Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Các điều bạn không nên làm ở văn phòng nếu không muốn bị "ghét"

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 08 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Mỗi người ai cũng có tính cách và thói quen khác nhau một số tốt và một số xấu. Trong một số trường hợp những thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến vị trí và hiệu quả công việc của bạn. Vậy những điều gì bạn không nên làm ở văn phòng để tránh tạo ra một ấn tượng tồi tệ hơn đối với bạn bè và người giám sát? Tham khảo trong bài viết dưới đây của Timviec365.vn.

Ban đầu khi tìm những thông tin tuyển dụng nhân viên văn phòng bạn sẽ không hình dung hết được môi trường mà bạn sẽ làm việc như thế nào. Với những thông tin mà thu thập được trên mục Blog chia sẻ kinh nghiệm việc làm, có khá nhiều bạn ứng viên đặt câu hỏi: Làm thế nào để đối phó được khi phải làm việc dưới một môi trường có sự giám sát chặt chẽ của những người tay trong của sếp? Hãy để chúng tôi giúp bạn sống sót trong môi trường làm việc khắt khe này với những bí kíp sau.

1. Làm việc nọ xọ việc kia

1.1. Hậu quả của không tập trung vào một việc

Làm việc nọ xọ việc kia không nên làm ở văn phòng

Khoa học đã chứng minh, không ai có thể làm được nhiều việc một lúc mà đạt hiệu quả cao nhất. Trừ khi bạn là một trong số rất ít của những con người có khả năng thực hiện đa nhiệm và đa tác vụ. Tuy nhiên ngay cả vậy thì điều này cũng có thể gây suất cho năng suất làm việc của bạn theo thời gian và cả sức khỏe lẫn tinh thần của bạn. Ngay cả việc bạn thao tác cùng một lúc, đa nhiệm trên máy tính - thứ vốn được coi là đỉnh cao của làm việc tự động cũng không thể tốt và nhanh bằng việc tách biệt và làm từng cái. Không thể làm hai nhiệm vụ cùng một lúc mà không làm giảm hiệu quả trong ít nhất một trong những nhiệm vụ đó (thường là cả hai). Tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất của chính bạn bằng cách tập trung vào một tác vụ cùng một lúc. Nói ngắn gọn, làm việc nọ xọ việc kia là hành vi của những người thiếu logic trong công việc. Khi công việc không đạt hiệu quả cao nhất sẽ ảnh hưởng đến công việc chung và sẽ làm mất tín nhiệm của sếp về bạn.  

1.2. Cách khắc phục 

Không dễ dàng để từ bỏ một thói quen xấu, đặc biệt nó lại còn là thói quen trong một khoảng thời gian dài. Thế nhưng không phải là không có cách khắc phục. Trước tiên bạn hãy thử để cho khoảng thời gian làm việc thật giãn lỏng. Thực tế chứng minh, những người vốn hay thích làm lộn xộn các việc cùng lúc thường là bị đẩy vào tình huống chạy kịp deadline. Thế nên bạn hãy tập thói quen sắp xếp thời gian, công việc. Ưu tiên cho nhiệm vụ và công việc trong ngày lên trước, và để các công việc nhỏ hay dài hạn đằng sau. 

Bạn sẽ nhận rõ hiệu quả khi hoàn thành xong được một việc, gánh nặng sẽ vơi bớt đi một nửa, và bạn có thêm tinh thần đủ sảng khoái để làm việc tiếp theo. Thay vì việc bạn giữ sự lo lắng vì sợ không kịp deadline suốt cả quá trình, vì giờ đây bạn có thể tách nhỏ nỗi lo của mình ra. Khi làm đến đâu tốt đến đấy, khả năng gặp sai sót trong quá trình làm cũng được giảm bớt. 

