoàng Hậu qua đời. Tuy nhiên, do sự phản đối của quần thần về lai lịch của quý phi, do vậy, ý định này đã không thực hiện được.

Về cơ bản, ngoài vết nhơ khó rửa sạch trên, Đường Thái Tông là ông vua vĩ đại, người kiến nền tảng cho Đại Đường trở thành triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Trung Quốc ở những đời sau, đồng thời là tấm gương mẫu mực cho các vị vua Trung Hoa phải học tập. 

Minh Thái Tổ

Trên đây chính là toàn bộ những thông tin xoay quanh tiểu sử Đường Thái Tông - Lý Thế Dân, mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích cho tất cả các bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Minh Thái Tổ - Vị vua khai quốc nhà Minh, trong bài viết sau đây nhé. 

Minh Thái Tổ

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;