Việc làm hành chính - văn phòng tại Hà Nội

2. Hay tố cáo

2.1. Con dao hai lưỡi của việc thẳng tính

Ranh giới giữa diễn đạt ý kiến ​​và phàn nàn về điều gì đó khá là mong manh. Khiếu nại là thừa nhận một vấn đề, giới thiệu nó trong một ánh sáng khắc nghiệt, và không cung cấp bất kỳ giải pháp. Trong thực tế, nó tạo ra nhiều vấn đề hơn. Nó tạo ra một ánh sáng tiêu cực đối với môi trường của bạn, làm cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa hơn, sẽ làm giảm tâm trạng của bạn tốt lên. Như bạn sẽ thấy trong giây lát, nói lên ý kiến ​​của bạn thực sự là một điều tốt, nhưng thông tin về các vấn đề mà không cung cấp bất cứ điều gì mang tính xây dựng sẽ chỉ làm hỏng danh tiếng của bạn và làm cho môi trường làm việc của bạn tồi tệ hơn. Thậm chí nó còn khiến người ta nghĩ tiêu cực về bạn theo kiểu xét nét để moi móc ra điểm mình không hài lòng về công ty hay đồng nghiệp. Với môi trường văn phòng vốn vẫn luôn tồn tại những điều thị phi về các mối quan hệ thì điều này là không nên làm hoặc bạn nên dùng những lời lẽ thật khéo léo. 

>>> Xem thêm: Cách giúp bạn từ chối nhận thêm việc không gây mất lòng ai

2.2. Hãy “chê” mà khiến bất kì ai cũng cười 

Thực ra nếu không “tố cáo” thì cũng không nên trong môi trường công ty, nhất là tất cả cùng đang cố gắng vì một kết quả làm việc tích cực vậy thì không thể thiếu những đóng góp. Tuy nhiên “chê” và khiếu nại như nào để tất cả cũng cảm thấy mát lòng, đó lại là cả một nghệ thuật giao tiếp. Một nguyên tắc dành cho bạn đó là hãy khen trước khi chê hay đề xuất thay đổi một cái cái cũ. Điều này sẽ khiến người nghe cảm thấy dễ chịu và dễ đón nhận những ý kiến sau hơn. Thứ hai đó là thái độ của bạn phải luôn nền nã và tươi tỉnh, nhẹ nhàng để việc đưa ra ý kiến bớt căng thẳng.

Có một điều là hiện nay có khá nhiều những bạn sinh viên mới đi làm luôn lầm tưởng giữa sự thẳng tính và bốc đồng. Nhiều bạn cho rằng khi mình càng đưa ra càng nhiều ý kiến trái chiều thì chứng tỏ mình cá tính và thẳng tính, thậm chí nhiều bạn còn sẵn sàng gạt bỏ ý kiến của người khác, ngắt lời trong những cuộc họp để bảo vệ quan điểm của mình. Điều đó không sai nhưng nó chứng tỏ bạn là người kém văn hóa và chưa đủ tầm để làm việc trong môi trường này. 

3. Đi muộn

3.1. Từ thói quen xấu đến hành vi xấu

Có một sự thật là, người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam thường rất khó chịu với một thói quen chung của đại đa số người Việt đó chính là đi muộn. Vốn dĩ đây không phải một vấn đề lớn, hay liên quan đến chất lượng công việc cũng như ảnh hưởng đến sự đánh giá năng lực của bạn. Thế nhưng đi muộn là một thói quen xấu mà chiếm đến 90% sự hài lòng của người khác về bạn. 

Hiển thị đúng giờ, nhất quán, sẽ làm cho bạn có vẻ chuẩn bị tốt hơn, tôn trọng hơn, và làm việc chăm chỉ hơn bạn bè của bạn. Ngược lại, nếu bạn liên tục xuất hiện muộn, nghĩa là bạn là một người thiếu tổ chức, lười biếng hoặc thiếu tôn trọng. Mọi người đều có những ngày tồi tệ, và mọi người đều trễ một lần nhưng một thói quen xấu ở đây có thể giết chết danh tiếng của bạn.

 Đi muộn không nên làm ở văn phòng

3.2. Hãy chuyên nghiệp từ tác phong

Những người thành công là những người luôn chuyên nghiệp từ những chi tiết nhỏ nhất, tất nhiên cả việc đúng giờ. Vậy thì tại sao bạn chưa chịu hành động như một người chuyên nghiệp từ việc đi làm sớm 5 phút, hay đến sớm trước các cuộc họp, cuộc gặp mặt, trao đổi 10p. Việc đến trước thời gian sẽ giúp bạn có một sự chuẩn bị tốt nhất cho công việc sắp bắt đầu. Không những thế việc chủ động đi sớm còn giúp bạn giải quyết được những sự cố phát sinh trước khi giờ làm việc bắt đầu. 

Lãnh đạo sẽ không quan tâm bạn đến muộn vì lý do gì, cái duy nhất họ nhìn thấy chỉ là một tác phong chậm chạp và có thể khiến những người đồng nghiệp khác bán tín bán nghi về khả năng làm việc của bạn. 

Tìm  việc làm nhân viên văn phòng

4. Đồng ý với mọi thứ

Có rất nhiều quy tắc và luật lệ trong công ty mà bạn phải tuân theo. Bạn sẽ được yêu cầu làm những điều mà bạn không muốn làm, và trong một số trường hợp, bạn sẽ được lựa chọn để thực hiện nó. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải đồng ý với tất cả những gì mà các ông chủ của bạn nói hoặc mọi thứ đồng nghiệp của bạn đòi hỏi. Đồng ý với mọi thứ là một việc tốt để giữ hòa khí, bởi vì nó có vẻ đó là cách để hạn chế xảy ra thị phi nhất. Tuy nhiên con đường đó không thực sự là tốt nhất cho bạn hay công ty. 

Bạn có thể phát triển danh tiếng của mình bằng cách dễ bằng lòng với mọi thứ, dễ chấp nhận, nhưng có thể nó sẽ là con dao hai lưỡi gây hại cho bạn khi người ta có thể lợi dụng sự “dễ dãi” đó của bạn. Đặc biệt với những ông sếp kỹ tính, có thể người ta sẽ đánh giá bạn là con người nhu nhược và không có khả năng tiến thủ, đương nhiên điều ấy sẽ khiến bạn giảm bớt cơ hội thăng tiến trong công ty. 

5. Không đưa ra ý kiến

Không đưa ra ý kiến không nên làm ở văn phòng

Sự phát triển của công ty sẽ phụ thuộc vào sự đóng góp phát triển của từng thành viên. Nếu có một công ty nào đó không có phép nhân viên cấp thấp được đưa ra ý kiến thì rõ ràng đó không phải là môi trường tốt để bạn xây dựng sự nghiệp. Hầu hết tất cả những người làm lãnh đạo đều muốn lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng của tất cả các thành viên của mình. Thực chất có khá nhiều những ý kiến bất khả thi và quá vĩ mô, cũng có những ý kiến không thực sự thiết thực nhưng người lãnh đạo vẫn muốn nghe. Đặc biệt là người chủ của doanh nghiệp, vì đó là tín hiệu mừng thông báo cho người chủ: Bạn đang có những người công sự đều mong muốn phát triển công ty chứ không đơn thuần chỉ làm công ăn lương.

Bạn chỉ cần nhớ rằng có những thời điểm thích hợp và các cách thích hợp để đưa ra ý kiến ​​của bạn (cũng như thời gian và cách thức không thích hợp). Và miễn là bạn làm theo các quy tắc cơ bản khi đưa ra ý kiến tại văn phòng thì ý kiến ​​đó của bạn sẽ thực sự sẽ giúp bạn có được sự tôn trọng nhiều hơn, ngay cả trong các mối quan hệ với khách hàng. Đôi khi việc đưa ra ý kiến còn để đảm bảo quyền lợi của bạn tại công ty, giảm bớt stress của bạn về các vấn đề bức bối và thỏa mãn khả năng của bản thân. 

Với những điều bạn không nên làm ở văn phòng trên, có thể đó sẽ là bí kíp cho những bạn nhân viên mới sớm bắt nhịp với công việc, cũng như gây dựng được hình ảnh cá nhân ở công sở. Không chỉ vậy đây còn là cẩm nang mà bất kì nhân viên văn phòng nào cũng cần mang theo bên người nếu không muốn mình là người có nhiều “haters” nhất ở công ty. 

Xem thêm: Tìm việc làm thư ký trợ lý tại Hồ Chí Minh không khó nhưng đâu mới là công việc thực sự phù hợp với bạn? Hãy hãy xem xét những bản mô tả công việc này trên Timviec365.vn và ứng tuyển ngay khi bạn tìm thấy công việc phù hợp nhất

Từ khóa liên quan

Xem thêm gợi ýss

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý